
Cần xem tiết mục nào xin click vào Trang bài / webpage trong MENU dưới đây:
TRANG CHÍNH / HOME . BÀI MỚI ĐĂNG . SINH HOẠT HOUSTON, TX . ĐH XXIII-MARYLAND 2019 . ĐH XXII-SAN JOSE 2018 . ĐH XXI-HOUSTON 2017 . SINH HOẠT CANADA . SINH HOẠT ÚC CHÂU . CÁC ĐẶC SAN ĐH . SINH HOẠT BẮC - NAM CALI - SINH HOẠT VÙNG NEW ENGLAND - SINH HOẠT VIỆT NAM - TIN SINH HOẠT CÁC NƠI . GÓC SÂN TRƯỜNG NHÀ . VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT . VÒNG TAY NGHĨA TÌNH . CHIA BUỒN - CHUNG VUI . TÌM NGƯỜI - NHẮN TIN
.jpg)

THƠ VĂN
Nguyễn Thị Thanh Dương
Arlington, Texas
_____________________

(Cảm tác theo hình ảnh mùa Thu Canada)
Tôi đi từ miền Tây sang bờ Đông,
Tìm mùa Thu Canada rực rỡ,
Dãy núi Rocky, mùa Thu muôn thuở
lá chuyển màu. Tháng Chín chút hanh khô.
Chỉ có tôi, đường vắng chẳng ai qua,
Cây Phong đỏ lá, một trời huyền ảo,
Mùa Thu bên đường mùa Thu cuối nẻo,
Tôi đi hoài chưa đến chỗ dừng chân.
Tôi lạc vào Algonquin công viên,
Thấy mùa Thu ở trên sông, trên suối,
Cây soi bóng trên dòng sông vời vợi,
Mùa Thu theo dòng nước chảy về đâu?
Chào cây lá đỏ, chào cây lá nâu,
Chào cây lá vàng, khu rừng rộng lớn,
Khoe nhan sắc với đời mùa Thu đến,
Mỗi sắc màu là một bản tình ca.
Xe lửa đến hẻm núi Agawa,
Cuộc hành trình vào mùa Thu lãng mạn,
Những ngôi nhà nằm bên đường hẻo lánh,
Những cánh đồng nhạt nắng giữa trời chiều.
Mùa Thu đơn sơ, đẹp như tình yêu,
Giữa hai người không cần lời hứa hẹn,
Khi yêu nhau người vì nhau tìm đến
Khi sang Thu rừng lá sẽ đẹp màu.
Đại lộ Niagara, nếu mình có nhau,
Chưa uống rượu mà đã say đấy nhé,
Ghé vào Queenston một thị trấn nhỏ,
Rượu Niagara thơm mùi nhựa thông
Đường đẹp nhất khi có em và anh,
Đẹp như con đường mùa Thu Bắc Mỹ,
Đứng dưới gốc cây lá bay trong gió
Chúng mình nghe từng chiếc lá làm thơ
Lá rụng êm đềm lót dưới chân đi,
Như con đường tình làm ta mê mải,
Bước chân mộng du, hồn chưa tỉnh lại,
Mùa Thu mơ màng một giấc chiêm bao.
Tìm đâu xa mùa Thu trên non cao,
Nơi xứ lạ dưới vùng thung lũng thấp,
Một cơn gío tình cờ tôi bắt gặp,
Tôi biết Thu về đang ở quanh tôi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
CHỈ VÌ MÊ NHẠC BOLERO
Tôi không biết hát nhưng thích nghe nhạc và thuộc cả một “kho tàng” nhạc đủ loại của nhiều tác giả như Phạm Duy, Văn Phụng, Hoàng Trọng, Trịnh Công Sơn…( còn nhiều nữa, không thể kể hết) và đặc biệt tôi cũng mê dòng nhạc Bolero.
Tuổi lên 10 chẳng biết gì thế mà tôi đã biết yêu nhạc Bolero rồi. Bản nhạc đầu tiên tôi thích là “Mấy độ Thu về”. Hôm theo bố mẹ đến nhà người bác chơi ở Thị Nghè, trước khi đi vào con hẻm nhà bác, tôi thấy một tiệm sách báo ngay vỉa hè để một kệ gỗ kẹp những tờ bản nhạc, thế là trong lúc người lớn mải chuyện trò tôi xin tiền mẹ và đi ra tiệm sách báo ở ngoài đường để tìm mua bài hát “Mấy độ Thu về” và còn ngắm nghía lật xem những bài hát khác, tôi không hiểu nhạc, chẳng quan tâm đến những nốt nhạc cao thấp trên những dòng kẻ ấy là gì mà chỉ đọc lời, hết bài này đến bài kia và ước gì có nhiều tiền thì sẽ mua thêm nhiều bài hát nữa cho đến khi mấy chị con bác phải chạy ra ngoài ngõ tìm tôi vì tưởng tôi đi lạc.
Thời đó chưa có ti vi chỉ có radio mà sức lan truyền âm nhạc đến với thính giả cũng thật mãnh liệt. Tôi …già trước tuổi, không biết, không thuộc một bản nhạc thiếu nhi nào mà nhạc tình cảm Bolero đi thẳng vào tim tôi từ lúc bé .
Hàng xóm cách nhà tôi một con hẻm có mẹ con anh Ngâu, nhà chỉ có hai mẹ con. Anh Ngâu lớn hơn tôi đúng một con giáp, tôi gọi anh bằng “Chú” vì anh Ngâu bằng tuổi chú ruột của tôi chứ tôi chưa biết đến bài hát “Đừng gọi anh bằng Chú”.
Là hàng xóm từ lâu nhưng năm 15 tuổi tôi mơí phát giác ra chú Ngâu biết đàn biết hát nhờ một hôm đi qua nhà chú chợt nghe tiếng đàn vọng ra một điệu nhạc quen quen :” Đường về đêm nay vắng tanh. Dạt dào hạt mưa rớt nhanh …” tôi thấy chú Ngâu ngồi bên chiếc bàn con cạnh khung cửa sổ, dáng chú gầy gầy với mái tóc lòa xòa đang cắm cúi với cây đàn. Tôi đẩy cánh cổng thấp bằng gỗ, hấp tấp bước vào nhà đến bên chú ngạc nhiên và mừng rỡ:
- Cháu không ngờ chú Ngâu đàn hát hay thế. Xong bản “kiếp nghèo” chú đàn cho cháu nghe bài “Mấy độ Thu về” đi.
Chú Ngâu cũng ngạc nhiên vì tôi xông vào nhà bất ngờ, nhưng chú vẫn nhớ ra và bảo tôi:
- Cháu ra khép cổng lại kẻo chó vào nhà chú, con chó con nhà bác Tài đối diện hay lẻn sang nhà chú ăn vụng lắm.
Tôi thật đoảng tự nhiên vào nhà người ta mà còn quên đóng cổng. Khi tôi trở vào chú Ngân từ chối:
- Chú không có bản nhạc ấy nên không đàn hát được.
Thế là tôi chạy về nhà lấy tờ nhạc “Mấy độ Thu về” mua đã mấy năm nay mà tôi vẫn giữ gìn cất làm kỷ niệm, thỉnh thoảng mang ra hát một mình và đưa cho chú Ngâu rồi ngồi nghe chú đàn hát say sưa. Tiếng đàn guitar réo rắt êm đềm và tiếng chú hát trầm ấm rất hay.
Nhà có bài nhạc nào tôi lần lượt mang sang đưa cho chú Ngâu đàn hát cho tôi nghe mà không biết chán. Nhưng chú Ngâu đã chán:
- Cháu à, chú còn phải đi làm chứ có rảnh ở nhà đâu mà đàn hát cho cháu nghe chơi hết bài này đến bài kia, mà cháu lại tốn tiền mua nhạc nữa. Đài phát thanh Sài Gòn có mục “Tân Nhạc Yêu Cầu”, cháu tha hồ yêu cầu bản nhạc nào mình muốn.
Tôi thích quá hỏi chú cách gởi thư về tiết mục nhạc yêu cầu này. Đến bây giờ tôi mới biết chú Ngâu làm việc ở đài phát thanh Sài Gòn, xưa nay hàng ngày tôi vẫn thấy chú Ngâu đi làm bằng chiếc xe mobylette rồi tiến tới chiếc xe Honda cũ mèm mua lại của ai, nhưng tôi không biết chú làm gì ở đâu. Chắc thấy tôi mê nghe nhạc quá chú Ngâu thông cảm “giúp đỡ”:
- Cháu muốn yêu cầu bài hát nào đưa chú khỏi phải tốn tiền tem thư, bạn chú làm ở phần này sẽ “ưu tiên” sớm cho cháu.
Thế là tôi yêu cầu liên tiếp mấy bài hát ruột: Mấy độ Thu về, Giòng An Giang, Nhớ Bến Đà Giang, Lối về Xóm nhỏ, Trăng rụng xuống cầu. Bài nào cũng ghi “Thân tặng chú Ngâu” ngầm để trả công chú đã đưa thư tôi đến mục nhạc yêu cầu này. Lần đầu tiên tôi nghe từ đài radio đọc tên Nguyễn Thị Bông yêu cầu bài hát này để tặng chú Ngâu tôi đã sung sướng vui mừng như trúng sổ số.
Tuần nào tôi cũng có những bài hát để yêu cầu và chờ đợi nghe, chờ đợi tên tôi được đọc lên cùng với lời tặng tên chú.
Tôi lớn thêm 1 tuổi tôi càng yêu thêm nhiều bản nhạc Bolero. Thời chinh chiến tôi yêu những bài tình ca về người lính và những bản nhạc tình yêu đôi lứa mơ mộng , lãng mạn. Chưa yêu ai, chưa thất tình mà tôi đã u sầu với: Tình yêu trả lại trăng sao, Sao chưa thấy hồi âm, Lẻ bóng…. Tôi vẫn đưa tận tay chú Ngâu lá thư gởi cho mục “Tân nhạc yêu cầu” của đài phát thanh Sài Gòn, như thói quen thường lệ bấy lâu nay, bài nào dù nhạc lính hay nhạc tình yêu tôi cũng ghi tặng chú Ngâu vì ngoài chú ra tôi chẳng biết tặng ai. Nhưng hình như chú Ngâu có vẻ ngại ngùng chú nhắc nhở tôi:
- Từ giờ đừng ghi tên chú trong bản nhạc cháu yêu cầu nữa .
Tôi cụt hứng và không hiểu tại sao hơn một năm nay tôi vẫn ghi tặng chú mà bây giờ chú mới lên tiếng chối từ? tôi có làm gì sai không? Có làm chú buồn gì không?
Người ta yêu cầu nhạc ai cũng ghi lời tặng người yêu hoặc bạn bè, tôi cũng thế, tôi xem chú Ngâu vừa là tình hàng xóm vừa là tình chú cháu. Bây giờ chú không thích thì tôi sẽ tìm cách khác để tặng vậy.
Tôi liền nghĩ ra cách, vẫn yêu cầu những bài hát Bolero trữ tình và với lời ghi tặng mơ hồ là “ Cho một người anh trong mộng” hay “Gởi tặng anh dấu tên” cho thêm phần lãng mạn, cho giống người ta, cho lửng lơ bí mật chứ người anh ấy, người trong mộng ấy tôi nào có.
Thế mà vẫn không yên, chú lại nhắc nhở:
- Cháu mê nhạc thì không sao nhưng ghi lời tặng …chỉ làm khổ người ta.
Tôi vẫn chẳng hiểu sao chú bỗng khó tính thế, ít lâu sau chú bảo tôi:
- Bạn chú không còn phụ trách mục “Tân Nhạc yêu cầu” nữa. Từ giờ trở đi cháu gởi thư thẳng tới đài phát thanh Sài Gòn.
Chắc chú bận không muốn đưa thư giùm tôi nên nói thế, lúc này tôi đã 16 tuổi, viết vài dòng thư, ghi địa chỉ, dán một con tem gởi đi quá dễ dàng, tôi không làm phiền chú Ngâu nữa.
Nhưng một hôm tôi đi qua nhà chú lại thấy chú ngồi đàn bên khung cửa sổ, với mái tóc lòa xòa ấy. với dáng dấp gầy gầy ấy, bài hát mà tôi đang yêu thích: “Ai cho tôi tình yêu”, tôi lặng người đứng yên ngoài cổng, đến câu cao trào tha thiết lâm ly: “ Nhưng biết chỉ là mơ, nên lòng nức nở…” tôi mở cổng xồng xộc vào nhà làm chú Ngâu bừng tỉnh giật mình vì bị phá vỡ phút giây đang thăng hoa cảm hứng với bài hát. Thấy mặt chú ngơ ngẩn tôi vội trấn an chú:
- Cháu đã đóng cổng rào, con chó nhà bác Tài không vào được đâu.
Chú Ngâu gắt nhẹ:
- Cháu vào đây làm gì?
Tôi trả lời dõng dạc như một điều đương nhiên:
- Vào nghe chú hát. Chú hát nốt bài “Ai cho tôi tình yêu” đi. Đến câu “ Thương còn đi, yêu thì chưa đến. Tên gọi tên tình chưa đổ bến, nẻo mô mà tìm”
Chú Ngâu bỗng nghiêm trang:
- Chú hết hứng hát rồi, cháu về đi. Lần sau đừng tự tiện vào nhà chú nữa.
Rõ ràng là chú Ngâu đuổi tôi. Tôi có làm gì lỗi đâu? Tôi vẫn từng vào nhà chú như thế này mà, chú vẫn từng đàn hát cho tôi nghe mà. Tôi ấm ức vì bài ca dang dở, vùng vằng bước nhanh ra cửa, cố tình mở toang cánh cổng và cầu mong con chó nhà bác Tài chạy sang để trả thù chú Ngâu.
…………………..
Tôi lấy chồng, rời xa xóm. Hai năm sau gia đình cha mẹ tôi cũng rời xa xóm, dọn lên ở vùng Khánh Hội.
Khi tôi có dịp về thăm xóm cũ, nhà chú Ngâu đã đổi chủ, chủ mới xây nhà hai tầng, làm hàng rào song sắt cao hơn hàng rào gỗ thấp ngày xưa.
Tôi hỏi thăm bác hàng xóm thân quen thì được biết chú Ngâu lấy vợ muộn màng lúc ngoài 40 tuổi dù có vài mai mối, ai cũng tưởng chú ấy tuổi vừa già vừa xấu nhà lại nghèo mà kén chọn nhưng hóa ra chú Ngâu thất tình. Mãi sau mới chịu lấy vợ.
Tôi mỉm cười:
- Bác đùa chứ? Ngày xưa cháu thấy chú ấy rất yêu đời lúc nào cũng đàn hát bên song cửa.
Bác hàng xóm quả quyết:
- Thì bởi yêu đàn yêu hát và yêu cả người con gái nào đó cũng thích nhạc như mình nhưng mặc cảm chênh lệch tuổi tác, nhà lại nghèo rớt mồng tơi nên chẳng bao giờ dám ngỏ lời, đành ôm mối tình câm. Chính bà mẹ kể tôi nghe thế đấy.
Tôi bàng hoàng. Không lẽ ngày ấy chú Ngâu đã yêu tôi?! Sao ngày ấy tôi không đọc trong đôi mắt buồn buồn của chú, không lắng nghe trong giọng nói ngại ngùng của chú đã ẩn chứa những gì?
Tôi đã vô tình và ngây thơ đi vào cuộc đời chú, thân mật gần gũi, từ tình hàng xóm chú đã nảy nở tình yêu và biết đâu chú ngộ nhận tưởng rằng tôi cũng có cảm tình với chú qua những lần đến nhà nghe chú đàn hát và qua những lời tôi tặng nhạc yêu cầu. Chỉ vì mê Bolero mà tôi là người có tội, đã cho chú Ngâu một tình yêu vô vọng.
Dưới mắt tôi chú Ngâu chưa bao giờ xấu, tôi thích dáng vẻ nghệ sĩ của chú khi ôm đàn cất tiếng hát, tâm hồn chú trẻ trung đầy năng lượng. Nhưng chú Ngâu ơi, xin lỗi chú, cháu không hề yêu chú.
Tôi đi qua căn nhà chú Ngâu lần nữa. Bỗng ước rằng căn nhà này vẫn là căn nhà năm cũ với tôi tuổi 16 mới lớn và với chú Ngâu 28 tuổi. Chú Ngâu đang ôm đàn hát bên khung cửa sổ, tôi sẽ đẩy cánh cổng rào thấp bước vào nhà, nhất định tôi sẽ bắt chú hát hết bài “Ai cho tôi tình yêu” mà hôm ấy chú đã mặc cảm ngại ngùng chối từ và đuổi tôi về. Chú sẽ hát với cả nỗi niềm và tôi sẽ hiểu, sẽ bâng khuâng xúc động. Xúc động vì tình yêu chú dành cho tôi, vì ân hận đã làm trái tim chú bị thương.
Từ bé đến lớn tôi đã yêu dòng nhạc Bolero và tôi sẽ yêu đến hết cuộc đời những bài hát tình cảm quê hương, tình đời, những bài hát sầu thương bao chuyện tình hợp tan, chuyện tình đơn phương không trọn vẹn của muôn triệu người trên thế gian này trong đó có chú Ngâu hàng xóm của tôi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
(August 27, 2023)

Sinh Hoạt Nam, Bắc Cali
Sinh Hoạt New England
Góc sân Trường Nhà - Sinh hoạt
TÁC GIẢ:
Hồ Trung Thành
Lê Trúc Khanh
Nguyễn Trung Nam
Em sẽ trở về
Đứng trong hành lang phi trường Tân Sơn Nhất giây phút tiễn đưa cận kề thật não lòng, cả nhà cùng buồn, hai người ở lại tiễn hai người đi xa. Bà Tám cứ ôm riết thằng cháu nội đích tôn duy nhất trong tay, hết vuốt ve ngắm nghía nó từ đầu đến chân lại rưng rưng nước mắt hỏi cháu:
– Tèo à, con đi Mỹ có nhớ nội không?
Thằng bé 6 tuổi ôm lấy cổ bà nội:
– Con muốn ở nhà với nội, nội làm bánh khoai mì nướng cho con ăn.
Bà âu yếm mỉm cười nựng cháu:
– Cha mày, sao không trả lời câu hỏi của nội, con đi Mỹ nhớ nội không?
– Có nội ơi…
– Chừng nào con về với nội?
– Mai mốt con về…
Bà Tám hài lòng:
– Ừ, con về nội làm bánh khoai mì nước dừa nướng cho con ăn.
Cái món bánh dân dã rẻ tiền này thằng cháu bà thích lắm. Còn anh Địa thì mặt rầu rầu dù suốt tuần qua cô Hợi đã năn nỉ và thuyết phục anh rằng cô đưa thằng thằng Tèo qua Mỹ rồi cô sẽ trở về. Con mình yên ấm vợ chồng mình sẽ khỏe re. Thằng Tèo đã được anh chị của cô ở Mỹ bảo lãnh diện con nuôi. Anh Địa cũng nghĩ đơn giản như bà Tám mẹ anh là nghèo mà gia đình sum vầy còn hơn cho thằng con đi xa coi như mất con. Cô Hợi khăng khăng so sánh người ta giàu có tốn tiền cho con sang Mỹ, con mình đi không tốn xu nào đừng bỏ lỡ cơ hội. Cô Hợi nói với chồng:
– Tiễn con đi Mỹ mà mặt anh rầu rĩ làm thằng nhỏ mất tinh thần theo đó, mang tiếng nó đi xa nhưng nó ở với anh chị của em chứ ai xa lạ mà anh lo anh buồn chứ.
– Dù gì anh cũng thương con nhớ con đứt ruột em à…
– Chưa biết chừng chục năm nữa Tèo gởi tiền về mời bà nội và vợ chồng mình du lịch qua Mỹ thăm nó.
Anh Địa thở dài:
– Chục năm nữa mà em nói như chục ngày vậy sao.
Nhìn bộ mặt chồng như đưa đám và nghe chồng nói những lời như than trách cô Hợi chỉ muốn mau dứt ra để vào trong phòng cách ly cho rồi, nhưng hai mẹ con bà Tám thì trái lại cứ cố níu kéo để gần gũi người thân phút nào hay phút đó.
Anh Địa lại hỏi:
– Giấy tờ cho em đi Mỹ bao lâu?
– Thì em nói anh cả tuần nay rồi, em được ở Mỹ 6 tháng để lo cho con, sau đó em về Việt Nam ở nhà phụ với anh cuốc đất trồng rau chứ không lên Sài Gòn buôn bán chạy chợ nữa, không có thằng Tèo mình cũng đỡ được chút lo lắng và chi tiêu.
– Em làm như thằng Tèo nó làm hao tiền tốn bạc lắm, tại em ham tiền muốn mau làm giàu nên mới đi buôn bán Sài Gòn xa chồng xa con, nhà người ta trong xóm này có năm bảy đứa con cũng sống nghề làm vườn rẫy có ai chết đói đâu.
– Không chết đói nhưng nghèo sặc máu, nhà mình dột không có tiền lợp mái đó…
Giá như mọi ngày thì cô Hợi sẽ cãi nhiều hơn nữa, cay đắng nhiều hơn nữa, nhưng cô ngọt ngào nũng nịu:
– Em sẽ trở về với anh. Đêm qua anh vui vẻ ừ rồi mà còn hỏi hoài em giận cho coi.
Anh Địa ráng nở nụ cười:
– Tại giây phút chia tay anh xúc động qúa, khi không cả vợ con đều đi xa.
Mẹ con anh Địa bịn rịn mấy cũng đến lúc bà Tám phải buông cháu, anh Địa phải rời vợ để cô Hợi dắt thằng Tèo đi vào phía trong phi trường. Bà Tám cố nói với theo:
– Tèo ơi, qua bển học giỏi mai mốt về với ba với nội nghe con, nội sẽ làm bánh khoai mì nướng cho con ăn đã đời.
Anh Địa cũng chới với gọi theo vì chợt nhớ ra:
– Hợi ơi Tèo ơi, hai mẹ con đi đường bình an. Trời lạnh Tèo hay cảm cúm em nhớ thoa dầu gió cho con giống như anh và má vẫn làm cho nó nghe.
Chẳng hiểu cô Hợi có nghe hết lời nhắn nhủ của chồng không, cô giơ tay vẫy vẫy và đi luôn một mạch. Mẹ con bà Tám cũng giơ tay vẫy chào cho đến khi hai bóng dáng thân yêu khuất vào đám đông họ không nhìn thấy nữa. Khi cô Hợi và thằng Tèo ngồi vào máy bay cô mới thở phào nhẹ lòng và giây phút này cô mới dám tin là thật, cô sắp sửa đi Mỹ. cái giấc mộng to lớn mà cô tưởng cả đời cô không bao giờ với tới.
Cô Hợi là đứa trẻ mồ côi trong chiến tranh, họ hàng gần xa đã thất lạc, phân tán, cô sống một mình trong căn chòi lá rách bươm và làm nghề cày thuê cuốc mướn để sống, gặp anh Địa ở xóm khác hai người tấp vô ăn ở coi như vợ chồng, anh chỉ hơn cô là có bà mẹ già hết lòng thương con và căn chòi của mẹ con anh dù sao có bàn tay đàn ông cũng tươm tất hơn căn chòi của cô. Bán miếng đất căn chòi ở xóm mình cô Hợi đưa tiền cho anh Địa tu sửa lại căn chòi của anh thành căn nhà đàng hoàng khi thằng Tèo ra đời. Thằng Tèo tên giấy tờ là Thiên, có nghĩa là trời, cha tên Địa là đất, bà Tám đặt tên “Trời Đất” cho con cháu như thế vì con nhà nông nhà vườn sống nhờ vào trời đất. Đất lành, trời mưa thuận gió hòa, mùa màng không thất bát là điều bà mong ước chứ bà không mong muốn gì hơn.
Hai vợ chồng cùng làm vườn nuôi bốn miệng ăn hạnh phúc ấm êm được vài năm đầu, thấy làng xóm người ta lên thành phố làm ăn cô Hợi cũng bắt chước đòi lên Sài Gòn dù mẹ chồng và chồng ngăn cản, cô làm đủ thứ nghề, giúp việc nhà, bán vé số, gánh hàng rong rồi rửa chén bưng bê trong nhà hàng… Làm việc ở Sài Gòn mỗi tháng cô Hợi lại về quê thăm chồng con, thằng Tèo do một tay bà nội chăm sóc, bà cưng nó như ngày xưa cưng ba Địa của nó.
Mấy năm sống ở thành phố, lăn lóc với cuộc đời cô Hợi đã khôn ngoan lanh lợi hẳn ra. Thấy nhiều cô, nhiều bà quá khứ, nhan sắc và nghề nghiệp hiện tại chẳng ra gì thế mà cũng lấy được chồng tây, chồng Việt kiều bảo lãnh sang Mỹ. Cô Hợi so sánh mình xinh đẹp hơn hẳn bọn họ và thèm khát đổi đời, anh Địa lù khù nhà quê của cô chẳng bao giờ có thể cho vợ con một cuộc sống khá hơn. Anh Địa chỉ quanh năm cắm đầu cuốc xới trồng trọt làm việc với đất đúng như cái tên mẹ anh đã đặt cho.
Theo lời khuyên của một cô bạn muốn lấy chồng xuất ngoại nên tìm chồng Mỹ chồng Tây, họ “khờ” và dễ dãi không phân biệt quá khứ, trình độ học vấn hay giàu nghèo như chồng Việt kiều, miễn là họ thích, họ yêu. Thế là cô Hợi đã nhờ cô bạn đăng tìm bạn bốn phương bằng tiếng Anh để tìm chồng tây cho lẹ, nội dung là mẹ độc thân một con muốn kết bạn để đi đến hôn nhân. Kèm theo là một tấm hình mới nhất của cô Hợi. Cô nhận được nhiều email làm quen, cô bạn đã giúp cô Hợi giao lưu thư từ và đã chọn ra một ông Mỹ khá nhất, chân tình nhất.
Ông John muốn đi đến hôn nhân với cô Hợi sau khi ông đã từ Mỹ bay về Sài Gòn gặp gỡ cô. Những giấy tờ cá nhân cần địa phương chứng thực thì cô Hợi về xóm cũ của cô đút lót ít tiền và khai là không chồng có một con, sống lang bạt trên thành phố không nơi cư trú nhất định. Nhà chồng cách đó mấy cây số chẳng hay biết gì. Được chứng thực giấy tờ cô giao hết cho dịch vụ lo tiếp.
Cô Hợi tìm cách ăn nói với mẹ chồng và chồng tin để mang thằng Tèo ra đi trót lọt.
Cô bịa đặt nói với họ là đã liên lạc được với người chị ruột thất lạc đang sống ở Mỹ, thấy gia cảnh nhà cô nghèo nên chị cô đã bảo lãnh thằng Tèo sang Mỹ diện con nuôi để lo cho tương lai của nó. Mẹ con bà Tám nghe đều ngạc nhiên và giãy nảy lên từ chối, thương thằng nhỏ phải xa gia đình, nhưng cô Hợi vừa thuyết phục vừa hứa hẹn đủ thứ khiến họ cũng xuôi lòng. Nào là thằng Tèo sẽ sống với anh chị cô, sung sướng nơi xứ Mỹ văn minh giàu có và ăn học thành ông này ông nọ. Dù nó sống ở đâu nó cũng vẫn là con cháu nhà này, sẽ không quên cội nguồn cha mẹ.
Cô Hợi sẽ được đi theo con trong cuộc hành trình đến Mỹ vì con còn quá nhỏ, thời gian cô được qua Mỹ 6 tháng cô sẽ đi làm việc trong 6 tháng đó kiếm mớ vốn mang về, cô kể ở Mỹ chỉ đi giữ trẻ nhà người ta hay làm phụ bếp nhà hàng mỗi tháng cũng kiếm hai ngàn đô ngon lành, tính sơ sơ 6 tháng làm việc cô kiếm cả chục ngàn đô la Mỹ.
Đêm cuối cùng ngủ với chồng cô Hợi đã thủ thỉ bao lời yêu thương, bao lời hứa hẹn ngày trở về vợ chồng thảnh thơi hạnh phúc. Cô Hợi đã cho anh Địa một đêm ân ái thật mặn nồng. Anh Địa đâu hiểu rằng đó là món quà vợ chồng cuối cùng anh được hưởng.
***
Mẹ con cô Hợi đã về nhà ông John được hai tuần, vui vì đến được Mỹ hợp pháp cho hai mẹ con, nhưng cô Hợi cũng không khỏi áy náy buồn khi nghĩ đến mẹ chồng và chồng, hai người nhà quê chân chất ấy vẫn đang đinh ninh tin cậy nơi cô, họ không một chút nghi ngờ lòng dạ cô đổi thay toan tính chuyện tày trời mang thằng Tèo ra nước ngoài, dứt lìa khỏi vòng tay yêu thương của họ đứa cháu nội, đứa con trai bé bỏng.
Dù gì cô cũng chưa quên mái nhà tranh đã gói ghém mấy năm hạnh phúc của hai vợ chồng, kia là bộ bàn ghế cũ xiêu vẹo, kia là cái giường ngủ của cô và anh Địa chân thấp chân cao phải kê bằng nhờ cục gạch sau tấm màn gió bằng vải hoa rẻ tiền xộc xệch, kia là căn bếp có những lúc mưa hắt ướt lối vào ra nhưng cũng là nơi từng tỏa khói ấm cho những bữa cơm nghèo quây quần vui.
Ngưỡng cửa cô từng vào ra và ngưỡng cửa cũng là nơi bà nội hay ngồi ôm thằng Tèo chờ đón cô đi làm đồng làm vườn trở về của thời gian đầu vợ chồng bên nhau. Ôi, ngưỡng cửa còn đấy, bà nội còn đấy nhưng thằng Tèo không còn cho bà ôm nó nữa và cô Hợi thì có lẽ không bao giờ trở về để bước qua ngưỡng cửa ấy.
Một chút ân hận cô Hợi khóc rấm rức và tự hứa sẽ gởi nhiều tiền về để đền bù cho họ.
Cô gọi phôn về cho anh Địa.
Hai mẹ con bà Tám mừng quýnh quáng chạy sang nhà hàng xóm để nhận cú phôn từ Mỹ gọi về, nghe tiếng chồng và bà mẹ chồng rối rít hỏi thăm cô Hợi đã xót xa không cầm được nước mắt. Họ hỏi gì cô Hợi cũng trả lời mọi thứ đều suôn sẻ tốt đẹp cho họ vui lòng, bà Tám đòi nói chuyện với thằng Tèo, bà bật khóc nức nở trong phôn khi nghe thằng cháu nói 3 chữ:
– Con nhớ nội.
Bà sụt sùi hỏi tiếp:
– Ba má nuôi của con có thương con không Tèo?
– Dạ, ông John thương con lắm nội ơi.
– Ủa, ba má nuôi con đâu? mà ông “Don” là ai?
– Là ba con đó nội, mẹ con nói phải gọi ông John bằng ba, giống như hồi ở nhà con đã gọi ba Địa.
Cô Hợi chụp phôn từ tay thằng Tèo để giải thích:
– Ông John quen với anh chị con, ông thấy thằng Tèo dễ thương nên gọi nó là con cũng như bà Hai Lèo ở kế bên nhà mình cũng xí thằng Tèo là cháu nội của bà vậy đó, nhà ông John bên cạnh nhà anh chị con là hàng xóm thân thiện lắm.
Mẹ con bà Tám nào hiểu biết gì, cô Hợi nói sao họ nghe vậy và gật gù khen thằng Tèo tốt số, ở đâu cũng có người thương.
Ông John đang ngồi gần đó âu yếm mỉm cười nghe hai mẹ con cô Hợi nói chuyện, ông không hiểu tiếng Việt nên cô Hợi tha hồ nói chuyện với chồng và bà mẹ chồng. Cô khoe với anh Địa:
– Tuần tới em bắt đầu đi làm cho một nhà hàng, lương tháng 1,800 đô la, chủ bao luôn hai suất ăn trưa và chiều, coi như em cất trọn ngàn tám vô túi.
Anh Địa mừng rỡ:
– Úy trời, một tháng lương làm nhà hàng bên Mỹ bằng anh cuốc đất thuê cả năm, hèn gì Việt kiều về nước ai cũng le lói huy hoàng.
Anh Địa thật thà tính toán:
– Em làm 6 tháng về mình xây nhà tường cho vững chắc ở cả đời không hư.
– Dạ, để tuần tới em gởi đỡ mấy trăm đô cho anh và má có tiền xài.
Cô Hợi đã kể với ông John cô còn vài người bà con ở quê và ông hứa sẽ cho cô ít tiền gởi về giúp đỡ họ. Cuộc nói chuyện của hai mẹ con bên Mỹ với hai mẹ con bên Việt Nam kết thúc trong vui vẻ cả đôi bên.
Cô Hợi đúng lời hứa gởi ngay ba trăm đô về cho anh Địa. Một tuần sau cô Hợi đi làm nhà hàng để có tiền riêng thường xuyên gởi về cho anh Địa, coi như cô trả nợ tình anh. Ở Mỹ gần 6 tháng thì cô Hợi phôn về cho anh Địa và báo tin cô đã xin gia hạn ở lại thêm 6 tháng nữa vì thằng Tèo chưa quen với gia đình mới của nó nên cô chưa nỡ rời con ra về.
Bà Tám lại sụt sùi thương cháu, bà cầu khẩn con dâu:
– Con ơi, nếu con nhắm thằng Tèo ở Mỹ không được con mang nó về Việt Nam đi, nghèo đói có nhau má cũng vui.
Anh Địa bổ sung thêm ý của mẹ:
– Má và anh nhớ Tèo lắm, còn anh vắng em anh nằm chèo queo như thằng mồ côi vợ, mỗi lần nghe bà con lối xóm hỏi thăm chừng nào em về anh càng thêm sốt ruột.
Cô Hợi hăng hái:
– Má và anh yên tâm, thằng Tèo đang càng ngày càng yên ổn mà con ở lại thì càng kiếm thêm tiền mang về làm vốn.
Anh Địa nghi ngại:
– Em có chắc 6 tháng nữa về không? đừng có ham kiếm tiền mà gia hạn ở thêm như khi em lên Sài Gòn cũng nói kiếm ít vốn rồi về quê mà đi miết mấy năm trời.
– Em hứa không gia hạn ở thêm nữa đâu, em sẽ trở về mà.
Một lần nữa mẹ con anh Địa lại tin vào lời hứa của cô Hợi. Từ chuyện cô Hợi liên lạc được với người chị ruột thất lạc đang sống ở Mỹ rồi chị cô bảo lãnh thằng Tèo qua Mỹ làm con nuôi, cô được xuất cảnh tháp tùng theo con đến chuyện cô xin gia hạn ở lại Mỹ tất cả đều khó ai tin nổi nhưng đã qua mặt được những người nhà quê chân chất và kém hiểu biết như bà Tám, anh Địa. Hơn nữa cô Hợi là dâu con, là người vợ thân thiết trong nhà không tin cô Hợi sao được.
Thời gian thấm thoát trôi qua, lòng ân hận và thương hại của cô Hợi với bà mẹ chồng và chồng cũng đã vơi dần theo từng ngày, từng tháng, tiền gởi ít đi, những cuộc gọi phôn thưa dần, vả lại cô Hợi cũng không có thì giờ mỗi tuần gọi phôn về Việt Nam như đã hứa với họ nữa, cô muốn bà Tám và anh Địa quen dần cho tới một ngày nào đó họ sẽ đoán ra sự thật, cái điều mà cô không thể nói thẳng ra với họ.
Cô có cuộc sống mới để sống, có người mới để yêu. Quá khứ sẽ khép lại như trang sách cũ người ta chỉ nhớ đến khi tình cờ khi bất chợt mở cuốn sách ra trong phút giây nào đó. Anh Địa than phiền cô Hợi ít gọi điện về làm anh càng nhớ vợ nhớ con thì cô Hợi phân bày con bận đi học vợ bận đi làm vất vả, khi nào rảnh rang cô sẽ gọi phôn, anh đừng tự gọi vừa tốn tiền vừa làm mất thì giờ của cô.
Còn một tháng nữa là đủ một năm mẹ con cô Hợi đã đến Mỹ, là thời hạn cô Hợi phải trở về Việt Nam thì anh Địa chịu hết nổi, anh đợi khá lâu không thấy cô Hợi phôn về nên muốn gọi phôn cho vợ để nhắc nhở. Nhưng số điện thoại cô Hợi cho trước đó đã không gọi được làm anh thắc mắc lo âu, anh gọi đi gọi lại mấy lần chỉ nghe tiếng người Mỹ nói trong máy anh chẳng hiểu gì. Sợ mình sai sót trong cách gọi điện thoại sang Mỹ, anh Địa bèn nhờ một người trong xóm “kinh nghiệm” chuyện gọi phôn sang Mỹ vì con ông ta ở Mỹ, ông gọi giùm thì mới biết là số phôn này cô Hợi đã không dùng nữa.
Bà Tám và anh Địa hoang mang, hai mẹ con bàn với nhau:
– Hay thằng Tèo chưa quen với cha mẹ nuôi, Hợi muốn ở thêm thời gian nữa với Tèo nhưng sợ bên nhà mong nên im lặng?
– Hay là Hợi đổi số phôn nhưng bận rộn quá chưa gọi về?
Họ nói thế để tự trấn an mình và an ủi lẫn nhau chứ trong thâm tâm cả bà Tám và anh Địa đều mơ hồ cảm thấy mẹ con cô Hợi đã ngày một xa cách họ. Bà Tám hay ra đứng trước sân nhìn trời cao mênh mông mà than mà khóc:
– Trời đất ở đây, ba Địa ở đây, vậy chớ thằng Thiên thằng Tèo của ba Địa, của bà nội đâu rồi?
Khóc xong bà Tám chỉ biết cầu trời khấn Phật cho cháu bà bình an. Anh Địa thì thẫn thờ, thở ngắn than dài hết thương con lại nhớ vợ. Nhiều khi đang ngồi trong nhà nghe tiếng ai chộn rộn ngoài cửa anh hồi hộp mừng rỡ tưởng tiếng cô Hợi trở về. Lời hứa hẹn ngọt ngào của cô còn đọng lại trong trái tim anh: “Em sẽ trở về mà…”
Nguyễn Thị Thanh Dương

TRÊN CẦU GOLDEN GATE.
Nếu một ngày ai đó thấy chán đời
Đi lang thang trên cầu Golden Gate
Đừng vội nhảy xuống biển tìm cái chết
Dù buồn đau làm chết cả tâm hồn.
Người hãy ném xuống biển những muộn phiền
Và nước mắt của những lần đã khóc
Dòng thủy lưu dưới chân cầu chảy xiết
Sẽ mang nỗi buồn trôi đi rất xa.
Người hãy ném xuống biển một cành hoa
Để đưa tiễn nỗi ngậm ngùi lần cuối
Để đưa tiễn tâm hồn mình yếu đuối
Những lúc lòng mình chợt thấy chông chênh..
Golden Gate cuộc sống vẫn vô biên
Người không đến nơi đây để tuyệt vọng
Cầu vươn lên trong sương mù ảo mộng
Cầu kiêu kỳ trong đời thật bão mưa.
Biển lạnh dưới cầu gợn sóng bao la
Người không đến nơi đây lòng hạn hẹp
Hãy đi cho hết chiếc cầu dài rộng
Đời còn chờ nhiều giấc mộng còn xanh.
Từ San Francisco phía bờ Nam
Vĩnh biệt nỗi buồn người sang phía Bắc
Giữa bao người lạ qua cầu xuôi ngược
Thấy lòng mình lại bận rộn ngược xuôi.
Nếu một ngày nào tình hết. Anh ơi
Em thả thất tình cánh buồm lộng gió
Thuyền sẽ mang tình mù khơi quá khứ
Em đứng trên cầu tìm lại bình yên.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( Feb. 07- 2023)
ĐỒNG VỢ ĐỒNG CHỒNG
Chị Bông đi shopping về vội vàng lo sửa soạn bữa cơm chiều xong chợt nhớ ra hôm nay chồng sơn lại cái hàng rào patio nên ra vườn sau xem kết quả, chị tưởng tượng đến những hàng rào song sắt màu nâu mới mà lòng rộn ràng. Lần đầu thuê thợ làm cái patio này ông thợ không hỏi ý kiến chị Bông, làm xong ông sơn màu kem nhạt làm chị Bông tiếc rẻ. Mấy năm qua màu sơn đã cũ chị Bông liền có lý do sơn lại màu nâu ưa thích, mấy lần cùng chồng đi Home Depot chị đã chỉ chồng màu nâu này nè, mai mốt anh nhớ mua về sơn lại hàng rào patio cho em.
Ra tới vườn sau chị Bông chưng hửng, hàng rào patio đã được sơn lại màu kem như trước. Cảm thấy như bị lừa dối bị phản bội chị Bông đứng khóc tại chỗ và vào nhà dãy nảy lên hỏi tội chồng:
- Tại sao anh sơn màu kem khi em muốn màu nâu?
Chồng cũng chẳng vừa nhún vai đáp trả:
- Màu kem cho sáng vườn. Xung quanh patio bà trồng đủ thứ cây xum xuê hoa lá mà patio lại màu nâu thì trông u tối lắm.
- Nhưng thơ mộng, anh biết chưa? Em đã từng muốn trồng những cây hoa hồng leo màu đỏ màu vàng để làm nổi bật hàng rào màu nâu cho patio thêm đẹp, thêm lãng mạn nhưng anh phản đối, em đã chịu thua anh rồi, nay màu sơn anh cũng quyết giành theo ý mình thì quá đáng lắm.
- Tôi không hơn thua chi cả, chỉ sợ hoa hồng leo quấn quýt từ đất tới mái làm patio ..tối thui. Mà tại sao bà nhút nhát sợ ma lại cứ thích những phong cảnh, những màu sắc trầm, buồn, u uẩn thế hả!
Nhà này vợ chồng luôn xung khắc từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, đến nỗi lọ kem đánh răng hay cục xà bông rửa tay trong phòng tắm của hai người cũng không bao giờ giống nhau nói gì đến những chuyện to lớn khác.
Nhà người ta đồng vợ đồng chồng cùng suy nghĩ, cùng làm ăn thấy mà ham. Chị Bông có 2 người bạn thân từ Việt Nam qua tới Mỹ, hai vợ chồng chị Hồng mua Franchise làm chủ tiệm phở Hòa gần chục năm trời kiếm mớ vốn lớn xong thì sang tiệm phở cho người khác để kinh doanh địa ốc cho đỡ vất vả, làm chủ một dãy apartment, vốn liếng tăng lên thành triệu phú, anh chị thảnh thơi nghỉ hưu lúc vừa 60 tuổi.
Anh chị Ngân hai vợ chồng cùng yêu thích chữ nghĩa, nhảy ra làm báo, suốt nhiều năm họ gầy dựng được tờ tạp chí uy tín trong vùng, đắt hàng quảng cáo và nhiều độc giả yêu thích, dù lợi tức không phủ phê nhưng vẫn sống thoải mái và thỏa chí ước mơ. Còn chị Bông, nào dám ước mơ gì!!
Chị Bông giận dỗi làm mặt lạnh với chồng. Buồn quá!
……………………..
Ăn cơm xong chị Bông vẫn giữ vẻ mặt lạnh lùng không nói chuyện với chồng, vào net mở email đọc thư và giao lưu với bạn bè xong quay ra đọc báo net Việt Nam cho quên sầu, đọc những vụ tham quan, những tệ nạn xã hội và lướt qua những tin vặt, chị Bông chẳng quan tâm, chẳng thèm vào đọc nội dung chi tiết cho mất thì giờ, cuộc sống ở Việt Nam bây giờ đầy những lừa bịp gian dối trơ tráo. Nhưng một nhan đề to đậm làm chị Bông chú ý: “Vợ rải đinh trên quốc lộ để chồng thu tiền vá săm”. Chị Bông đang buồn mà cũng phải bật cười và ngạc nhiên vợ chồng nhà ai mà “tâm đầu ý hợp” thế này, làm ăn gian dối mà vẫn có nhau.
Mở bài ra đọc thủ phạm là một phụ nữ 58 tuổi tên Trần Thị Lan ở Bắc Ninh với gương mặt khắc khổ nghèo nàn, chị ta khai rải đinh để…giúp chồng có việc làm kiếm tiền. Chị Lan thật đáng tội, đáng trách vì hành vi có thể gây hại cho người khác, nhưng sao chị Bông vẫn thấy chút thương cảm người đàn bà khốn khó này, ít ra chị Lan cũng “hết lòng” với chồng, góp “công sức” vì “sự nghiệp” của chồng. Đằng sau sự “thành công” của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người vợ là đây. Họ đã đồng vợ đồng chồng cùng nhau “làm ăn”, kẻ rải đinh, người vá lốp xe như một cặp song ca ăn ý tuyệt vời.
Vụ vợ rải đinh “giúp chồng” làm chị Bông nhớ vụ khác ngay tại Mỹ, vợ “giúp chồng” cũng tận tình không kém.
Bạn chị Bông làm chủ một tiệm giặt, khách hàng tự bỏ tiền vào máy, cứ vài ngày chủ nhân mở máy ra lấy tiền một lần và phát giác một máy luôn bị mất tiền, ai đó đã khoắng sạch tiền trong máy, không biết bằng cách nào và khi nào khi mà chủ nhân ngày nào cũng ngồi trông tiệm.
Thế là chủ nhân bèn để ý theo dõi từng khách hàng thường xuyên đến tiệm giặt đồ, Có một cặp vợ chồng cùng đứa con nhỏ cứ mỗi 2 tuần mang đến một đống đồ, hai vợ chồng cùng lôi đồ ra bỏ vào máy giặt rồi chuyển sang máy xấy trong khi đứa con nhỏ chửng 3-4 tuổi chạy lăng xăng trong tiệm, thỉnh thoảng chị ta lại âu yếm gọi con nhắc chừng con cẩn thận đừng chạy nhanh kẻo ngã. Hình ảnh gia đình thật dễ thương. Nhưng lần nào họ giặt xấy xong, cuối tuần chủ nhân mở ra kiểm tiền máy ấy đều không còn một xu nào bên trong.
Vả chủ tiệm đã tìm ra kẻ cắp:
Lần sau cặp vợ chồng này lại đến, cũng dùng cái máy giặt xấy ấy, cũng với một núi đồ để giặt ấy và công việc của họ tuần tự như mọi lần, chồng bỏ đồ vào máy giặt, xong bỏ sang máy xấy, chị vợ trông con. Chồng lôi đồ xấy khô trong máy ra cái nào thì vợ gấp gọn gàng ngay cái đó, đến cái mền to, chị giăng nó rộng ra, thong thả vuốt ve phẳng phiu trước khi gấp nhỏ lại. Sau tấm mền giăng rộng ra che tầm nhìn của chủ nhân tiệm giặt đang ngồi lù lù nơi quầy kia, “chồng tài ba” đã nhanh nhẹn dùng chìa khóa giả mở chỗ bỏ tiền và vét sạch thì “vợ hiền” cũng đã hoàn thành gấp xong tấm mền to rộng. Cặp đôi “hành nghề” thật nhịp nhàng, chính xác.
Hai bà vợ, bà rải đinh và bà gấp mền trong tiệm giặt, dù chồng làm điều xấu mà hai bà vẫn “đảm đang” đồng vợ đồng chồng. Còn vợ chồng chị Bông chỉ bất đồng những việc vặt trong cuộc sống, mỗi người một ý, ai cũng có cái lý của mình, thôi thì chồng không theo ý vợ thì vợ theo ý chồng có sai trái hay thiệt hại gì đến ai đâu, lại êm vui nhà cửa. Nghĩ thế nên chị Bông dẹp tự ái, nguôi giận ra ngoài làm lành với chồng:
- Anh ơi..
Chồng lại tưởng vợ sinh sự vội …phòng thủ:
- Tôi sơn cái patio suốt buổi chiều mệt rồi, bà để cho tôi yên..
- Em muốn nói rằng..
- Khỏi ! Một lời hỏi han, một nụ cười đã không có lại còn hạch họe sưng xỉa giận hờn, bà muốn cằn nhằn gì nữa đây?!
Chị Bông ráng nhịn, đợi chồng im lặng để nói rằng chị sẽ đồng ý với chồng đi biển Galveston ở Houston thay vì biển Corpus Christi mà chị yêu thích.
- Kế hoạch tuần tới đi biển của nhà mình, em muốn đi…
Anh Bông bực mình ngắt lời ngay:
- Bà muốn đi Corpus Christi chứ gì. Nếu không đi biển Galveston thì tôi ở nhà.
Đã xuống nước định nói lời êm đẹp cho vui lòng chồng mà cũng không xong. Tại sao chồng không đọc thấy trong mắt vợ, trong lời nói của vợ những điều này. Ngay cả tâm hồn cũng không có sự đồng cảm dù chỉ một phút giây. Chị Bông chỉ muốn hét lên:
- Tôi cũng ở nhà. Không có biển Galveston cũng không có biển Corpus Christi luôn.
Nhưng nghĩ đến hai bà vợ kia điều gian dối họ còn “đồng vợ đồng chồng” thì điều bình thường tại sao chị Bông không làm nổi nên chị Bông quyết không chịu thua họ, Chị lại nhịn và nhỏ nhẹ phân bày:
- Em muốn nói là em sẽ đi biển Galveston mà. Từ giờ trở đi những gì hợp lý em sẽ đồng tình với anh, không cãi cọ giận hờn nữa đâu.
Lần này chồng im lặng, có vẻ thấm thía. Một lúc sau anh Bông cũng nhỏ nhẹ nói với vợ:
- Vài ngày nữa tôi sẽ sơn lại hàng rào patio màu nâu cho bà vừa lòng.
Chị Bông mừng quá sẵn đà làm tới:
- Và order mấy cây hoa hồng leo màu vàng màu đỏ về trồng cho đẹp patio nha anh.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( August, 13, 2023)

ĐƯA CHA ĐI DẠO BẰNG XE LĂN.
Đưa ba đi dạo bằng xe lăn
Ba ngồi im như đứa trẻ ngoan
Đi quanh khu phố mình đã ở
Ba có nhận ra hình ảnh quen.
Căn nhà cũ ba mua từ lâu
Gia đình mình đông đủ có nhau
Cả một quãng đời ba sớm tối
Bao lần ba đi về nơi đây.
Chẳng ngại việc khó hay đường xa
Ca một ba dậy sớm tinh mơ
Con vẫn còn trùm chăn ngái ngủ
Ba đã ra ngoài đường phố kia .
Công việc cần ba làm ca hai
Bữa cơm chiều bỏ hộp mang theo
Chưa kịp dạy con bài toán khó
Khuya ba về con đã ngủ say.
Thời gian nào để ba mộng mơ
Thứ bảy có khi làm thêm giờ
Đối diện cuộc đời ba thực tế
Chăm chỉ đi làm dù ca ba.
Ba đi làm suốt cả bốn mùa
Khi trời khô nắng của xuân-hè
Khi trời ẩm ướt thu- đông lạnh
Đời vẫn vui có một mái nhà.
Bao mùa đã theo ba đi làm
Mùa vẫn trẻ nhưng ba gìa thêm
Cùng gia đình những ngày lễ nghỉ
Hay đi chơi xa vacation.
Các con của ba đã lớn lên
Đứa còn ở chung, đứa ra riêng
Ba đã nghỉ hưu và ốm bệnh
Đôi chân bây giờ là xe lăn.
Tuổi thơ con no ấm, yêu thương
Có mồ hôi cha trong đời thường
Người cha mà con từng nương tựa
Hôm nay ba là đứa trẻ con.
Đẩy xe lăn đưa ba dạo chơi
Con mong có phút giây ba vui
Đôi chân vất vả này dừng bước
Khi đã đi gần hết cuộc đời.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( June, 04, 2019)
BỐ TÔI HÀO HOA
Tôi từ Texas đến Cali thăm bố, bước vào nhà thấy bố già tuổi 80 “tươi trẻ” trong bộ đồ thể thao, áo thun và quần Basketball short hiệu NIKE tôi không thể không khen:
- Bố diện “hàng hiệu” phong độ nha.
Trêu chọc bố cho vui chứ tôi nghĩ thầm bộ đồ kiểu này chắc là của mấy cháu mặc chán “phế thải” cho ông xài giùm khỏi phí. Nhưng thật bất ngờ:
- Tiệm KOHL’S, đang hạ giá $24.99 một chiếc “quần đùi”, quần hiệu gì bố không cần biết, chỉ là bố cần “quần đùi” nên mua về mấy chiếc, còn áo thun thì nhà có sẵn hàng tá, con cháu biếu tặng mặc chưa kịp cũ cái nào.
Bố sang thế, mua quần short Nike về làm “quần đùi” mặc trong nhà.
Bố tôi còn khỏe mạnh và sống độc lập không muốn làm phiền con cháu. Bác tôi cũng thế. Thế là hai anh em cùng đang hưởng trợ cấp nhà nước, ở chung một căn nhà duplex 2 phòng thuê diện housing, nhà nước tài trợ bao nhiêu còn bao nhiêu thì hai anh em chia sẻ.
Hai anh em ruột, hai ông già độc thân vui tính ngày ngày đánh cờ tướng rất là tương đắc vì cả hai cùng cao cờ. Con cháu của bố và của bác ở gần quanh đấy thường ghé chơi hay mang quà vặt bánh trái tới. Nơi đây như là một club của đại gia đình, là điểm hẹn cho con cháu tụ họp vui chơi với hai ông già…chịu chơi , các cousin của tôi còn bày trò đánh bài ăn thua mỗi ván 1 đồng mà cha con, chú cháu mê mải đỏ đen chơi tới khuya vào những ngày cuối tuần, khỏi cần cất công đến casino. Có hôm bố tôi hên ăn nhiều tiền, một đứa cháu hỏi mượn tiền ông chú để gỡ lại, bố cho mượn, càng đánh nó càng thua. Bố tôi…xóa nợ cho nó luôn, khỏi cần trả.
Hôm nay bố nấu nồi cháo gà đãi con gái, lần nào tôi đến Cali bố cũng chiêu đãi tôi tận tình, cứ làm như tôi vẫn là đứa trẻ con ngày xưa của bố, khi mẹ mất bố đảm đang bếp núc nấu nướng cho các con mồ côi của bố được ăn ngon, được ấm lòng .
Tô cháo gà và đĩa thịt gà miếng to miếng nhỏ chặt không đều đã bày ra bàn trông vẫn ngon lành, da gà vàng béo lại có rắc mấy sợi lá chanh thái nhỏ. Tôi thích quá, bố khoe:
- Cửa hàng gà tươi sống và gà làm sẵn ở ngay bên kia đường, còn lá chanh hái sau vườn nhà, mọi thứ đều tươi ngon..
Trên bàn có nhiều đồ ăn vặt của người già, bánh đậu xanh, khoai lang luộc, hũ đậu phộng rang và hũ dưa chua bố mới muối hôm qua. Thấy bịch cam to trên bàn tôi tò mò lấy tờ receipt ngay bên cạnh bịch cam ra xem và kêu lên:
- Bịch cam 10 pound mà mười hai đồng. Quận Cam mà bán cam đắt thế?
Bố cười cười:
- Cam bố mua lúc nãy, chắc họ scan lộn món gì đó. Khi ấy đông người chờ tính tiền phía sau, bố không kịp suy nghĩ cứ móc tiền trả cho xong để khỏi phiền người khác. Ra ngoài cửa bố mới nhớ ra bảng giá bịch cam chỉ $5.99
- Vậy là họ scan nhanh quá thành double rồi. Bố chỉ việc quay vào khiếu nại là xong chứ gì.
Bố tôi tỉnh bơ:
- Chợ búa đông, cô tính tiền bận rộn, bố thì cần về nhà ngay cho kịp nấu nướng sợ con đến đói bụng, mấy đồng bạc chẳng là bao mà mất thì giờ cả đôi bên. Bố về luôn.
Tôi cằn nhằn:
- Bố vừa hoang phí vừa cả nể. Lúc nào cũng chịu thiệt thòi.
Không lạ gì tính bố, tôi chỉ biết tiếc rẻ “mấy đồng bạc” giùm bố, một ông già ăn trợ cấp “tiền già” nhưng luôn tiêu xài …sang và rộng rãi với mọi người. Có lần bố đưa tôi ra Phước Lộc Thọ ăn hàng, ông đi qua bà đi lại thì gặp một người quen bố mời vào ăn cùng, ông kia cũng như bố lãnh tiền già, chẳng biết ai “giàu” hơn ai, nhưng bố cương quyết dành phần trả tiền thiếu điều muốn…cãi nhau với người ta.
Bố kể mỗi ngày bố ra chợ Việt Nam mua tờ báo và bao giờ cũng cho ông homeless người Việt ngồi ngay bên cửa chợ vài đồng đủ mua ổ bánh mì thịt, hôm nào bố không đến là cảm tưởng như ông homeless đang chờ mong, hôm sau bố cho ông ấy bù tiền….hôm qua. Cứ làm như trả nợ hợp đồng mà thực tế chắc gì ông homeless ấy chờ mong và nhớ đến bố. Tuy nhiên cũng nhiều lần bố …đành lỗi hẹn vì cạn túi, “lương” tiền già chưa lãnh nên bố đành ngoảnh mặt làm ngơ ông homeless.
Những chuyện hào phóng lặt vặt này tôi nghe đã nhiều, bố “cơ hàn” mà còn tử tế thế, nếu bố tôi mà là tỷ phú giàu có chắc cũng “mở kho bạc” donate cho xã hội không thua gì ngài Bill Gates.
Đàn ông hào phóng thường được phụ nữ yêu thích, thành ra bố tôi vừa hào phóng vừa hào hoa, tôi nghe mẹ kể ngày xưa ở ngoài Bắc bố đã…có bồ. Khi ấy mẹ còn ở nhà quê, bố theo ông nội đi buôn bán ngược xuôi thường xa nhà. Ấy là mẹ nghe người ta đồn thế chứ chưa bao giờ bắt quả tang hay có bằng chứng và chuyện bố có bồ vẫn chỉ là chuyện cổ tích.
Năm 1975 mẹ chúng tôi mất, bố mới 48 tuổi mà chẳng hề có bà bồ nào, tất cả tình thương bố chỉ dành cho các con và niềm đam mê chơi cờ tướng. Bố là “danh thủ” cờ tướng của vùng Hạnh Thông Tây, ai muốn chơi cờ với bố đều phải “test” qua một vài ván đánh thử xem trình độ cao thấp của nhau rồi mới dám đánh thật. Bố thích đấu với những tay cờ ngang ngửa, ai kém tài thì bố chấp trước một hai nước cờ thế mà các tay em ấy vẫn không dễ dàng thắng được.
Sang Mỹ, bố vẫn mê đánh cờ và đường tình cũng chẳng yêu ai. Có một bác gái tên Huệ gặp bố thường xuyên ở hội người già, bác cảm mến bố, thỉnh thoảng có món gì ngon hay trái cây vườn nhà tươi ngon bác hái mang đến hội người già tặng bố, nếu không gặp bố thì bác Huệ quyết chí lội bộ khoảng hơn 2 mile từ hội người già đến tận nhà bố để trao món quà cho bằng được. Bố mời bác Huệ ở lại chuyện trò cho tới khi gọi được thằng cháu đến nhờ nó chở bác Huệ về nhà, kẻo tội nghiệp bác lại đi bộ những mấy mile đường dài nữa.
Chẳng biết đó là tình tri kỷ hay tình già cho tới một ngày con gái bác Huệ dọn nhà đi nơi khác xa hơn, bác không thể hàng ngày đi bộ tới hội người già được nữa và mối tình già đã vội vàng chết non chết yểu.
……………………
Buổi chiều tôi vào phòng bố, sắp xếp lại quần áo trong closet và trong valy cùng những giấy tờ gọn gàng cho bố. Khi tôi mở một túi giấy được gói ghém cẩn thận thì thấy một tấm hình cũ rơi ra, tấm hình rất cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn, chẳng ai xa lạ là hình bố mẹ tôi bên nhau, một đứa con mẹ bế trên tay và một đứa con gái đứng cạnh bố chính là tôi. Hình ảnh gia đình hạnh phúc đẹp đẽ. Thật bất ngờ mặt sau tấm hình là nét chữ rắn rỏi của bố ghi Hà Nội ngày tháng năm và những lời tha thiết rằng: “ Tặng em tấm hình anh đứng cạnh vợ con anh để em nhìn thấy anh làm kỷ niệm. Hẹn em kiếp sau”
Tôi thắc mắc và ngạc nhiên bố định gởi tặng ai tấm hình này và tại sao không gởi mà còn giữ lại cho đến bây giờ?
Tôi cầm tấm hình chạy ra phòng ngoài chìa tấm hình ra và hỏi…tội bố:
- Có phải ngày xưa bố định tăng cô người yêu tấm hình này không? Thì ra bố có bồ là thật mà mẹ vẫn không có chứng cớ gì…
Bác tôi đang ngồi cạnh đấy, lên tiếng:
- Bố cháu hồi trẻ đẹp trai, giỏi ăn nói, theo ông nội đi buôn bán khắp đó đây, lên mạn ngược mấy cô Mường cô Mán thích, về miền xuôi mấy cô thị thành cũng ưa..
Bố tôi không hề phủ nhận, giọng bố bồi hồi cảm xúc:
- Đúng là ngày ấy chẳng biết bố có duyên gì mà lắm cô yêu. Một cô Hà Nội yêu bố say đắm nhất, là cô Thi, bố cũng cảm thấy rung động vì cô Thi. Nhưng nghĩ lại còn vợ con nơi chốn quê nhà. Ngày bố tạm biệt Hà Nội đã định gởi tấm hình này cho cô Thi, để cô biết sự thật bố đã có gia đình vợ con và lời hứa hẹn kiếp sau để dứt tình. Thà cả hai cùng đau khổ một lần còn hơn là lao đầu vào mối tình tuyệt vọng và làm khổ lây người khác.
Tôi cũng bồi hồi không thua gì bố:
- Nhưng bố đã không gởi tấm hình này cho cô Thi, Vì sao ?
- Con ạ, bố ác quá, nhẫn tâm quá nếu cô Thi nhận tấm hình này và thấy người mình yêu hạnh phúc bên vợ con, cô Thi càng tủi thân, càng đau buồn.
Bố ngừng một chút cho vơi bớt cảm xúc và kể tiếp:
- Tấm hình đã ghi lời …nhưng bố không nỡ gởi và không bao giờ gởi, bố giữ lại để nhớ mãi cái ngày bố đã quyết định từ bỏ tình yêu sai trái của mình về với gia đình vợ con. Bố im lặng và không hề liên lạc với cô Thi cho tới ngày bố di cư vào Nam năm 1954. Ngày ấy….ngày ấy…. khi bước chân xuống tàu bố đã bùi ngùi để lại chút tình nơi kinh thành Hà Nội.
Tôi bâng khuâng:
- Rồi cô Thi có di cư vào Nam không …?
- Chắc là không. Bố vẫn mong cô Thi cũng sang được vùng đất tự do. Nhưng khi mới vào Nam bố tìm hiểu qua người quen tại các trại tạm cư, không có bất cứ tin tức gì của cô Thi cũng như của gia đình cô.
Tôi thở dài thấy thương bố và thương cô bồ ngày xưa của bố quá. Nếu đời như là thơ, nếu đời như là mơ thì sau năm 1975 cô Thi từ Bắc vào Nam và… gặp lại người tình đã góa vợ, nối lại duyên xưa. Hay muộn màng hơn nữa nhưng vẫn còn kịp, bây giờ bà Thi đã sang Mỹ và ngày mai ngày mốt đây… tái ngộ với bố tôi tại hè phố Bolsa hay trong khu Phước Lộc Thọ cho bố tôi được trả nợ tình xưa thì vui biết mấy cần gì phải đợi đến kiếp sau.
Cuối cùng người đàn ông hào hoa này vẫn là người chồng tốt của mẹ tôi và là người cha dễ thương của chúng tôi.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( Jan, 04- 2023)

BETSY RA TRƯỜNG
Sau hơn 2 tiếng ngồi trên máy bay tôi phơi phới đi bộ trong dòng người ngược xuôi trong phi trường tìm lối ra. Phi trường Salt Lake City Utah đã xây lại mới hơn to lớn và đẹp hơn làm tôi càng hào hứng niềm vui nghĩ tới phút giây gặp con cháu và quan trọng nhất là ngày đi dự ra trường của cháu nội Betsy.
Để có tấm thiệp ra trường vừa ý Betsy đã kỳ công leo lên mấy ngọn núi chọn cảnh chụp hình. Hình ảnh Betsy tươi cười trên đỉnh núi cao nhưng lời ghi thì đơn giản: “ Graduate Betsy Ann Dao- Davis High School. Class of 2023”. Betsy đã in mấy chục tấm thiệp ra trường này để gởi cho người thân, thày cô giáo và bạn bè cùng lớp, Những tấm thiệp đổi trao nhau, làm kỷ niệm khi chia tay mỗi người đi một ngã.
Con cháu đã chờ đón sẵn bên ngoài, trên đường từ phi trường về nhà tôi qua những thành phố quen thuộc Bountiful, Farmington, Centerville đến Kaysville những nơi ấy tôi từng đến có những ngôi nhà lên cao xuống thấp chìm trong hàng cây, những con đường quanh co một bên xa xa là núi một bên là lũng thấp đường xá xe cộ bên dưới.
Xa Utah, mỗi lần tôi trở lại là mỗi lần xao xuyến mến thương hơn vì nơi đây con cháu tôi sinh sống, những đứa cháu đã sinh ra và lớn lên tại đây.
…………………….
Buổi trưa thứ tư May 24, 2023 cả nhà ăn lunch xong mọi người rộn ràng thay quần áo dù 5 giờ chiều mới là lễ tốt nghiệp của Betsy, nhưng Betsy sẽ mặc áo mũ ra trường từ bây giờ để đi chụp hình với gia đình rồi sau đó nó cần đến Dee Events Center of Weber State University sớm để tập dượt. Trường Davis High School chọn làm lễ tốt nghiệp cho học sinh trường mình tại địa điểm rộng lớn này.
Các cháu xí xọn ăn diện bà nội cũng vui lây xí xọn luôn. Cả nhà ra công viên gần nhà chụp hình rồi đến trường Davis High School của Betsy để nó chụp hình với mái trường thân yêu mà nó sẽ rời xa. Gặp các bạn cùng lớp cũng đang chụp hình ở đây Betsy lại xúm vào chuyện trò và chụp hình với các bạn. Thế mà cũng gần đến giờ chúng tôi phải có mặt tại Dee Events Center.
Các nẻo đường đến Dee Events Center đầy nghẹt xe cộ, gần đến trường có security hướng dẫn xe chúng tôi mới vào được bên trong tìm chỗ đậu xe. Năm nay Dee Events Center sẽ tổ chức mấy đợt ra trường, xuất buổi trưa vừa xong là xuất buổi chiều của Betsy. Cả thành phố quanh đây hình như đang trong dịp lễ hội vui tươi vì nhiều nhà cùng có con cháu anh em bà con họ hàng hay bạn bè quen biết ra trường mùa này.
Cả nhà chúng tôi vào trong Dee Events Center tìm chỗ ngồi, vừa chuyện trò vừa chờ đợi. Tên Betsy Dao theo thứ tự mẫu tự đứng hàng thứ 101 trong số 631 học sinh ra trường này, Tôi chuẩn bị sẵn iphone để chốc nữa ghi hình phút giây Betsy lãnh bằng.
Sau những phần phát biểu nghi lễ là nhanh chóng đến phần gọi tên từng học sinh lên lãnh văn bằng, không biết vì tập dượt chưa kỹ hay cảm động quá nên bối rối có vài học sinh lãnh bằng xong đi…lộn đường ra vòng ngoài phải vội vàng quay trở lại đi qua các thầy cô giáo bắt tay và trở về đúng vị trí chỗ ngồi của mình. Mỗi lần tên học sinh được đọc lên là mỗi lần trên khán đài reo hò, hú gọi tên người ấy thật là phấn khích. Đến phần tên Betsy đọc lên tôi chẳng la to hò hét như họ mà chỉ âu yếm nói nho nhỏ rằng “Chúc mừng Betsy nhé”.
Ngày Betsy chào đời tại LDS Hospital Salt Lake City tôi đã có mặt, đã bồng bế nó, vậy mà baby đỏ hỏn năm xưa nay đã là cô bé tuổi 18 học xong trung học với bao nhiêu mộng ước tương lai phía trước.
Sau phần trao bằng cho tất cả học sinh là phần phát biểu nghi lễ kết thúc. Trên màn hình rộng hình ảnh ngôi trường Davis High School hiện ra, này là những lớp học, phòng ăn lunch, phòng computer, phòng lab, phòng truyền thống nơi trưng bày những danh hiệu, những huy chương, những thành quả của trường. Này là văn phòng trường, là sân bóng rổ,… nơi nào học sinh cũng từng đến từng thấy hàng ngày, cũng từng thân quen, nơi này từng ghi những hình ảnh thày cô, bạn bè suốt 3 năm trời của lớp 10 lớp 11 và lớp 12. Những hình ảnh này của ngôi trường Davis High School đã gợi nhớ gợi thương, làm thổn thức trái tim những đứa học trò đang có mặt ở đây khi chúng sắp rời xa mái trường yêu.
Tan lễ học sinh ùa ra ngoài sân tìm thân nhân của mình, mắt Betsy còn vương buồn vì vừa mới khóc, nó bùi ngùi kể với tôi lúc xem đoạn phim về trường Davis, con chưa thực sự rời xa mà đã khóc vì nhớ thương rồi, vừa xem con vừa lần lượt nhớ lại bạn bè trong mỗi năm học với 4 lần Dance: Home coming Dance, Christmas Dance, Valentine Dance và Prom Dance. Là những lần bạn trai ask girl hay girl ask boy đều vui thú lắm bà ơi.
Tôi nghe cháu kể đến đâu cũng bùi ngùi muốn khóc theo đến đấy, hình ảnh cháu hôm nay là chính tôi của thời gian xa xưa, cũng đầy mộng mơ và ước vọng, cũng buồn vui khi chia tay mái trường thân yêu và bạn bè.
Chụp vài tấm hình với gia đình xong Betsy lại chạy đi tìm bạn để chụp hình trước khi cởi áo trả lại trường, chỉ giữ lại chiếc mũ và giải dây màu vàng học sinh giỏi khi ra trường mang về nhà làm kỷ niệm.
Sau cùng chúng tôi đi ăn nhà hàng rồi về nhà lúc trời đã tối nhưng ngày vui dường như chưa chấm dứt. Betsy lấy ra những tấm thiệp ra trường của bạn bè đã gởi tặng nó cho tôi xem, có cả tấm thiệp của vài người bạn cũ khi Betsy học ở thành phố Centerville. Ngày ấy khi bố mẹ dọn nhà đến thành phố Kaysville Betsy đã khóc quá chừng vì phải chia tay bạn cùng lớp. Hai thành phố Centerville và Kaysville cách nhau chưa đầy chục mile mà đã ngàn trùng xa cách vì chẳng thể học chung lớp chung trường. Betsy chỉ còn giữ liên lạc với vài đứa bạn thân nhất ở Centervilel mà thôi. Học trường mới lại có bạn mới, nỗi buồn chia lìa bạn cũ cũng nguôi ngoai dần.
Khoe những tấm thiệp ra trường của bạn bè xong Betsy lại khoe tiếp, nó lôi ra một tấm bảng bìa cứng màu trắng khá to có ghi những hàng chữ mà bạn trai ask girl, chàng bạn học nào đó đã viết những lời có cánh thật ngọt ngào dễ thương của tuổi học trò cho Betsy mùa Fall năm trước. Tấm bảng bằng bìa cứng với hàng chữ tô vẽ đẹp đẽ này đã được cắm trước sân nhà Betsy. Chẳng biết sau này cả người viết và người nhận có ai còn nhớ những lời này không? Còn nghĩ đến nhau không?
Betsy đưa tôi xem cuốn year book năm lớp 12, số học sinh ghi tên học là 2,152 người, tôi lật từng trang, nhìn những gương mặt học trò này tôi tự hỏi tương lai họ là ai? Bao nhiêu người sẽ thành công trong cuộc sống và bao kẻ thất bại? Trên muôn nẻo đường đời biết đâu sẽ có lúc họ gặp nhau, nhận ra nhau để cùng nhắc về ngôi trường Davis High School và có ai quay về thăm lại mái trường xưa không?
Cô cháu Betsy của tôi giàu tình cảm quá, nó đang khoe tôi những kỷ niệm, đang nhớ về những người bạn hiện tại. Họ sẽ là quá khứ thôi vì vào đại học hay vào đời những đứa trẻ này sẽ có những bạn bè khác nữa.
Không để cho cô bé buồn vu vơ nữa tôi nói chuyện với Betsy về buổi ra trường hôm nay, các nữ sinh mặc những chiếc váy đẹp nhất, đi đôi giày xinh nhất, chải mái tóc dễ thương nhất. Betsy cũng thế đấy, mẹ đã dắt Betsy đi mall lớn trong phố Salt Lake City chỉ để chọn mua váy và giày cho ngày này và Betsy đã xem cả chục cái you tube khác nhau về cách chải tóc, bện tóc của tuổi mười bảy mười tám để làm dáng làm điệu.
Betsy hào hứng ngay, say sưa kể đứa này đứa kia sẽ học ngành nghề gì. Tôi nhớ ra con bé tóc vàng đã ôm chầm lấy Betsy và chụp hình với Betsy trước cổng trường Davis liền hỏi:
- Nhỏ bạn có cha mẹ luôn lúp xúp chạy theo nó để chụp hình, cả khi nó đứng nói chuyện với con, nó tên gì nhỉ?
- Ồ, Lena đấy, nó muốn sau này sẽ trở thành một phi hành gia.
Ôi, những tâm hồn mới lớn, những giấc mộng cao hơn núi, những ước mơ xanh hơn mây trời. Các bạn có quyền ước mơ và theo đuổi ước mơ, trong đó có cả Betsy của tôi nữa.
Tôi chúc Betsy, chúc những bạn trẻ tiếp tục con đường tương lai của mình và vài năm sau các bạn lại ra trường. Lần này các bạn hãy tung chiếc mũ ra trường lên trời cao. Lần này các bạn sẽ trưởng thành bước vào đời. Giã từ thời trung học, giã từ thời đại học và bước vào trường đời cũng có bao điều khác để học hỏi, để làm người tốt cho bản thân gia đình và xã hội nhé.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( May 29, 2023)
UTAH NGÀY TRỞ LẠI.
( Những ngày đến Utah. May, 2023).
Về chốn cũ chiều bỗng dưng mưa đổ
Cuối tháng năm phố núi vẫn lạnh đầy
Salt Lake City ướt những hàng cây
Núi ngủ trong mưa một màu ảm đạm.
Xe chạy qua những phố quen thất lạc
Thấy tên đường như gặp lại cố nhân
Mái tóc nào từng lộng gió bâng khuâng
Gateway mall chiều cuối tuần thứ bảy.
Tôi cứ tưởng nước mắt mình rơi đấy
Chỉ là mưa nhòa nhạt cửa kính xe
Còn nhớ tôi không Temple Square ?
Trời mây xám phía xa hoàng hôn xuống.
State Capitol tôi vừa đến
Bước chân vui lên những bậc thềm cao
Ngồi đây mà nghe gió núi lao xao
Tưởng ai gọi tên mình trong gió núi.
Bountiful, Centerville sắp tới
Làm cho tôi nao nức lối về nhà
Farmington như chưa hề cách xa
Bụi hoa đẹp nhà ai trên dốc thấp.
Mặc trời mưa trên đường từ Salt Lake
Theo tôi về những kỷ niệm chưa nguôi
Tôi vẫn còn thở vị mặn trên môi
Hồ Muối lớn nước mênh mông như biển.
Về đến Kaysville cơn mưa tạnh hẳn
Mây lại xanh núi lại thức êm đềm
Tôi thấy mùi năm tháng cũ thân quen
Hồn tôi đấy Utah ngày trở lại.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( June 05, 2023)
MỘT TIẾNG “KHÔNG”
(Cảm tác “Giọt Nước Thủy Tinh” của Ý Nhi).
Trong xã giao hàng ngày
Bao điều em đã nói
Nhưng một lời từ chối
Sao khó thế anh ơi.
Lạnh lùng một tiếng “không”
Là điều em không thể
Tính em hay cả nể
Xót xa và yếu lòng.
Khi em không hài lòng
Vẫn mỉm cười chấp nhận
Chịu nhún mình thua thiệt
Miễn là người khác vui.
Cảm nhận tình của anh
Dành cho em tha thiết
Giữa đôi bờ sống chết
Chỉ có một tình yêu.
Nhưng tình anh một chiều
Mà sao anh không thấy?
Bao nhiêu người con gái
Sao anh chỉ yêu em?
Em vô tư đấy thôi
Xem anh như tình bạn
Dù có lúc lãng mạn
Cũng chưa hề yêu anh
Nếu em nói tiếng “Không”
Thì lòng em đau lắm
Ngại ngùng em im lặng
Mong anh sẽ hiểu ra.
Xin lỗi anh vết thương
Hai ta không chung đường
Mong rằng anh sẽ gặp
Một người nào hơn em.
Thời gian anh sẽ quên
Em không là tất cả
Nếu kiếp sau tái ngộ
Em muốn được yêu anh.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( May 19, 2023)
CON ĐƯỜNG MANG TÊN… THANH.
Tôi đành vay mượn tên nhạc phẩm “Con đường mang tên em” của Trúc Phương để đặt cho con đường nhà tôi vì quá hợp lý luôn, không thể đặt tựa đề khác được.
Con đường này dài hơn một cây số nhưng chỉ một đoạn đường ngắn nơi khu buôn bán gần những trại lính thật khó mà tin nổi 9 căn nhà liên tiếp nhau đã có 3 người con gái tên Thanh, thật ngẫu nhiên chúng tôi cùng lứa tuổi mới lớn, lại ngẫu nhiên nữa là có hai người cùng họ Nguyễn Thị… Chẳng biết từ bao giờ hàng xóm đã tự phân loại cho khỏi lầm lẫn là gọi tên Thanh đi kèm theo tên của bố chúng tôi. Căn đầu tiên là Thanh Giai, tới tôi căn nhà thứ 4 là Thanh Đệ ( hai nhà Thanh này đều là cửa hàng bán cà phê nước giải khát) và Thanh Pa tê là căn nhà thứ 9 ( nhà này bán Pa tê thịt nguội vì chính bố của Thanh người ta cũng gọi là “ông Pa tê”)
Rõ ràng thế mà vẫn có sự lầm lẫn.
Hàng ngày ngoài giờ đi học tôi phải phụ mẹ bán hàng.
Một hôm có anh chàng đẹp trai ăn mặc điệu đàng lịch sự dừng xe Vespa trước cửa quán nhà tôi, anh tháo kính đen, nheo mắt nhìn lên số nhà rồi nhìn vào trong quán thấy tôi nên anh mạnh dạn bước vào. Thấy anh mỉm cười tôi cũng mỉm cười tưởng là khách hàng quen. Dáng vẻ anh thành phố thanh lịch sang trọng thế kia chẳng lẽ ghé quán để uống mấy thứ nước ngọt màu mè xanh đỏ vàng tím như chai bạc hà, chai cam đỏ, chai kem sô đa hay chai xá xị con cọp. Tôi mời hỏi:
- Anh uống gì, cà phê sữa đá, sô đa sữa hột gà, sô đa chanh đường hay nước vắt cam tươi?
Chàng lửng lơ:
- Em cho anh uống gì cũng được.
Người khách này dễ tính thật vào quán người ta mà mặc cho chủ quán muốn bán gì uống nấy.
- Anh uống cà phê sữa đá nhé.
Chàng gật đầu có vẻ hài lòng làm như vừa được tôi săn sóc hậu hỉ. Khi tôi mang ly cà phê ra bàn chàng nhìn tôi bằng ánh mắt thân mến:
- Thanh khỏe không?
Tôi giật mình sao anh chàng lạ hoắc này biết tên mình. Tôi phụ mẹ bán hàng bấy lâu nay hầu như quen thuộc nhiều mặt khách nhưng mặt người này thì là lần đầu. Mà thôi khách nhớ nhà hàng chứ nhà hàng làm sao nhớ hết từng người khách. Tôi đáp lại:
- Vâng, em bình thường, anh khỏe không ?
Chàng hớn hở:
- Anh khỏe nên hôm nay mới đến ra mắt em đây. Em ở ngoài đời khác trong hình làm anh bất ngờ, nhưng em trong hình và em ngoài hình đều rất dễ thương.
Lần này tôi giật mình thật sự, tôi linh cảm ngay có sự lầm lẫn. Đây không phải người khách vào quán tôi để uống giải khát mà anh đi tìm người con gái tên Thanh nào đó không phải là tôi. Tôi bối rối:
- Anh và em chưa quen nhau bao giờ, em có gởi hình cho anh đâu.
Chàng ngỡ ngàng:
- Em tên Thanh phải không?
- Đúng rồi, em là Thanh.
- Anh là Trần Hữu Minh đây mà.
Chàng móc trong túi áo một lá thư đã đóng dấu bưu điện:
- Thư em viết cho anh nè, em cho anh địa chỉ quán cà phê nhà em đây, hôm nay chúng ta hẹn gặp mặt nhau sau vài tháng làm quen qua mục tìm bạn bốn phương trên báo.
Tôi nghĩ ngay đến Thanh Giai cô nàng xinh đẹp và luôn mơ mộng một chàng trai vừa giàu sang vừa đẹp trai.
- Anh ơi, vậy là Thanh kia chứ không phải Thanh này, nhà nó cũng bán quán cà phê, căn đầu tiên đó anh.
Chàng đẹp trai ngượng ngùng:
- Thế mà anh hỏi thăm nhà cô Thanh bán cà phê bác kia chỉ ngay quán này và anh thì nhìn vội số nhà lại thấy bóng dáng em nên anh cứ tưởng…Cho anh xin lỗi nhé.
- Không sao, chúng em cùng tên, nhà cùng bán hàng cà phê giải khát, số nhà nó 111 số nhà em 114 na ná nhau nên bị lộn hoài, mà còn có cô Thanh thứ ba nữa cơ, anh mà lạc vào nhà nó là phải…mua Pa tê thịt nguội đó.
Chàng đẹp trai ra khỏi quán tức thì bố tôi hầm hầm gọi tôi vào trong:
- To gan nhỉ, dám hẹn hò bồ bịch đến tận nhà lại còn trao đổi thư từ với nhau.
Bố đi tìm cái roi tôi phải vội vàng giải thích kẻo bị đòn oan:
- Anh ấy đi tìm Thanh nhà ông Giai chứ không phải con.
Buổi chiều tôi gặp Thanh Giai kể cho nó nghe từ đầu đến cuối tôi suýt bị bố đánh đòn vì sự trùng tên này. Nó bảo khi làm quen anh Minh qua thư từ nó lấy biệt hiệu là Kiều Diễm, nhưng khi cho anh địa chỉ đến nhà phải nói tên thật là Thanh cho anh dễ tìm chứ cô Kiều Diễm ai biết đâu mà chỉ .
Chuyện tìm bạn bốn phương như một cuộc vui ngắn ngủi chẳng mấy khi nên duyên nợ. Sau đó Thanh Giai lên xe hoa với người khác, một tấm chồng như ước mơ, anh ấy con nhà giàu có, là lính kiểng quân y trong Tổng y viện cộng hòa, rồi Thanh Đệ cũng lấy chồng, chỉ còn Thanh Pa tê nhỏ hơn chúng tôi một hai tuổi thì chưa..
Năm 1975 đã làm thay đổi mọi cuộc đời, mọi thứ trong cuộc sống, nhưng định mệnh vẫn cho chúng tôi ở cùng một con đường như bấy lâu dù chúng tôi đã qua thời thiếu nữ. Chồng Thanh Giai bị mất tích ngay những ngày đầu 30 tháng Tư 1975, toàn bộ gia đình chồng đã di tản đi Mỹ, thế là Thanh Giai bơ vơ không nơi nương tựa đành mang hai con về xóm cũ ở chung nhà cha mẹ ruột và buôn bán kiếm sống. Thanh Đệ thì từ khi lấy chồng đã mua một căn nhà trong xóm, chồng đi tù cải tạo ngày ngày tôi vẫn ra quán cà phê nhà cha mẹ bán hàng, Thanh Pa Tê vẫn chưa lấy chồng, ở cùng cha mẹ.
Căn nhà thứ 6 bỗng đổi chủ, một gia đình đến mở cửa hàng bán gạo và chà gạo, thời buổi bao cấp gạo xấu người ta phải đem chà lại cho sạch cám trắng gạo để dễ ăn, trời xui đất khiến sao mà chị chủ nhà cũng tên Thanh. Chị được hàng xóm gọi là Thanh Chà Gạo. Thế là 9 căn nhà liền kề nhau bây giờ có thêm một Thanh nữa là 4 người phụ nữ mang tên Thanh. Càng thêm ngẫu nhiên đến lạ lùng, càng thêm khó tin. Chắc khúc đường này có duyên với những người tên Thanh ?
Một hôm có thằng bé đứng lóng ngóng trước cửa nhà tôi, thấy tôi nó mừng rỡ réo to cả xóm đều nghe:
- Cô Thanh ơi trả lại mẹ cháu bịch cám, nãy chà gạo xong cô quên chưa đưa mẹ cháu.
Tôi chỉ nhà bên cạnh:
- Sang bên đó mà đòi cám nghe cháu.
Thế mà cũng lầm nhà được mới lạ, nhà Thanh chà gạo có máy chà gạo, bụi cám bay đầy nhà, có những bao gạo chồng chất mà thằng nhỏ vẫn đi lộn sang quán cà phê nhà tôi.
Vụ lộn nhà đòi bịch cám còn đỡ hơn vụ này. Con bé chừng 12 tuổi đạp xe dừng trước cửa nhà tôi nó dựng xe và bước vào, tôi tưởng nó vào uống giải khát, nhưng chẳng nói năng chi, nó móc túi lấy ra tờ giấy đưa cho tôi. Tôi tò mò và ngạc nhiên mở tờ giấy ra đọc, ghi từng ngày như sau: Ngày ..tháng…1 ký đậu xanh nửa ký bột năng.
Ngày..tháng…một ký đậu đỏ một ký đường cát trắng. Ngày…tháng…một ký đậu ván một ký đường cát trắng, ba gói phổ tai. Tổng cộng số tiền là…..
Tôi nhìn con nhỏ và ngơ ngác hỏi:
- Ủa, giấy gì đây sao toàn là đường đậu ?
- Dạ, má con nói đưa dì đọc tờ giấy này cho kỹ càng ngày tháng rành rành ra đó để dì đừng cãi cố như bữa hôm.
- Ủa..má con là ai?
- Bà Tư Đanh bán chạp phô trên chợ Hạnh Thông Tây đó, Dì mua mối đường đậu của má con đó.
Xong nó ngọt ngào rất bài bản để đòi nợ:
- Dì Thanh làm ơn cho con xin tiền mấy thứ này, dì đã hẹn mấy lần mà chưa thấy trả nên má con biểu con đi lấy tiền.
Trời, lại một sự lầm lẫn người tên Thanh, là Thanh Giai chứ còn ai vào đây nữa. Tôi với Thanh Giai có mắc mớ gì không mà khi trước có chàng trai đến nhà tìm Thanh đòi nợ tình, khi nay con nhỏ đến đòi nợ tiền. Thời buổi bao cấp của khó người khôn, người ta mở thêm quán giải khát cạnh tranh nhau buôn bán nên cà phê nhà Thanh Giai và nhà Thanh Đệ đều ế hơn xưa. Tôi sau khi mở cửa hàng xay bột nước không đủ sống liền quay trở lại bán hàng cà phê giải khát như cũ, nhưng cũng chỉ đủ cầm cự qua ngày còn Thanh Giai xoay sở bán đủ thứ, khi là xe bánh mì, khi thì bày bán bún riêu, khi thì hàng cơm tấm, càng bán càng cạn vốn nên nàng đổi sang bán xe chè đá đậu. Tôi bảo con nhỏ:
- Dì tên Thanh nhưng không hề mua thiếu đường đậu má con mà là Thanh kia kìa, căn nhà đầu tiên có xe đá đậu lù lù đó bộ con không nhìn thấy hả?
Con nhỏ bị quê, giựt lấy tờ giấy nợ trên tay tôi và đạp xe vèo một cái tới đúng nhà Thanh Giai, đúng người mà nó cần gặp.
……..
Khi gia đình tôi xuất cảnh đi Mỹ, Thanh Giai vẫn buôn bán lẻ tẻ nuôi hai con, Thanh Chà Gạo càng ngày càng đắt hàng và phát triển bỏ mối gạo đi nhiều nơi. Trong số 4 người tên Thanh thì Thanh Chà Gạo là đại gia giàu có nhất, phải chi ai đó lầm lẫn tưởng tôi là Thanh đại gia thì tôi cũng được oai phong le lói vài phút giây.
Ngày tôi đi xuất cảnh Thanh Pa tê nói đùa chị Thanh sang Mỹ tìm người nào giới thiệu cho em đi. Nhưng chỉ một năm sau tôi nghe tin Thanh Pa tê đã lên xe hoa sau nhiều năm kén chọn…suýt nữa bị ế chồng. Rồi tôi được tin Thanh Giai đã kết duyên với một cán bộ và mẹ con dọn vào ở trong khu cư xá cán bộ với ông ta, đồng thời ông xin cho nàng một chân thư ký trong nhà máy nơi ông làm việc. Mới đây nhất năm 2021 khi Việt Nam đang bùng lên dịch Covid làm bao người thiệt mạng vì chưa được chích ngừa trong số đó có Thanh chà gạo, đại gia lắm tiền nhiều của nhưng ở Việt Nam tiền của cũng chẳng dễ gì mua được thuốc chích ngừa thời điểm ấy, coi như Thanh đại gia đã ra đi oan uổng, nghĩ mà thương.
Thế là con đường “định mệnh” mang tên Thanh ngày nào giờ đã chẳng còn ai tên Thanh ở lại. Mỗi Thanh một phương trời.
Thanh Đệ là tôi hiện nay sống ở Mỹ, nhà tôi trên con đường này hàng xóm toàn là Mỹ là Mễ chắc chắn chẳng có ai tên Thanh để mà trùng. Nhưng vẫn…có sự lầm lẫn, chẳng vì tên Thanh mà vì trùng số nhà. Hai lần bà Mễ ở con đường kia trong cùng khu phố tìm đến nhà tôi để trao lá thư đi lạc và tôi cũng đã có lần tìm địa chỉ nhà bà Mễ để trao gói quà ông bưu điện giao lầm.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( Feb. 10, 2023)

MẸ NGOÀI ĐƯỜNG NGOÀI CHỢ
(Thương yêu viết về những người mẹ này)
Mẹ vất vả từ bao lâu rồi
Tuổi gìa vẫn chưa được nghỉ ngơi,
Chợ xa quang gánh mẹ dậy sớm,
Sợ không kịp họp chợ đông người.
Mẹ đi khi trời còn mù sương,
Đường quê tất tả đôi chân không,
Lưng còng vai lạnh vươn trong gío,
Đường mẹ đi có bùn lấm chân
Đôi chân trần chịu khó chịu thương,
Đất quen chân mẹ, mẹ quen đường,
Đường quê, đường chợ đi bao lượt,
Mẹ giữa chợ đời giữa bán buôn.
Lấy chồng từ thuở mới đôi mươi,
Mẹ bước vào trong số phận nghèo
Gánh hàng rong ngoài đường ngoài chợ,
Cuộc sống đầy thử thách gieo neo.
Mẹ ngoài đường nhiều hơn ở nhà,
Đã quen với thời tiết bao mùa
Góc phố này mẹ từ sáng sớm,
Con đường nọ mẹ ngồi đến khuya.
Ai ấm trong mái nhà yêu thương,
Ai ngoài kia thân cò long đong
Lặng lẽ mẹ về trong ngõ hẹp,
Đường mẹ về bóng tối vây quanh.
Ngày tháng vô tình nối tiếp nhau
Thanh xuân của mẹ đi về đâu
Còn sức lực mẹ còn bươn chải,
Đường mẹ về có nắng mưa theo.
Những người mẹ hiền, mẹ đảm đang,
Lưng mẹ còng không vì thời gian,
Mẹ gánh cả cuộc đời vất vả,
Cả cuộc đời vì chồng vì con.
Nguyễn Thị Thanh Dương
MẸ MÃI LÀ TỔ ẤM.
Minh lo nộp đơn xin job dù còn vài tháng nữa mới tốt nghiệp đại học. Hôm qua mẹ Minh đã góp ý:
- Con xin việc nơi nào gần nhà mình, không ngoài tiểu bang, không ngoài thành phố là được.
Minh bực mình kêu lên:
- Mẹ ơi, sao mẹ “khoanh vùng” hạn chế con vậy? Hồi con vào đại học mẹ bắt con không được chọn trường xa con đã chiều mẹ rồi. Nay con ra trường, mình cần job chứ job đâu cần mình, con phải nộp đơn xin nhiều nơi mới có cơ hội tìm được việc làm tốt. Nếu mẹ không thích đi xa thì cứ ở lại đây, con sẽ thỉnh thoảng về thăm mẹ.
Vừa nghe xong mẹ đã sụt sùi kể lể:
- Con nói thế là muốn bỏ mẹ hả. Nhà có hai mẹ con, con đi đâu mẹ theo đó như ngày xưa con từng nói mẹ con mình không thể xa nhau, mẹ luôn là tổ ấm của đời con. Mẹ đã quen đi lại trong thành phố này và quan trọng là mẹ đang có công việc tốt đẹp tại tiệm may Lily.
Minh cũng mủi lòng thương mẹ chẳng biết tính sao. Từ bé đến giờ Minh đã từng mong muốn thế. Đâu ngờ điều này cũng thật phiền phức. Hay là ông trời đang …quả báo chàng?
Mẹ Minh khéo tay may vá giỏi, qua Mỹ bà xin làm trong tiệm sửa quần áo của người Việt Nam, bà thay đổi vài tiệm, khi thì chủ khó tính khi thì tiệm khá xa nhà bà đi làm thấy oải, đúng lúc này thì một bà Mỹ, khách hàng sửa đồ quen thuộc của bà giới thiệu bà đến tiệm may sửa quần áo “Lily” của người Mỹ, địa chỉ tiệm rất gần nhà là mẹ thích rồi, qua ba tháng thử việc người chủ nhận thấy sự làm việc tận tụy và khả năng tay nghề của bà nên đã nhận bà vào làm chính thức, trả lương hậu, benefit đầy đủ, ngày làm 8 tiếng rõ ràng không như tiệm Việt Nam có khi hết giờ chủ cần bà vẫn phải ở lại làm cho xong việc để giao cho khách mà chẳng được trả thêm đồng nào. Chủ tiệm Lily cần người thợ như bà và qúy mến bà lắm, bà cũng mến chủ. Quen chỗ quen việc, bà muốn làm việc ở đây cho tới khi về hưu hay lúc mắt mờ tay run không cầm nổi cây kim sợi chỉ mới thôi.
Minh đang hào hứng với kế hoạch ra trường có công việc vừa ý rồi sẽ tính tới chuyện kết hôn với người yêu Scarlett. Đi bất cứ nơi đâu, mỗi tiểu bang hay thành phố lạ đều cho Minh những cảm giác tò mò thích thú. Minh sẽ làm quen nơi ấy, sẽ làm việc và xây dựng tương lai. Đối với chàng điều quan trọng là có job chứ không phải gần nhà hay bám mãi vào một thành phố như mẹ chàng. Bà không muốn thay đổi nơi chốn, không muốn phải học từng con đường con phố và xin việc làm lại từ đầu.
Điều Minh lo ngại nữa là Scarlett là người Mỹ mà mẹ chàng mấy lần đã tuyên bố để nhắn nhủ “cảnh báo” trước với chàng:
- Mẹ làm nghề sửa quần áo giao tiếp với hầu hết khách là người Mỹ, mẹ đã gặp nhiều người Mỹ tử tế rộng lượng cho tiền tip hậu hỉ còn hơn tiền công và nhất là chị chủ tiệm người Mỹ rất thân thiện dễ thương. Tóm lại mẹ quý mến người Mỹ lắm nhưng sau này mẹ …không muốn con dâu mẹ là người Mỹ, phải là người Việt Nam.
Bởi thế Minh chưa dám hé môi cho mẹ biết về Scarlett chứ đừng nói tới chuyện đưa nàng về ra mắt mẹ. Thế là cả hai việc trọng đại của cuộc đời Minh phải qua vòng duyệt xét vô lý của mẹ.
Cách đây vài năm mẹ con Minh ở trong khu chung cư rẻ tiền nhưng là tổ ấm của hai mẹ con kể từ khi cha Minh qua đời. Mẹ đi làm may sửa quần áo nuôi Minh ăn học. Thỉnh thoảng khi thì máy lạnh khi thì vòi nước khi bóng đèn hư thế là chú Hưng lại đến sửa. Chú Hưng làm việc fulltime chuyên sửa chữa điện lạnh, ngoài ra chú còn biết thêm về điện nước nên được chủ trọng dụng, chú được cấp một căn phòng trong chung cư nên bất kể ngày đêm chung cư luôn có sẵn thợ, mỗi lần đến chú Hưng chuyện trò vài câu với mẹ thành quen, chú Hưng hay cho Minh quà, đáp lại mẹ mời chú bữa cơm khi tình cờ chú có mặt.
Cứ như thế thì Minh quý mến chú Hưng biết bao. Nhưng một hôm Minh đi học về sớm bắt gặp chú Hưng đang nắm tay mẹ âu yếm tỏ tình thế là Minh nổi giận phản ứng dữ dội đuổi chú Hưng ra khỏi nhà mặc cho hai người đã thay phiên nhau giải thích họ yêu nhau và muốn chính thức thành vợ chồng cùng lo cho Minh tiếp tục học hành.
Minh đe dọa chú Hưng nếu không tránh xa mẹ, Minh sẽ “thanh toán” chú về tội dụ dỗ bà mẹ độc thân, chia rẽ tình mẹ con.
Minh đe dọa mẹ, sẽ bỏ học, bỏ nhà đi hoang cho mẹ được tự do thảnh thơi ở với người ta.
Bà sợ quá đã năn nỉ con và thề hứa với con sẽ dứt khoát quên chú Hưng. Để chứng minh điều đó bà đã chuyển nhà đi thuê ở chung cư khác và cắt đứt liên lạc với chú Hưng. Năm đó mẹ 45 tuổi và Minh 17 tuổi.
Bây giờ Minh mới biết mình đã ích kỷ, đã quá đáng, mẹ còn trẻ, mẹ cũng cần có cuộc đời riêng của mẹ. Chàng tiếc rẻ và ân hận, giá ngày ấy Minh đừng cấm cản, để mẹ tái giá với chú Hưng thì ngày nay mẹ có chú Hưng bên cạnh thương yêu và chăm sóc đỡ đần, cuộc đời đỡ cô đơn và mẹ sẽ tự tin hơn, bao dung hơn. Mẹ không cần bám theo Minh từng bước trong cuộc sống nữa và Minh cũng yên tâm sống cuộc đời riêng của mình.
Minh chợt lóe lên một ý tưởng sẽ đến tìm chú Hưng. Chàng cầu mong chú vẫn chưa lấy ai, còn kịp cho chàng giúp mẹ nối lại chuyện tình dang dở, hay ít ra chú cho mẹ chàng những lời khuyên vì mẹ từng quý mến chú Hưng, tin cậy và nghe lời chú lắm.
Trở về căn chung cư cũ với hi vọng mong manh Minh vừa mừng vừa cảm động nhớ lại bao kỷ niệm nơi đây. Chàng vào office hỏi thăm về chú Hưng thợ bảo trì của chung cư. May quá chú vẫn còn làm việc ở đây.
Chú giống mẹ có năng khiếu nghề nghiệp, tận tụy với nghề và làm việc nơi nào vừa ý thì ở lại dài lâu, có lẽ vì thế mà họ hợp nhau, yêu nhau. Biết đâu tình yêu của chú dành cho mẹ cũng chung thủy dài lâu như thế, chú vẫn yêu thương mẹ như mẹ vẫn yêu thương chú.
Minh hồi hộp ngồi đợi. Khi vừa thấy Minh với vẻ mặt căng thẳng chú Hưng lo ngại:
- Chú không còn liên lạc với mẹ cháu từ lâu rồi, cháu đừng tìm chú làm bậy à nhe.
Minh phải cười cười cho chú an tâm:
- Cháu ghé hỏi thăm chú giờ này sống ra sao thôi mà.
Chú Hưng vẫn dè dặt:
- Bình thường…
- Ý cháu muốn hỏi chú lập gia đình nữa chưa?
Bây giờ chú Hưng mới thực sự yên tâm, chú tâm sự:
- Chú chưa yêu được người phụ nữ nào như đã yêu mẹ cháu. Thà ở vậy còn hơn lấy đại cháu à, đời chú đã một lần gãy đổ nên chú sợ lắm.
Minh cũng tâm sự với chú Hưng, chàng xin lỗi chú Hưng và mong muốn hai người nên nối lại tình xưa.
*************
Chiều thứ bảy Minh nhờ mẹ làm một bữa cơm để đãi hai người bạn. Bà tưởng là hai đứa bạn thân của Minh thỉnh thoảng có đến chơi nhà. Bà đã vui vẻ làm vài món ăn thật ngon.
Khi tiếng chuông cửa reo Minh biết ngay là người khách thứ nhất: chú Hưng, chàng đã rút lui vào trong phòng. Người ra mở cửa là mẹ chàng.
Vừa thấy người xưa bà ngạc nhiên và hoảng hốt kêu lên :
- Trời ơi…sao anh đến đây…Tôi đã thề với con và cấm anh không được tìm tôi mà.
- Hãy nghe anh nói….
Mẹ Minh vẫn hơ hãi khăng khăng gạt đi:
- Anh khỏi cần nói, ra khỏi nhà tôi ngay nếu không muốn đổ máu. Thằng Minh nó đang ở nhà đó. Tôi van anh, tôi xin anh…
- Anh nhớ em quá …hơn 5 năm trời anh mới gặp lại em..
Giọng bà nghẹn lại:
- Chính xác cho đến ngày hôm nay là 5 năm 2 tháng và 13 ngày. Nhưng tôi vẫn phải …mời anh ra khỏi nhà..
Minh xuất hiện, reo lên trêu chọc mẹ:
- Mẹ ơi…một là mẹ có trí nhớ tuyệt vời, hai là mẹ vẫn thương yêu chú, đếm từng ngày xa cách chú. Chính con tìm chú và mang chú trả về cho mẹ. Con xin lỗi đã làm mất đi mấy năm trời tươi đẹp của hai người.
Nói xong Minh đi vào trong phòng cho hai người cùng mừng vui tái ngộ. Lát sau lại có tiếng chuông cửa reo, mẹ Minh lại là người ra mở cửa, thấy một cô gái Mỹ bà hết sức ngỡ ngàng, hoang mang và lẩm bẩm:
- Không lẽ cô này là khách hàng sửa quần áo ở tiệm Lily, hôm nay tiệm đóng cửa cô ta tìm đến tận nhà mình phàn nàn mắng vốn? Mà sao cô ta biết địa chỉ nhà mình nhỉ?
Trong nghề nghiệp may sửa quần áo là làm dâu trăm họ, dù khéo léo đến đâu cũng không thể vừa lòng hết mọi người mọi lúc, bà đã vài lần bị khách bắt đền phải sửa đi sửa lại, thậm chí có người hối hả đòi lấy ngay, lấy gấp. Bà luống cuống:
- What is… your name??
Cô gái Mỹ còn đang ngẩn ngơ bà lịch sự hỏi thêm:
- Tell me what’s wrong with your clothes. I will fix ít …
Minh lại từ trong phòng đi ra, chàng vui vẻ chỉ cô gái và giới thiệu:
- Mẹ ơi, không phải khách hàng sửa quần áo của mẹ đâu. Đây là Scarlett bạn học cùng với con và cũng là ….người yêu của con.
- Ủa cô gái này là…là…là bạn gái con hả? Vậy mà làm mẹ hết hồn..
Scarlett cúi đầu chào lễ phép như một cô gái Việt Nam dù tiếng Việt của cô còn ngọng nghịu líu ríu:
- Con ….kính.. chào….bác…ạ…
Bà có chút cảm động khi thấy cô gái xinh đẹp người Mỹ nói tiếng Việt lúng túng.. Minh tiếp tục lấy cảm tình của mẹ:
- Vâng Scarlett là bạn gái của con, cô ấy đang học tiếng Việt và học nấu nướng các món ăn Việt để hòa đồng trước là với nhà mình sau là với cộng đồng Việt đó mẹ.
Mẹ Minh mỉm cười nhìn Scarlett:
- Sit down. Please…À quên…cháu hiểu tiếng Việt mà. Mời cháu ngồi.
Rồi bà trách yêu Minh:
- Con mời hai người khách làm mẹ thật bất ngờ.
Cả nhà cùng ngồi vào bàn ăn vui vẻ. Minh đã chuộc lỗi với mẹ và chú Hưng. Chàng đã hiểu tình yêu của chú Hưng dành cho mẹ và tình yêu của mẹ vẫn y nguyên cho chú Hưng kể từ ngày bị chàng phân ly.
Tương lai đang ở phía trước. Minh tin rằng chàng và chú Hưng sẽ giúp mẹ hiểu, chấp nhận Scarlett là con dâu tương lai, cô ấy sẽ là nàng dâu ngoan hiền như cô gái Việt trong ước mơ của mẹ và nhất là Minh sẽ có thể nộp đơn xin việc bất cứ nơi đâu.
Chàng sẽ là con chim tung cánh vào cuộc đời và mẹ mãi mãi vẫn là tổ ấm yêu thương.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( March,22,2023)
CHIỀU TÁI NGỘ
(Cảm tác truyện “Tàn Mơ” của Hồng Thủy)
Chiều nay mình tái ngộ
Hai người của ngày xưa
Ngồi bên nhau quán nhỏ
Nhạc tình Bolero.
Cũng những bài hát đó
Từng làm mình bâng khuâng
Từng làm mình trăn trở
Hình ảnh một người thương.
Hôm nay nghe xa lạ
Không phải chuyện chúng mình
Không còn rung cảm nữa
Ngỡ ngàng em và anh.
Tưởng tận cùng đau khổ
Nếu không lấy được nhau
Tình yêu này tan vỡ
Nhưng có ai chết đâu.
Không có gì vĩnh viễn
Lòng người cũng đổi thay
Những thề non hẹn biển
Theo gió cuốn mây bay.
Mỗi thời ta mỗi khác
Tình cảm ấy qua rồi
Ai đi cùng năm tháng
Thương nhớ mãi một người.
Đời còn nhiều lối mộng
Bài tình ca nhạt lời
Bao ngày xưa kỷ niệm
Về đâu cố nhân ơi.
Chúng mình chia tay nhé
Không hẹn gặp lần sau
Chỉ một lần tái ngộ
Xa thêm mấy nhịp cầu.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( April 10, 2023)
HÀNG XÓM
Mới đọc tin ngày 13 tháng tư, 2023 một thằng nhỏ khi đi tìm đón người em đã bấm chuông cửa lộn nhà, bị ông chủ nhà bắn bị thương. Ông chủ nhà này chắc thuộc loại khó tính và đề cao cảnh giác quá độ đã hành xử nóng nảy vội vàng. May mà thằng nhỏ không chết, kẻo ông sẽ ân hận cả đời.
Tôi giật mình về cái tội xớn xác của mình, có lần đi chợ Kroger bước ra bãi đậu xe đã lộn xe người khác vì xe cùng hiệu Hoda và màu đỏ y chang, Mở khóa cửa không xong, nhìn vào xe mới biết không phải xe mình. May quá chủ xe chắc cũng đang bận rộn mua sắm trong chợ, nếu chủ xe ra đúng lúc tôi đang mở khóa cửa xe biết đâu tôi cũng đã lãnh đạn rồi ?
Ngày 29 tháng Tư- 2023 đọc tin một anh chàng sang nhà hàng xóm bên cạnh bắn chết 5 mạng vì “tội” họ đã phàn nàn với anh ta bắn súng ở sân sau làm ồn khi con họ đang ngủ.
Vụ này tôi cũng giật mình vì suy ra giống giống nhau, thỉnh thoảng tôi hay mang đồ ăn ra ngoài sân sau chiên kho mùi vị nước mắm nước tương bốc ra lan tỏa sang…nhà hàng xóm mà chưa thấy ai khiếu nại gì. Gặp hàng xóm dữ dằn có súng dám có ngày nó sang “hỏi tội” tôi lắm.
Là hàng xóm với nhau, mỗi người một chút chịu đựng, một chút hiểu chuyện thì cuộc sống an vui biết bao.
Hàng xóm ở Việt Nam tôi từng sống và lớn lên thật hiền hòa thân thiện, vì người ta sống lâu dài ở một địa chỉ, một khu xóm, có khi từ đời ông bà cha mẹ có khi tới đời con cháu nên tình hàng xóm càng ngày càng gần gũi thân thuộc, đúng với câu “Tắt lửa tối đèn có nhau”. Đầu trên xóm dưới đều là quen biết, người ta biết rõ ngọn nguồn gia cảnh của nhau, sang nhà hàng xóm mượn con dao, cái búa, cái thang hay mượn lon gạo, xin chén nước mắm khi nhỡ nhàng là chuyện thường tình. Có những anh hàng xóm, cô hàng xóm thuở nào còn làm ta nhớ mãi . Dĩ nhiên cũng có những hàng xóm không ưa nhau, bất hòa cãi vã nhưng không dễ dàng chém giết nhau đâu.
Hàng xóm ở Mỹ thì ngược lại, may ra ta chỉ biết tên quen mặt vài nhà bên cạnh, họ không tình cảm như hàng xóm ở Việt Nam, có lẽ vì cuộc sống riêng tư khép kín của mỗi nhà, vì họ hay di chuyển dọn nhà đi, vì do khác màu da, khác ngôn ngữ nên chỉ có xã giao bề ngoài. Bởi thế thấy hàng xóm Mỹ luôn mỉm cười chào hỏi ta đừng vội mừng nhé. Gia đình chị Linh bạn tôi khi mới dọn đến căn nhà vừa mua, chị hàng xóm người Mỹ bên cạnh đã ân cần bước sang nhà với một hộp bánh cookie và lời chúc mừng hàng xóm mới. Chị Linh cảm động lắm. Thế rồi sau một thời gian quen biết nhau hơn, có dịp chuyện trò nhiều hơn chị Linh tưởng như gặp người tri kỷ, cao hứng và có cả chân tình kể cho chị hàng xóm Mỹ nghe nào căn nhà này vợ chồng chị mua tiền mặt, chỉ tốn vài trăm tiền ký giấy tờ là dọn vào ngay, nào chồng chị là kỹ sư lâu năm của hãng máy bay, nào con gái chị đang là sinh viên y khoa, Linh kể tới đâu thì chị Mỹ kêu lên thán phục tới đó:”Wow..very good”, “Wow, wonderful”.
Thế mà tình hàng xóm đang nồng ấm bỗng hóa ra “hận thù” vợ chồng nhà Mỹ lạnh lùng ra mặt và thay đổi thái độ, bắt bẻ, khó dễ nhà hàng xóm Việt đủ điều. Vợ chồng Linh chán ngán toan tính bán nhà đi nơi khác, may quá Linh chưa kịp thực hiện rao bán nhà thì gia đình nhà Mỹ đã …âm thầm dọn đi mất tiêu. Ít hôm sau thấy căn nhà của họ đã dán giấy “ foreclosed”. Họ trả nợ mortgage không nổi nên nhà bank lấy nhà. Biết đâu cả ti vi tủ lạnh, bộ sofa trong nhà cũng …toàn đồ trả góp? Thì làm sao họ vui vẻ cho được với nhà Châu Á di dân tị nạn trên đất nước họ đã thành công thế kia. Linh đã học được một bài học vô cùng quý giá.
Sống ở đâu phải theo nếp sống nơi ấy. Tôi chỉ muốn là một hàng xóm bình thường và dễ chịu của họ.
Một buổi chiều ngày lễ Tạ Ơn vợ chồng tôi đã trễ giờ hẹn, vội vàng mang món ăn ra xe để tới nhà người em, vừa lùi xe xuống đường thì một bà hàng xóm cách nhà tôi mấy căn chạy đến chặn xe lại nhờ vả. Có lẽ bà đứng ngoài sân nãy giờ chờ gặp ai thì nhờ người đó, bà làm mất cái cell phone đang tìm không ra nhờ tôi đến nhà giúp. Tôi thật sự đang nôn nóng tới nhà người em vì mọi người đang chờ nhưng chỉ vài giây suy nghĩ tôi quyết định xuống xe đi bộ theo bà vào nhà, lấy cell phone của tôi ra bấm số cell phone của bà, tiếng phôn của bà reo lên và bà đã tìm ra nó, bà cám ơn tôi rối rít. Thôi thì đằng nào cũng trễ giờ, cũng đến bữa tiệc muộn mà giúp được hàng xóm cũng vui, lòng khỏi áy náy.
Nhà tôi nằm đối diện ngay góc cua quẹo trái. Địa thế đẹp sáng sủa cho lũ trẻ bước vào xin kẹo mùa Halloween, bởi thế Halloween nào nhà tôi cũng sáng đèn cho trẻ đến nhà, hao kẹo nhưng vui người vui mình.
Tôi thích trồng hoa lá trước sân nhà, từ mùa Xuân cho tới tàn Thu có hoa hồng, hoa Sứ, hoa Crepe Myrtle thay nhau nở hoa. Trước cửa nhà có thùng thư chung của dãy phố, ai đến lấy thư sẽ được ngắm hoa lá sân trước nhà tôi nở đẹp theo mùa. Không biết hàng xóm có ý nghĩ ấy không? Nhưng tôi vẫn cứ vui và tin rằng tôi trồng hoa làm đẹp nhà mình và làm đẹp lòng hàng xóm trong phút giây họ ra lấy thư.
Căn nhà đối diện nhà tôi là gia đình người Mỹ trẻ tuổi họ mới đến thuê căn nhà, khi bên này bên kia thấy mặt nhau họ đều giơ tay chào lịch sự. Họ cắt cỏ sạch sẽ làm đẹp một góc phố, thùng rác và thùng recycle tới ngày đổ họ mang ra để phía trước gọn gàng trước khi rời nhà đi làm. Một hôm trời đầy gió, thùng recycle sau khi đổ xong đã lăn lóc ra ngoài đường và gió lôi đi xa, tôi đã chạy theo kéo thùng recycle để ngay ngắn trở lại trên sidewalk nhà họ, vừa giúp nhà hàng xóm vừa…giúp đời, không còn vật cản trên đường cho xe cộ đi qua an toàn. Chẳng ai nhìn thấy, chẳng ai hay biết, chỉ có chồng tôi biết và khen “Hoan hô bà hàng xóm tốt bụng ”.
Nhà hàng xóm bên trái là một người mẹ độc thân với hai đứa con, thỉnh thoảng họ đi vacation đều qua nói với tôi một tiếng nhờ trông nhà giùm, tôi cảm thấy ấm áp lòng khi được hàng xóm tin tưởng…giao việc trông nhà giùm họ.
Nhà hàng xóm bên phải là gia đình người Mễ cũng trẻ tuổi ( Vậy là có mình gia đình tôi…già cả nhất góc đường này) Nhà Mễ làm phiền tôi nhiều nhất.
Gia đình Mễ đông người, ngoài mấy đứa con còn có cha mẹ già, đã thế họ còn giữ trẻ kiếm thêm thu nhập, mỗi lúc mấy bà mấy cô đồng hương Mễ của họ mang con tới gởi và đón con về là xe đậu tràn lan sang cả lề đường nhà tôi và nhà đối diện. Có lần tôi lùi xe từ sân nhà mình để xuống đường, ngó phía sau bên phải, bên trái và đối diện bên kia đều có xe đậu lề đường quây lại thành một hình chữ U làm tôi de xe vất vả khó khăn chỉ sợ đụng chạm xe họ. Tôi hồi hộp lo lắng nhưng khi chị Mễ bên cạnh lơn tơn ra sân thấy tôi de xe nhúc nhích từng chút một chị ái ngại hỏi “Are you OK ?” tôi cũng ráng nở nụ cười trả lời ngon lành: “Ok No problem”. Vẫn còn bản tính người Việt Nam khách sáo nhún nhường để làm vừa lòng người khác, thay vì “mặt sưng xỉa lên” nói thẳng nói thật lòng rằng:” Tôi chán cảnh đậu xe của khách khứa nhà chị lắm nha”.
Thoát ra khỏi vụ de xe tôi sung sướng chạy thong dong trên đường tới chợ và hi vọng rằng lúc quay về nhà thì xe hàng xóm Mễ cũng đã “di tản” bớt, trả lại không gian lòng lề đường nhà tôi cho tôi dễ dàng lái xe lên drive way an toàn.
Nhà Mễ này lại có máu văn nghệ nữa cơ, qua khe hở hàng rào sân sau tôi thấy trong cái patio rộng là dàn trống to như một ban nhạc. Thỉnh thoảng họ tụ tập bạn bè ăn uống và ca hát đàn trống rộn ràng tới khuya. Căn phòng ngủ của tôi “vô phước” nằm gần ngay hàng rào nên tôi phải thưởng thức nhạc ngoài mong muốn, có hôm âm nhạc ru hồn tôi lạc vào giấc ngủ muộn, có hôm tôi lơ mơ ngủ nửa thức nửa tỉnh.
Những ngày cuối tuần tôi thường tha hồ thức khuya dậy muộn, nhưng có buổi sáng sớm tôi đang say ngủ bỗng choàng tỉnh giấc vì tiếng máy cắt cỏ giòn rã vang lên. Thì ra anh Mễ hàng xóm đang cắt cỏ khi mới 8 giờ sáng. Chắc anh ta muốn cắt cỏ giờ này cho mát mẻ vì trời Texas mùa hè nóng sớm mà vô tình phá hủy giấc ngủ ngon trớn của tôi.
Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ sẽ sang nhà hàng xóm Mễ “khiếu nại” họ làm ầm ĩ khiến tôi mất ngủ cả.
Ngoài nhà anh Mễ, thêm một hàng xóm mà tôi chưa biết mặt bao giờ cũng góp phần làm tôi mất ngủ.
Đằng sau vườn nhà tôi là một khu apartment, chỉ cách nhau một hàng rào, có đêm tôi nghe ai đó to tiếng cãi vã, đêm vắng lặng nên những âm thanh dữ dội vọng sang càng rõ, có vẻ như hai vợ chồng cãi nhau, họ lôi nhau chạy ra ngoài chửi bới nhau cả khu xóm cùng nghe. Thế là tôi thao thức suốt đêm.
Nhưng dù nhà Mễ bên cạnh chơi nhạc tới khuya hay bên kia apartment người ta cãi nhau nửa đêm về sáng thì cái chuyện tôi mất ngủ cũng có lý do cụ thể và ít hơn những lần tôi mất ngủ khác, trằn trọc thao thức chỉ vì…. một câu văn chưa vừa ý hay một câu thơ chưa tròn.
Hàng xóm của tôi dù là màu da nào, dù họ là ai, tôi vẫn nhìn họ là những hàng xóm dễ thương cho thêm chút vui cuộc sống này.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( April 30, 2023)
ĐƠN GIẢN
Đừng tặng em những kinh thành lộng lẫy
Cô gái lọ lem sẽ thấy lạc loài
Em không kiêu kỳ gõ nhịp giày cao
Trên hè phố sang, cửa hàng đắt giả.
Đừng tặng em những cuộc vui trưởng giả
Tô vẽ cho mình qua lớp phấn son
Em không hãnh diện đá quý kim cương
Em bình thường vẫn là em giàu có.
Hãy tặng em cả bầu trời anh nhé
Những lúc nắng về những lúc mưa rơi
Suốt bốn mùa em có những buồn vui
Trong tầm tay em bao điều muốn nói.
Có anh đợi sẽ là sân ga cuối
Khi chuyến tàu dừng lại ở sân ga
Em không cần một biển cả bao la
Một nhánh sông đủ ru đời khao khát.
Em thích sống với những điều đơn giản
Phố nên thơ khi có bước anh về
Em cần gì phù phiếm ở ngoài kia
Dù chỉ có tình anh trong phố hẹp.
Hoa bên đường cũng cho em lãng mạn
Đâu cần anh phải tặng triệu đóa hồng
Hãy tặng em những mộng ước thật gần
Hãy mời em cà phê chiều thứ bảy.
Em chẳng mơ điều quá tầm tay với
Để suốt đời theo đuổi mãi hư vô
Em vẫn tin sẽ có một sân ga
Nơi em đến và anh đang chờ đợi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( August 07, 2022)
LẤY VỢ THỜI BAO CẤP
Chiều nay có cuộc họp sau giờ dạy Cầm về nhà muộn hơn mọi ngày. Vừa mệt vừa đói bụng ngồi vào bàn ăn thấy món thịt kho trứng bên đĩa rau lang luộc chấm nước mắm tỏi ớt ngon lành chàng chưa kịp khen thì mẹ chàng đã khoe:
- Thịt Lan bán đấy. Con bé để ý đến con, thích con, nên nó luôn lấy lòng mẹ, cắt miếng thịt ngon cho mẹ lại cân đầy đủ nữa cơ.
Cầm chẳng quan tâm đến tình cảm của Lan mà hỏi:
- Thế thường thì cô ấy cân thiếu hở mẹ?
Bà mẹ hiểu ý con trai muốn châm chọc, bà lườm con một cái và bênh Lan:
- Nghề gì ăn nấy. Ai lấy nó là không sợ thiếu protein suy dinh dưỡng thời buổi bao cấp này.
- Thời buổi bao cấp khốn khó mà còn ăn bớt ăn xén tí thịt của người mua, con thấy nó làm sao ấy.-
- Con cứ sĩ diện cứ thanh cao đi, nghề dạy học của con mỗi tháng được mua nửa ký thịt chẳng bõ gì. Mẹ phải kho mặn lên cả nhà mình 4 đầu người mới đủ ăn cả ngày.
Cầm nghĩ đến nửa ký thịt tiêu chuẩn, mỗi tháng môt chị giáo viên trường tình nguyện đi xếp hàng mua mang về cho cả khối chứ chẳng dễ dàng gì chàng đi mua được. Ngồi bên con bà mẹ ngọt ngào rủ rê:
- Mẹ chọn con Lan rồi, chỗ hàng xóm quen biết nhau, vừa xinh vừa nhanh nhẹn đảm đang, con suy nghĩ nhanh lên kẻo người khác rước mất, mấy cô thương nghiệp là đắt giá lắm đấy.
Bà mẹ lại kể công cho Lan:
- Hôm 28 Tết vừa rồi nghe tin quầy thực phẩm có bán giò lụa, mỗi hộ một ký, mẹ đến nơi thấy người ta chen xấp chen ngửa nhau cãi cọ í ới mà ngao ngán chịu thua dù biết rằng giò nóng hổi mới ra lò là ngon và rẻ hơn nhiều so với chợ đen. May quá mẹ thấy con Lan cũng đang phục vụ ở đây thế là mẹ nhờ nó mua giùm cây giò một ký, nó mang ra cho mẹ những 2 cây giò bảo là mẹ mua 1 ký, còn 1 ký nó biếu tặng gia đình mình ăn Tết.
Chàng cằn nhằn:
- Mẹ kể điệp khúc này mấy lần rồi, con thuộc lòng rồi. Nhưng mẹ nhận quà của Lan làm gì!
Bấy lâu nay Cầm đã âm thầm có cảm tình với cô giáo Hương dạy cùng môn toán cùng trường, chàng luôn tìm cách tiếp cận nói chuyện với nàng, săn sóc ân cần nàng. Nhưng chưa thấy hi vọng gì thì nghe tin Hương sắp lấy chồng, là anh trưởng phòng vật tư nào đó. Hương đi lấy chồng đám giáo viên còn lại chẳng còn ai sáng giá, người thì đã chồng con, người thì xấu, người thì già quá lứa nên Cầm chẳng màng tới đồng nghiệp nữa. Chàng đang buồn tình.
Đối với cô Lan hàng xóm tuy chàng chưa có cảm tình ngày nào nhưng cũng không hề ghét nàng chút nào. Khi Cầm còn là sinh viên sư phạm đã mấy lần Lan mang vở đến nhờ chàng chỉ dạy thêm môn toán, chàng đã chỉ tận tâm thế mà Lan vẫn thi rớt tốt nghiệp phổ thông. Lan nghỉ học và xin được vào thương nghiệp bán cửa hàng thực phẩm cho đến giờ.
Có lần vì mẹ bận đi đâu đó, cô em gái thì đi học, buổi sáng Cầm đi chợ đến quầy thịt của Lan thấy người mua vừa xếp hàng vừa bu quanh chen lấn nhau, tiếng người mua ngọt ngào năn nỉ có, than thở cũng có:
- Em ơi, làm ơn bán cho chị lạng thịt nạc về nấu cháo cho con đang ốm.
- Cháu bán cho bác nửa ký thịt mông sấn này. Khổ quá, bác đợi hơn nửa tiếng rồi.
Tiếng Lan xa xả mắng khách hàng và ra oai:
- Cô bác giành giật chen lấn như chuẩn bị cướp cô hồn thế hả? Giữ gìn trật tự tôi sẽ giải quyết từng người.
Không ngờ cô bé hàng xóm từng rụt rè e ngại lấp ló ở cửa nhà chàng mong gặp chàng để hỏi bài toán khó mà nay thành cô bán thịt của hợp tác xã chanh chua chảnh chọe đến thế. Chàng khó chịu tránh xa không thèm mua thịt nữa dù mẹ chàng đã dặn hôm nay phải mua nửa ký thịt.
Mẹ chàng luôn hớn hở gán ghép:
- Con lấy Lan là xứng đôi vừa lứa.
- Xứng chỗ nào mẹ, con nhà giáo, Lan bán thịt heo?
- Thì người nọ bổ sung người kia. Hai vợ chồng cùng nhà giáo thì ăn…bụi phấn hả? Mỗi năm có một ngày nhà giáo được mấy món quà còn toàn là hoa rác cả nhà.
Bà mẹ đưa ra các ưu điểm lấy Lan lợi hại thế nào, chẳng riêng gì mua thịt mà mua gạo mua bách hóa v..v..cũng dễ dàng mau lẹ vì trong ngành thương nghiệp chúng quen biết nhờ cậy lẫn nhau. Cầm đã vặn vẹo:
- Nhưng ngoài ngành thương nghiệp là mẹ bó tay nhé. Thí dụ như khi mẹ nộp sổ khám bệnh cũng phải đợi từ sáng đến trưa. Hay là mẹ kiếm nàng dâu ngành y tế đi?
Bà mẹ cười tự tin:
- Mấy cô y tá cũng phải ăn thịt, đi mua thịt. Con Lan ưu đãi bán cho họ miếng thịt ngon thì khi Lan đi khám bệnh cô ý tá cũng ưu tiên cho Lan vào sớm. Tóm lại mẹ chỉ giới thiệu tôi là mẹ Lan bán thịt heo chợ Hạnh Thông Tây là xong ngay.
Bà mẹ cứ dỗ dành, Cầm thì đang thất tình cô Hương. Rồi Cầm cũng xuôi lòng nghe theo lời mẹ, cô Lan xinh đẹp chỉ mỗi tội bán thịt cho ai cũng cân non một tí. Cô Lan yêu chàng chắc sẽ nghe lời chàng, lấy nhau về chàng sẽ chỉ dạy cho Lan thành người tử tế buôn bán đàng hoàng.
…………………..
Khi Cầm phát thiệp cưới bạn bè, chàng đã nhận được lời khen nồng nhiệt từ một anh đồng nghiệp:
- Thời buổi này lấy vợ thương nghiệp là nhất, lương nhà giáo chúng mình thì ba cọc ba đồng.
Một chị đồng nghiệp thì cụ thể hơn:
- Vợ bán thịt heo tha hồ ăn thịt heo nhé.
Chàng giật mình và cảm thấy ngượng ngùng. Họ “kinh nghiệm” quá, không biết anh nọ chị kia đã từng mua thịt heo của Lan và từng bị cân thiếu chưa?!
Cầm cưới Lan, mẹ chàng cưới về được một nàng dâu thương nghiệp giỏi giang. Mỗi tan buổi chợ Lan lại mang về nhà được ít ký thịt dư thừa kín đáo để trong chiếc giỏ xách bằng cói. Tùy từng hôm, hôm nào “khéo tay” thì những vài ba ký thịt, hôm nào…xui “lỡ tay” cũng hơn một ký. Thịt nhà ăn không hết mẹ chồng còn phải làm ruốc chà bông để dành. Lần đầu tiên Cầm lựa lời khuyên vợ:
- Em vừa vừa phải phải thôi mỗi ngày dư ra vài ký thịt thế…tội chết.
Vợ ngạc nhiên nhìn chồng:
- Anh mới từ cung trăng rơi xuống đất hả? Anh cứ đi từ Nam ra Bắc, từ cửa hàng bách hóa, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng ăn uống …xem có mua được cái gì muốn mua không? Chúng nó tuôn ra chợ đen hết, làm giàu đấy, em chỉ có một vài ký thịt mỗi ngày nhằm nhò gì.
Chẳng cần phải đi đâu chàng đã biết rồi, dạo còn độc thân có lần thèm phở chàng vào cửa hàng ăn uống quốc doanh gọi một tô, cô mậu dịch viên mặt nặng mày nhẹ, chắc mới bị chồng chê hay bồ bỏ nên đang hận tình hận cả thế gian, bưng ra tô phở để trước mặt chàng và quay ngoắt đi. Chàng thấy trên bàn không có thứ gia vị gì, bàn bên cạnh cũng không. Chàng đành lên tiếng gọi xin chanh ớt dù biết thế nào cũng bị…mắng, bà nhân viên đang đứng tán gẫu với một bà trong quầy thu ngân, quay ra bực bội cứ như bà ta và chàng có mối thù truyền kiếp:
- Sao lúc nãy không nói? Chanh ớt hả..đợi tí, phục vụ đang bận. Có tô phở rẻ tiền mà còn đòi hỏi khiếp!.
Tô nước lèo nhạt nhẽo, cô nhân viên còn nhạt nhẽo hơn và có cả sự tàn ác nữa, chàng ăn phở trả tiền nhưng bị các nhân viên nhà hàng quốc doanh quen thói cửa quyền đối xử như ban ơn ban phước. Vừa ăn bớt của dân vừa được quyền chửi dân.
Với vài miếng thịt bò trên bát nước lèo toàn mùi vị bột ngọt cũng được gọi là tô phở. Chắc là tổ nấu nướng nhà bếp đã ăn bớt tiền mua xương thịt mới ra nông nỗi này.
Thấy vợ đanh đá chàng xìu xìu lại:
- Ngày xưa em dốt môn toán nhờ anh chỉ dạy mà em vẫn học dở thi rớt, bây giờ em tính toán giỏi đấy.
Lan cười e lệ… dễ thương:
- Anh khờ thế, em đâu cần học anh môn toán, em chỉ kiếm cớ gặp anh thôi.
Và vợ ra lệnh:
- Anh cứ lo dạy học trò những điều hay lẽ phải còn chuyện bán thịt ngoài chợ của em thì khác, anh đừng động chạm vào.
Trong ngành giáo dục có khác gì, cũng ăn bớt, bóc lột. Một chuyện nhỏ là học sinh phải nộp “kế hoạch nhỏ” giấy vụn để nhà trường thu gom nộp cho nhà máy làm giấy, nhưng học sinh không dễ mua được cuốn vở giá nhà nước trong khi ngoài chợ đen mua bao nhiêu cũng có. “Chợ đen” không có nhà máy sản xuất giấy, không sản xuất tập vở, vậy sách vở ở đâu ra ? ngoài chuyện người ta ăn cắp ăn bớt tuồn hàng ra ngoài. Chàng đòi hỏi chi những điều tốt đẹp khi xã hội chung quanh bao kẻ thực dụng thời cơ.
Khi Lan sinh đứa con đầu lòng, mẹ chàng trông cháu nội cho Lan bán hàng. Thằng bé hơn 1 tuổi mẹ chàng đã hầm xương hay luộc thịt nạc lấy nước nấu cháo cho cháu ăn. Mẹ chàng hả hê nói với chàng:
- Mẹ nó không bán thịt liệu ngày nào cũng mua được thịt nấu cho nó như thế này không?
Cầm chạnh nhớ đến hôm nào chàng đi chợ ai đó đã năn nỉ Lan bán cho chị ta lạng thịt về nấu cháo cho đứa con đang ốm. Chàng đành chịu thua bà mẹ và cả Lan vợ chàng. Hai người phụ nữ này luôn có lý.
……………….
Mấy năm sau nhà nước thất bại với đường lối bao cấp, đã đổi mới cơ chế buôn bán, các tư nhân có thể bán những mặt hàng thịt cá rau củ hay nhu yếu phẩm.
Lan thất nghiệp nhưng nàng đã nhanh chóng nhạy bén với thị trường mới, ra ngay một phản thịt heo, nghĩa là nàng vẫn bán thịt heo trong chợ Hạnh Thông Tây như ngày trước nhưng không bán cho hợp tác xã nhà nước mà chính mình làm chủ. Bây giờ tình thế đảo ngược, người bán hàng cần khách chứ khách không cần người bán nữa, vì còn những hàng khác để mua khi giá cả cũng như nhau. Cô Lan bán thịt hách dịch ngày nào hiền dịu lịch sự hẳn ra, ông đi qua bà đi lại cô đều mời chào đon đả:
- Bác mua thịt ạ..
- Chị ơi mua giúp em miếng thịt .
Bao giờ cô cũng bán miếng thịt ngon cho khách hàng và cân đúng cân đủ. Không biết có ai còn nhớ mối “hận” xưa bị Lan mắng mỏ và cân non cân thiếu thịt không? Nhưng khách hàng luôn có người nọ người kia, kẻ cũ người mới, Lan vẫn mua may bán đắt rủng rỉnh kiếm tiền.
Có hôm bán đắt hàng chỉ còn mớ thịt vụn mang về nhà kho tiêu nhưng Cầm vui vẻ khen:.
- Những miếng thịt vụn này từ tay em buôn bán tảo tần, thực sự làm anh ngon miệng.
Lan hiểu ý chồng, cười cười:
- Đôi lúc em cũng…tiếc thời “vàng son” ăn thịt heo miễn phí. Dạo em bán hàng cho hợp tác xã chắc nhiều khách hàng đi chợ và những kẻ ghen ăn tức ở oán ghét em lắm. Nay em bán hàng do chính mình làm chủ vất vả hơn mà lòng mình lại yên vui thoải mái hơn.
Lan âu yếm nhìn chồng và tiếp:
- Đảm đang thế mới xứng với chồng giáo viên của em vừa đạt được danh hiệu giáo viên giỏi toán cấp quận chứ.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( March 22, 2023)
NGƯỜI ANH TÌNH CỜ.
Gặp lại nhau bất ngờ
Khi lòng không mong đợi
Nhật ký em viết về
Người anh không tên tuổi.
Tên của anh là gì
Để em khe khẽ gọi
Mấy lần gặp tình cờ
Chúng mình chưa kịp hỏi.
Chắc rằng anh cũng thế
Chưa hề biết tên em
Gọi em là cô bé
Như đã từng thân quen.
Cứ tưởng là tình thơ
Anh và em dệt vần
Hóa ra là tình khờ
Mộng chỉ là phù vân.
Tình chưa kịp hẹn hò
Nghẹn ngào khi gặp mặt
Cuộc đời đã chia lìa
Trò đùa của số phận.
Rồi anh đi lấy vợ
Rồi em đi lấy chồng
Chúng mình thành xa lạ
Như muôn triệu người dưng.
Hỡi anh người lỡ làng
Vào đời em không lối
Nhật ký đã sang trang
Năm em mười bảy tuổi.
Hỡi anh người tình cờ
Phút giây đầu tiên ấy
Để rồi hai chúng ta
Đôi bờ. Sông vẫn chảy.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( March 17, 2023)
NẾU TÌNH CỜ GẶP LẠI.
Tôi đứng ôm cặp sách nơi đầu đường con hẻm lớn, mặt hướng về ngã năm chờ đợi chuyến xe, không để ý phía bên phải tôi tiệm Minh Ký Trà Gia đang khách vào ra liên tục:
- Cô bé đi đâu anh cho quá giang?
Một tiếng nói phía sau, tôi quay lại ngỡ ngàng và từ chối:
- Em đi học xa lắm, mãi Quang Trung.
Người lính trẻ tuổi bên chiếc xe Honda hỏi tôi, anh tự giải thích:
- Anh thấy cô bé đứng đây từ lúc anh vào tiệm Minh Ký Trà Gia. Ăn tô mì và uống ly cà phê xong thấy em vẫn còn đứng đây.
Tôi làm bộ bận rộn tiếp tục nhìn về hướng ngã năm để chấm dứt nói chuyện. Anh chưa chịu đi, thắc mắc hỏi:
- Sao không đi xe lam? nãy giờ lỡ mấy chuyến xe rồi.
Tôi ngượng ngùng khi phải nói:
- Em đợi xe đò vì…vì… giá xe đò rẻ hơn xe lam.
- Vậy hả..thôi anh đi nhé. Mong xe đò mau tới kẻo em trễ giờ học.
Anh đi về hướng ngã năm mà tôi đang dõi theo chờ xe nên phải nhìn anh cho đến khi hình bóng người xa lạ khuất vào đám đông xe cộ. tôi cảm thấy thoải mái nhẹ nhỏm cả lòng.
…..
Chập tối tôi đang mơ màng sắp chìm vào giấc ngủ chợt choàng thức tỉnh với những âm thanh khủng khiếp, tiếng la hét từ bên ngoài và cả trong nhà mình:
- Cháy nhà…cháy nhà…các con ơi chạy ra ngoài…
Cha mẹ tôi đang mang đồ đạc và bồng bế dắt díu các em tôi lao ra phía cửa, tôi chạy đến bên kệ sách chộp mấy cuốn truyện, mẹ tôi la lên:
- Giờ này mà còn lo mấy cuốn truyện hả …mau mau ra ngoài sân.
Khi tôi ra tới ngoài sân đã trông thấy một vòm lửa đỏ sau nhà mình, ngọn lửa khổng lồ như con quái vật nuốt chửng những căn nhà. Thấy căn nhà của mình xụp đổ tôi bật khóc nức nở và thương xót những cuốn truyện mà tôi yêu thích chưa kịp mang theo.
Xe cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tổng cộng hơn 20 căn nhà đã thành tro bụi.
Buổi sáng hàng xóm bắt đầu tìm về nền nhà của mình xem có gì còn sót lại không, tôi cũng thế, chỉ tìm thấy những đồng tiền xu mà tôi vẫn để dành đi học trả tiền xe đò đã cháy xám đen. Khi tôi từ trong đám tro tàn bước ra, mặt mày phờ phạc vì cả đêm không ngủ, vì sợ hãi, vì đau buồn thì gặp anh đang đứng trong đám đông người hiếu kỳ nhìn cảnh hoang tàn sau trận cháy, là anh chàng cách đây một tuần gặp tôi ở đầu đường khi tôi đứng chờ xe đi học, vẫn là chiếc xe Honda ấy hôm anh đi ăn mì Minh Ký Trà Gia . Anh cũng ngạc nhiên và vội đến bên tôi:
- Lại tình cờ gặp cô bé. Nhà em cũng bị cháy hả?
- Vâng, em vừa chui từ nền nhà đổ nát ra. Nhà em đó.
Anh nhìn tôi có vẻ thương cảm:
- Sáng nay anh đến Minh Ký Trà Gia ăn mì, nghe người ta bàn tán về đám cháy tối qua ngay con đường trong xóm này nên anh tò mò quẹo vào xem cho biết. Không ngờ gặp cô bé trong hoàn cảnh này.
Tôi ngại ngùng quay mặt đi, giấu hai bàn tay đầy vết nhọ của than củi sau vạt áo và tự hỏi không biết mặt mình có dính nhọ đen thùi lùi không?
Anh hiểu ý và chào tôi:
- Anh đi làm nhé.
Để đáp lễ anh đã hỏi thăm mình, tôi hỏi thăm anh:
- Anh làm xa không?
- Làm gần đây thì anh mới ăn mì Minh Ký Trà Gia nơi đầu đường xóm em chứ. Anh là lính của trường hành chính tài chính ở ngã năm.
- Thế thì em biết rồi, trường hành chính tài chính em vẫn thường đi qua.
Từ đấy mỗi lần đi qua ngã năm tôi đều nhìn khu trường hành chính tài chính với nhiều thiện cảm vì có “người quen” đang làm việc trong đó.
……..
Quán cà phê nhà tôi đông khách nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Trước cửa quán là hàng bánh cuốn và hàng cơm tấm rất ngon, những lính tráng và nhân viên của các trại lính quân cụ, quân nhu, truyền tin…. quanh đây thường đến ăn điểm tâm uống cà phê trước khi vào làm việc. Sáng nào tôi cũng phụ giúp mẹ, khi thì vào quầy pha cà phê khi thì bưng bê cho khách hàng.
Khi tôi mang một ly cà phê sữa và một ly cà phê đen ra bàn số 8 thì…lại gặp anh. Anh “hành chính tài chính” và một cô gái trẻ đẹp đang ngồi bên hai đĩa cơm tấm sườn bì chả vừa được mang đến. Anh nhìn tôi rất ngỡ ngàng vì bất ngờ.
Tôi cũng bất ngờ, run run đặt hai ly cà phê trước mặt khách và quay đi ngay để phục vụ những khách hàng khác và để dấu cảm xúc của mình.
Lát sau anh và cô gái rời khỏi quán, tiền trả cà phê để bên cạnh ly cà phê. Rõ ràng anh muốn tránh mặt tôi .
Nhưng một tiếng sau anh quay lại, chắc anh đợi giờ quán đã vắng khách. Tôi đang đứng trong quầy, anh đến bên tôi:
- Cho anh ly cà phê đen như lúc nãy.
Tôi vụng về hỏi:
- Cà phê ngon nên anh quay lại uống ly thứ hai?
- Cà phê nhà em làm anh đắng môi và đắng cả lòng, nhưng em cứ bán cho anh cái mùi vị đau thương ấy đi.
Tôi pha cho anh ly cà phê đen nóng và gượng mỉm cười:
- Em mời anh ly cà phê này...
Anh cầm ly cà phê cho vào một thìa đường nhỏ và đứng tại quầy nhâm nhi để tôi phải tiếp chuyện anh:
- Anh đã tình cờ gặp em hai lần và tưởng là không còn dịp nào gặp nữa vì anh thường ghé Minh Ký Trà Gia ăn mì buổi sáng, cố tình cùng giờ em đón xe đò đi học mà chẳng thấy em đâu, đi vào xóm em, anh mong là căn nhà em cháy sẽ được xây dựng lại và anh sẽ gặp em. Nhưng hình như nhà đã đổi chủ?
- Vâng, cha mẹ em đã bán mảnh đất nhà cháy và mua căn nhà nơi mặt đường gần những trại lính này mở cửa hàng bán cà phê, thế nên sau vụ cháy nhà em đổi sang học buổi chiều, buổi sáng em phụ mẹ bán cà phê.
Anh thẫn thờ:
- Thì ra thế. Bỗng dưng em biến mất như một giấc mơ ngắn ngủi.
Và anh thở dài:
- Đã một năm, hôm nay lần thứ ba anh lại tình cờ gặp em mà ngậm ngùi không nói nên lời. Anh vừa có người yêu, là hôn thê của anh, cô ấy làm thư ký kế toán trong thành quân cụ, hôm nay anh cao hứng đưa nàng đi làm và ghé ăn điểm tâm cà phê... nhà em.
Anh để ly cà phê đen còn dở dang lên quầy:
- Chúng mình có duyên gặp gỡ nhưng duyên quá mỏng manh.
Tôi im lặng mà nghe những xót xa trong lòng mình đang lên tiếng thở than. Anh giã từ:
- Cám ơn em ly cà phê buồn.
Tôi ngẩn ngơ nhìn theo dáng anh đi ra cửa, cầm ly cà phê của anh lên vẫn còn hơi ấm, không biết hơi ấm của cà phê còn lại hay hơi ấm từ bàn tay anh?. Anh uống ly cà phê buồn và người pha ly cà phê này cũng buồn như anh. Tôi, cô bé 17 tuổi lần đầu tiên trong đời chợt cảm thấy bâng khuâng.
Người lính hành chính tài chính ấy đã đánh thức trái tim mộng mơ của tôi. Tôi chưa biết tên anh và có lẽ anh cũng chưa biết tên tôi, cả 3 lần tình cờ gặp gỡ đều ngắn ngủi vội vàng chẳng ai hỏi tên nhau.
Ngày ấy tôi đã ước mong biết được tên anh để ghi vào trang nhật ký gặp anh từ tuổi 16 đến tuổi 17, để ghi vào tim nhớ nhớ thương thương và giận hờn trách móc vu vơ. Đầu con đường trong xóm dẫn ra con lộ lớn bên này anh vẫn thường ngồi tiệm Minh Ký Trà Gia ăn mì, cuối con đường trong xóm dẫn ra con lộ lớn bên kia có quán cà phê nhà em, anh đã đi từ đầu đường trở lại nơi căn nhà cháy, giá mà anh đi nốt nửa con đường còn lại là đã gặp quán cà phê, là gặp em rồi, nửa đoạn đưởng chỉ vài trăm mét mà đã xa xôi chúng ta.
……
Qua rồi bao nhiêu mùa trăng của tuổi 16- 17. Anh đã đi theo ngã rẽ đời anh, không hề gặp lại tôi cho tới biến cố 1975 thì đường đời xa càng thêm mịt mùng xa.
Bây giờ thỉnh thoảng nhớ về qúa khứ với người lính hành chính tài chính mà tôi đã tình cờ 3 lần gặp gỡ thì tôi chẳng mong cầu biết tên anh làm gì, nhưng nếu định mệnh cho chúng ta tình cờ gặp lại nhau lần nữa, lần thứ tư trong cuộc đời, dù tôi và anh bao nhiêu tuổi, dù gặp anh trong hội cựu chiến binh, trong hội người già hay trong viện dưỡng lão, chỉ để chào nhau, hỏi thăm nhau như hai người bạn cũ cũng đủ trả nợ cho nhau những cảm tình mới chớm nở đã vội tàn phai của thuở ban đầu.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( March 20, 2023)
______________________

CON ƠI, MẸ BẬN XẾP HÀNG.
Con ở nhà đợi mẹ nhé,
Mẹ đang bận xếp hàng ở cửa hàng rau qủa,
Trong tay mẹ có cuốn sổ thực phẩm,
Cuốn sổ để mua những thức ăn đời thường
Phải xếp hàng mua mới có.
Hôm qua ở quầy bán cá,
Người ta dành nhau chỗ đứng và cãi vã,
Mẹ không cần để ý,
Không có thì giờ hoang phí,
Ngoài chuyện hóng nhìn cá trong quầy sẽ còn hay hết,
Mẹ chăm chỉ nhích lên từng bước,
Để mua về một mớ cá ươn.
Rau gìa cá ươn,
Chắc là không ngon,
Nhưng có còn hơn không.
Con thèm miếng ăn ngon,
Hôm nào mẹ đủ kiên nhẫn và rảnh rang,
Quyết chí xếp hàng mua thịt,
Mẹ cũng sẽ xô đẩy và chen lấn,
Không chịu nhường ai,
Cần gì phải lịch sự,
Khi ai cũng nghĩ đến quyền lợi của cái bao tử.
Mẹ sẽ đến gần phản thịt,
Đắng cay điều trước mắt:
Cô bán thịt tham lam,
Vừa mắng khách hàng,
Vừa thái thịt nhanh thoăn thoắt,
Ném miếng thịt lên cái cân còn đang ngang ngửa
Miếng thịt cân non,
Cô gói và đưa cho khách hàng như một sự ban ơn.
Con ở nhà ngoan nhé,
Mẹ bận xếp hàng ở quầy bách hóa,
Mua tiêu chuẩn,
Hàng nhu yếu phẩm,
Kem đánh răng, thuốc lá, xà bông, bột ngọt, đường..
Mỗi thứ một ít,
Ôi miếng đường xã hội chủ nghĩa sao mà chua chát,
Hạt muối sao nhạt nhẽo tình người.
Trong cửa hàng bách hóa,
Món nào có gía,
Nhân viên bán hàng đã tẩu tán bán ra chợ đen,
Hay bán cho người thân quen
Nên quày hàng lưa thưa,
Những món còn lại bày bán tự do,
Hàng vừa đắt vừa xấu chẳng ai muốn mua
Con ở nhà đừng quấy khóc,
Mẹ bận xếp hàng ở cửa hàng lương thực,
Cuốn sổ gạo ghi rõ,
9 ký gạo mỗi đầu người một tháng,
Mặc gạo xấu nhiều sạn,
Mặc gạo cũ mốc nhiều bông cỏ,
Mặc cô bán hàng chảnh chọe,
Mẹ vẫn hớn hở chìa bao mua về.
Cám ơn mì sợi bo bo,
Cám ơn khoai lang khoai mì ăn độn cho no.
Tôi nghiệp con những hôm bị cảm bị ho,
Mẹ bế con đến phòng y tế phường,
Nộp sổ sức khỏe xin khám bệnh,
Mặc cho con nóng sốt quấy khóc đòi về,
Mẹ vẫn đợi chờ,
Và không có quyền thắc mắc,
Mẹ quen bị cô y tá gắt gỏng,
Tâm hồn từng bị tổn thương,
Từ xuyên tâm liên,
Đến thuốc trụ sinh,
Không dễ gì chữa khỏi vết tổn thương này.
Con ở nhà chơi vui nhé,
Mẹ bận ra phường xin chứng nhận giấy tờ,
Ở đây cũng phải đợi chờ,
Mọi thứ giấy tờ đều hợp lệ,
Nhưng thể nào những “đầy tớ nhân dân”,
Cũng bắt nạt “chủ”,
Lạnh lùng, hạch họe,
Làm khó làm dễ
Trước khi ký tên và đóng dấu.
Con ơi,
Mẹ đã hiểu ra,
Những điều chưa từng có trước kia,
Nhưng sau cuộc đổi đời năm 1975,
Trên quê hương mình,
Cuộc sống đời thường,
Mọi thứ bình thường
Cũng phải trả giá bằng sự đợi chờ và cầu cạnh,
Phải nhẫn nhịn sống với lũ
Con sông đời gian khó.
………………
Ngày nay mỗi khi nhớ lại,
Là một cơn ác mộng,
Tôi vẫn còn kinh hãi,
Mỗi tháng Tư về,
Những điều này như vừa mới xảy ra..
Nguyễn Thị Thanh Dương
( Tháng Tư - 2014)
TỔ HỢP MÌ SỢI
Sau khi công sản chiếm miền Nam Việt Nam họ chủ trương lùa dân thành phố đi kinh tế mới, một đề án to lớn mà rỗng tuếch vì không hề được đầu tư chuẩn bị. Bao nhiêu gia đình đã phải ra đi dù họ không hề mong muốn. Họ đập phá nhà cửa để lấy tôn, lấy gỗ hoặc là mang đến vùng kinh tế mới để cất lại nhà cửa, hoặc bán lấy tiền, nhà gỗ nhà tôn trở thành có gía trị hơn nhà xây gạch kiên cố vì còn lấy được những vật liệu .
Nhưng dù là nhà loại nào cũng để lại thảm cảnh người đi rồi bỏ trơ lại căn nhà bị đập phá nham nhở, vách tường chênh vênh, nền hoang, sân lạnh. Trông thật đau lòng.
Người mừng vui chiến thắng!! Người nhà cửa tan hoang !!!
Tại phường tôi cư ngụ hai cán bộ tuyên truyền đi đến từng hộ nhà dân để khuyến khích và thúc đẩy dân đi kinh tế mới.
Hai cán bộ, một nam một nữ này đến nhà ai thì chủ nhà thường tìm cách lánh mặt không tiếp nên họ cứ đến rồi đi, rồi đến nữa, nên hầu như ai cũng quen mặt.
Tôi cũng một lần phải tiếp khách không mời này. Họ là cán bộ kinh tế của phường, hai người thay phiên nhau ca ngợi về vùng kinh tế mới ở rừng lá Thuận Hải, sẽ có chuyến xe đưa đồng bào đi về vùng đất mới, đến đó lập nghiệp chúng ta sẽ khai hoang rừng thành ruộng đất tha hồ mà trồng lúa ngô, khoai sắn hay rau qủa, rồi nuôi thêm gà vịt dần dần tiến lên heo, bò, chẳng bao lâu chúng ta sẽ làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Anh cán bộ kết luận:
- Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Tôi ngoan ngoãn lắng nghe họ thao thao nói những điều tốt đẹp về vùng đất mới, cứ nghĩ đến chuyện đốn cây rừng, phá bụi rậm gai góc, xẻ đất, cuốc xới trồng trọt là tôi đã kinh hồn hoảng vía, nhưng tôi không có công ăn việc làm, chồng lại là “lính nguỵ” đang đi “học tập cải tạo” thì họ chỉ muốn tống ra khỏi thành phố thôi.
Tôi coi như số phận mình không thoát khỏi kinh tế mới nên tôi cố vớt vát may ra đời có chút gì vui. Kiên nhẫn đợi họ nói xong tôi mới e dè hỏi:
- Thế rừng lá có…đẹp không ạ?
Chị cán bộ tưởng cá đã cắn câu, chị ta vẽ vời thêm:
- Rừng lá đẹp lắm, có suối reo, có chim hót, nhà chị ở sẽ trồng giàn bầu, giàn bí…đời sống sẽ thanh thản êm đềm hơn hẳn ở thành phố.
Anh cán bộ nhấn mạnh:
- Chị đưa các con đi kinh tế mới thì chồng chị đang học tập cải tạo sẽ chóng về.
Tôi hứa liều:
- Vâng, để tôi suy nghĩ..
Tôi đã nghĩ về rừng đẹp như chị cán bộ diễn tả và như tôi từng mộng mơ thời con gái, nào biết rằng trong rừng ngoài suối reo chim hót còn có rắn rít muỗi mòng, có vắt và các loại côn trùng độc hại khác ..
Nhưng tôi biết làm gì trong khu rừng lá xa lạ ấy? chưa kể cái tội sợ ma nữa. Làm sao mà tôi sống ở trong rừng với 2 đứa con thơ được!!.
May qúa đúng lúc này thì tôi nghe tin từ người bạn quen có một nhóm người ở Xóm Mới đang thành lập tổ hợp mì sợi tại phường tôi, họ đã đăng ký và xin được giấy phép rồi chỉ cần thêm vài hội viên góp vốn để trả chi phí lắp đặt máy móc và thành hình.
Tôi đã liên lạc được với anh Tình trưởng nhóm xin “một chân” trong tổ hợp và đồng ý góp cổ phần..
Thế là khi 2 cán bộ kinh tế mới ghé nhà tôi lần nữa để thúc giục tôi đăng ký đi kinh tế mới tôi đã tự tin trả lời:
- Tôi sắp đi làm trong tổ hợp mì sợi cũng là góp sức lao động sản xuất thực phẩm phục vụ đồng bào, xã hội. Bao giờ chồng tôi đi học tập về thì sẽ tính chuyện đi kinh tế mới sau.
Đó là năm 1978.
Hai tháng sau thì tổ hợp mì sợi bắt đầu hoạt động, địa điểm họ thuê là 2 căn nhà tôn trong khu gia binh cũ phá các vách ngăn ra cho rộng để làm nơi sản xuất, rất gần nhà tôi, đi bộ chừng 10 phút là tới.
Tuy là từ căn nhà ở như hộ dân nhưng ở mặt tiền đường, treo bảng hiệu lên cũng đập vào mắt người ta “ Tổ Hợp Mì Sợi gia công phường10 Gò Vấp”. Bên trong tiếng máy chạy ầm ĩ ( chắc vì máy cũ, phụ tùng rổm mới kêu to đến thế?) và tiếng nói cười của mười mấy công nhân mỗi ca cũng làm khối người mơ ước được vào làm tổ hợp như tôi.
Từ một cỗ máy cũ và mớ sắt hư vụn nào đó, anh Tình đã cải tiến thành cỗ máy làm mì sợi liên hoàn trông cũng oai lắm, đầu máy là thùng trộn bột đoạn giữa máy là cán bột và cuối cùng là máy cắt thành sợi mì.
Nhân viên tổ hợp đa số là cư dân trong xóm chúng tôi chưa bao giờ biết làm mì sợi là gì.
Khi thì tôi đứng chỗ máy cán bột khi thì tôi cắt mì và khi thì tôi vắt mì, hai bàn tay lả lướt đưa những vạt mì sợi chảy từ máy xuống nia xuống mẹt sao cho không bị rối để chốc nữa sẽ cho vào lò hấp, khi mì chín hoặc là sẽ giao mì sợi tươi hoặc là nắm thành từng vắt phơi khô giao cho tổ lương thực của phường tùy theo hợp đồng gia công.
Làm vài ngày quen tay quen việc nên chẳng bao lâu ai cũng thành thạo dù đứng ở khâu nào.
Tổ hợp mì sợi có 2 ca, ca sáng sớm đến chiều và ca chiều đến khuya. Ai cũng phải làm 2 ca, thay qua đổi lại cho công bằng.
Hồi ấy tôi còn trẻ vẫn còn mê ngủ, nếu tôi làm ca sáng thì có bác Mộc cùng làm và nhà bác gần nhà tôi là người đến gọi tôi dậy. Mỗi buổi sáng tờ mờ bác đứng trước cổng rào và gọi to mấy lần:
- Bông ơi là Bông…dậy chưa?
Khi tôi giật mình thức giấc thì chắc rằng mấy nhà hàng xóm bên cạnh nhà tôi cũng thức giấc theo vì bác Mộc gào to qúa. May là hàng xóm Việt Nam dễ tính và thông cảm không ai khiếu nại gì cả.
Lần nào tôi ra đến cổng cũng bị bác Mộc trách:
- Tao gọi mày như gọi đò sang sông!
Bác Mộc gốc dân Hà Nội, di cư từ 1954, trước 1975 gia đình bác là gia đình sang cả trong xóm, hai vợ chồng phong lưu dáng cậu mợ và đứa con gái duy nhất của bác từ bé đã hay diện áo đầm đi giày màu hồng xinh xắn thường làm tôi lúc bé đã ước ao và ghen tị. Tôi và con gái bác bằng tuổi nhau nên bác Mộc xem tôi như hàng con cái.
Từ khi bác trai mất đi gia đình bác sa sút, rồi biến cố 1975 lại càng thêm sa sút, bác Mộc phải ra chợ bán hàng nhưng bác vẫn “qúy phái” kiểu Hà Thành, tóc vấn trần cài lược, áo trắng nõn, cổ đeo chuỗi hạt ngọc màu xanh dù bác Mộc ngồi bán xôi vò, chè, bánh trôi, bánh chay chình ình giữa chợ kẻ qua người lại và bụi rác ngổn ngang.
Hôm nào hàng ế, bác bưng cả rổ bánh chay hay xôi vò đến nhà tôi bán tống bán táng giá “mão” rẻ bèo bắt tôi mua bằng được. Bác bảo nhà mày em đông mua cho chúng nó ăn.
Bác cũng đóng tiền vào tổ hợp mì sợi cho yên thân, khỏi phải mỗi ngày nấu nướng chè bánh và bưng ra chợ bán nữa.
Có bác Mộc ca chúng tôi vui nhộn hẳn lên vì bác hay thơ phú và kể chuyện tiếu lâm, chuyện tiếu lâm của bác thanh mà tục, tục mà thanh, ai cũng thích nghe.
Có hôm bác ngâm thơ “Đồi thông hai mộ” :
- “Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ?
Anh của em yêu qúy nhất đời.”
Có hôm bác trải chiếc chiếu xuống đất để mọi người ngồi vắt mì sợi thành từng nắm đem phơi khô, bác liền ngâm nga hai câu thơ, không biết là ca dao tục ngữ của dân gian hay do bác sáng chế ra:
- “Trải chiếu ra đôi ta nằm xuống,
Xong cuộc rồi ta cuộn chiếu lên…”
Một bác gái khác vội phản đối:
- Ấy chết bác Mộc đừng ngâm thơ loại này nữa, ở đây có mấy đứa xa chồng đừng làm hư chúng nó…
Khi tôi đổi sang làm ca tối, tôi vốn nhát gan sợ ma thì có cô Tỵ làm cùng ca đưa về tận nhà vì nhà cô phải đi ngang nhà tôi.
Một đêm khuya khi tôi và cô Tỵ đang đi trong khu xóm đến nhà thờ tôi trông thấy một bóng người mặc áo khoác dài như áo mưa đang đứng nép mình vào góc cổng nhà thờ. Tôi sợ hãi vừa chạy nhanh vừa la to:
- Cô Tỵ ơi, có người! có người !
Cô Tỵ cũng sợ vội chạy theo cho kịp tôi, khi hoàn hồn cô Tỵ nói:
- Bông ơi là Bông, sao em dại thế, bóng người ấy là kẻ gian đấy, đang đêm mà mặc áo khoác dài tới chân đi lang bang trong xóm là để rình mò nhà người ta thôi. Nó thấy mình nó sợ phải ẩn mình trong góc cổng nhà thờ mà Bông lại sợ nó thế mới ngược đời. Thằng kẻ cắp ấy được một phen tha hồ cười.
- Nhưng nó việc gì phải mặc áo khóac hay áo mưa thế hả cô Tỵ?
- Để không ai đoán ra hình dạng nó đấy mà
- Lần sau em sẽ rút kinh nghiệm, nếu gặp nó chúng mình cứ hiên ngang đi qua mặt nó nhé
Tuy nói thế nhưng trong thâm tâm tôi vẫn nghĩ cứ …chạy là tốt nhất, còn cô Tỵ có chạy hay không thì mặc cô ấy..
Nghe chuyện này bác Mộc lại thân mến mắng tôi:
- Bông ơi, mày đi làm mà như công chúa đi chơi, sáng có người đến gọi đi, khuya có người đưa về tận nhà.
Tôi đi làm thì nhởn nhơ như vậy, em và con tôi lại hay đến tổ mì tìm tôi vì đủ những lý do. Chưa có ai đi làm mà thoải mái và “tiện nghi” như tôi.
Cũng may vì từ tổ trưởng đến tổ viên của tổ hợp mì sợi toàn là người cùng chế độ cũ, cùng hoàn cảnh và là hàng xóm nên gần gũi và thông cảm nhau lắm.
Cô em gái áp úp tên Thoa lúc ấy trông coi thằng Bí con tôi mới lên 3 tuổi những khi tôi đi làm. Thằng Bí sinh tháng 8 năm 1975 vào cái năm lịch sử buồn của miền Nam Việt Nam. Mẹ tôi mới mất nên chị em tôi ở chung một nhà. Tôi là chị cả đầu đàn.
Dì mới 12 tuổi đầu bế cháu vẹo cả sườn vì thằng bé mập mạp, đi bộ từ nhà đến tổ mì.
Hai dì cháu nó đứng ngoài cửa sổ tổ mì nhìn vào trong, hễ thấy bóng tôi là cùng reo lên mừng rỡ rối rít như bắt gặp được vàng hoặc như ngàn trùng xa cách lâu lắm mới gặp lại nhau:
- Chị Bông ơi.. chị ơi…chị ơi…
- Mẹ Bông ơi…mẹ ơi…mẹ ơi…
Tôi cũng mừng vui không kém nhưng phải tất tả chạy ra bên cửa sổ và gỉa bộ mắng em gái:
- Mày bế cháu đến đây làm gì?
- Thằng Bí khóc đòi gặp mẹ, em bế nó đến đây chơi cho nó vui.
- Chỗ người ta làm việc chứ có phải công viên đâu mà chơi cho vui. Thằng Bí nào hiểu chỗ làm việc là gì, cứ đòi hỏi:
- Mẹ về nhà đi, mẹ bế con đi…
- Còn lâu mẹ mới về.
Thoa nhanh nhẩu:
- Em với thằng Bí chơi ở ngoài sân đợi chị về luôn.
Thế là tôi vừa làm việc vừa thỉnh thoảng trông thấy con và em mình lấp ló ở khung cửa sổ. Khi nào rảnh tay tôi lại chạy ra cửa sổ để…mỉm cười với chúng nó, như muốn nói với thằng con bé bỏng rằng “Con ơi, mẹ vẫn ở bên con nè”.
Thoa bế thằng Bí đến tổ mì thường xuyên như cơm bữa, đến chơi vớ vẩn hoặc có lý do đàng hoàng.
Có hôm Thoa bế cháu đến, tôi lại hiện ra ở khung cửa sổ tổ mì để “giao lưu” với em mình, chưa kịp hỏi thì Thoa đã nghiêm trọng nói:
- Chị Bông ơi, thằng phường đội vừa đến nhà mình hỏi anh Thủy đâu? Em nói là đi học lâu lắm mới về.
Con bé thông minh và khôn ngoan lắm dù chỉ là nghe hóng mà đã hiểu chuyện, nó biết là thằng phường đội đến nhà nào là đưa giấy báo “trúng tuyển nghĩa vụ quân sự” cho nhà nấy, nên nhà nào có con trai đến tuổi lính rất lo sợ thằng phường đội ghé nhà. Tôi dặn Thoa:
- Trưa nay Thủy về thì em nói Thủy ăn cơm xong đạp xe lên Hàng Xanh nhà bác Châu tạm trú vài ngày nhé, thằng phường đội sẽ đến vài lần nữa không gặp Thủy để giao giấy báo “trúng tuyển” thì cũng qua đợt giao quân nghĩa vụ quân sự, là Thủy sẽ thoát được đợt này.
Thế là tuy tôi đi làm nhưng vẫn “chỉ huy” và “điều hành” được công việc ở nhà.
Thời sau 1975 nhà nào có con em bị nhận giấy “trúng tuyển nghĩa vụ quân sự” cũng đau khổ như nhận giấy báo tử. Tôi quen một gia đình ở Xóm Mới, bà cho thằng con trai và đứa cháu ngoại đi vượt biên bị chết biển mà bà khóc thương thằng cháu ngoại vật vã hơn là thương thằng con trai. Hỏi ra thì bà giải thích:
- Thằng con trai tôi bị gọi đi “nghĩa vụ quân sự” thì coi như trước sau gì cũng chết, chỉ thương thằng cháu ngoại ngây thơ vô tội…
Rồi bà Bắc kỳ di cư ở Xóm Mới đay nghiến :
- Tiên sư cha chúng nó, chúng bắt buộc thanh niên đi bộ đội mà còn gỉa nhân gỉa nghĩa, láo khoét và mồm mép gọi là “Trúng tuyển” làm như khó khăn lắm, cạnh tranh lắm và vinh dự lắm mới được đi. Con ông cháu cha chúng nó chẳng đứa nào được “trúng tuyển ” cả, mà toàn đi du học hay lao động Đông Âu, Liên Sô đua nhau gởi hàng hóa về Việt Nam như đi buôn hay chúng nó làm việc trong nước thì cũng là ăn trên ngồi chốc thiên hạ, nhà cửa mình chúng chiếm, công việc ngon chúng hưởng.
Có hôm thì Thoa có lý do khác khi bồng bế cháu đến tổ mì gặp tôi:
- Chị Bông ơi, sổ mua chất đốt để ở đâu để em nộp cho tổ trưởng tổ dân phố ngày mai mua dầu hôi.
- Vẫn trong kệ sách đấy.
Cái kệ sách màu nâu yêu qúy của tôi, cái kệ sách mà tôi đã thuê bác Tùng thợ mộc trong xóm đóng theo đúng kiểu tôi vẽ ra, kê ngoài phòng khách không còn thuần túy là sách nữa vì tôi đã phải đốt hay vứt đi khá nhiều những cuốn không thích hợp với chế độ mới nếu không muốn bị kết tội “tàng trữ văn hóa phẩm phản động và đồi truỵ”, nên kệ sách lỏng le, đựng đủ thứ lặt vặt trời ơi đất hỡi, không biết Thoa có bới tìm ra cuốn sổ chất đốt không? hay lại chạy ra tổ mì hỏi tôi lần nữa.
Hôm thì Thoa đến để bàn chuyện ăn uống:
- Sáng mai đến lượt tổ mình được mua bánh mì tổ. Mai chị đừng làm món mì sợi hấp chấm xì dầu nữa nhé, em ngán lắm.
- Chị cũng ngán nói chi em. Thôi để hôm nào lãnh lương chị sẽ nấu một nồi xúp xương chan mì sợi rắc hành ngò tiêu ớt vào ăn ngon lắm.
Thoa tươi nét mặt, háo hức nhưng thắc mắc:
- Em cũng thích ăn mì sợi có chan nước lèo như thế, nhưng mà có thịt không?
Tôi trả lời nước đôi, nó muốn hiểu sao thì hiểu:
- Chị không chắc là xếp hàng chen lấn nổi với người ta để mua thịt heo theo sổ đâu, mà mua thịt chợ đen thì đắt lắm…
Ôi, tôi chán làm sao cảnh xếp hàng mua thịt ở ngoài chợ, cả một đám đông các bà các cô dù ở nhà thanh lịch cỡ nào đến đây cũng hơn thua, xô đẩy chen lấn, cũng bu đen bu đỏ quanh phản thịt như đàn kiến bu quanh hũ đường nhưng tay vẫn cầm chặt cuốn “Sổ thực phẩm” như cầm một báu vật không thể đánh rơi đánh mất, người đứng vòng ngoài không thể nào nhìn thấy mặt mũi miếng thịt. Thấy mặt mũi cô bán thịt cũng khó như thấy dung nhan thủ trưởng cơ quan nào đó.
Cô hàng thịt cắt thịt thoăn thoắt và cũng thoăn thoắt thảy miếng thịt lên bàn cân, cái cân còn nghiêng ngửa, chông chênh chưa ồn định thì cô đã nhanh tay lấy thịt ra đưa cho khách hàng mà ai cũng hiểu là miếng thịt ấy cân non chưa đủ số lượng, nhưng vẫn “hồ hởi” nhận miếng thịt để thoát ra khỏi vòng vây còn hơn là khiếu nại đã không được giải quyết còn bị cô hàng thịt sưng xỉa, cửa quyền và chảnh chọe: “Nếu không muốn thì trả lại thịt đây”.Hoặc cô lườm nguýt mắng cho: “ Chỉ làm mất thì giờ của đám đông tập thể bà con”.
Cô đã lấy danh nghĩa “tập thể” ra đe dọa là quan trọng lắm, không ai dám giằng co với cô thêm nữa.
Mỗi ngày bán hàng xong ít ra cô hàng thịt cũng kiếm được mấy ký thịt “thặng dư” mang về nhà.
Đấy là cảnh chợ búa, tại các cơ quan cũng “phàm phu tục tử” chẳng kém. Khi mà Việt cộng chơi trò quản lý bao tử, làm con người thiếu thốn đói khát thì con người bỗng trở nên thực tế, tầm thường và có cả hèn mọn. Bạn tôi là giáo viên kể rằng mỗi khi mua thịt heo định kỳ các giáo viên lên văn phòng để chia chác mỗi người nửa ký, có những ganh tị, bất đồng và tranh dành vì miếng thịt này không ngon bằng miếng thịt kia.
Nếu các học trò mà chứng kiến được cảnh này thì không biết hình ảnh thầy cô giáo của chúng có còn đáng trân trọng nữa không?
Tan trường giáo viên ra về với miếng thịt heo buộc dây treo lủng lẳng ở tay lái xe đạp đã là một ngày hoan hỉ.
Nét mặt Thoa lại ỉu xìu đưa tôi thoát dòng suy nghĩ, về với thực tế:
- Nhưng chị ơi…ngày mai món bánh mì tổ ăn với chuối hay hấp mỡ hành ăn với rau sống chấm nước mắm em cũng ngán luôn. Chị mua trứng về tráng ăn với bánh mì nhé?
“Bánh mì tổ” khác với bánh mì ngoài chợ đen, vì vừa cứng vừa dở, bánh để nguội, để cũ là cứng như đá, ném ai chắc cũng chảy máu đầu hay gây thương tích…trầm trọng !
Tôi gắt lên:
- Chưa biết, mai ăn thì mai tính.
Thời buổi xã hội chủ nghĩa, thực phẩm bán theo quy chế, hạn chế mỗi đầu người, ngoài phần gạo ít ỏi theo tiêu chuẩn mà gạo thì đầy bông cỏ và sạn, họ còn bán kèm theo mì sợi, bột mì, hay khoai lang, khoai mì, hạt bo bo.
Đến nhà nào cũng thấy ông già bà cả hay trẻ con ngồi trước cái mâm trải gạo mỏng ra để nhặt sạn hay bông cỏ trước khi nấu cơm. Thế mà có khi vẫn còn sót, nhiều người đang nhai cơm vấp phải hạt sạn tế tái cả răng và tê tái cả cõi lòng.
Thoa nhà tôi thích công việc nhàn hạ này, nó thường ao ước:
- Cầu trời khi lớn lên ai thuê em làm công việc nhặt bông cỏ và sạn gạo.
Tôi rên rỉ:
- Thoa ơi, tới lúc ấy mà vẫn phải ăn loại gạo xấu kém chất lượng này sao! Em phải cầu trời là mai mốt không phải làm công việc nhặt sạn và bông cỏ gạo nữa nhé.
Ngoài ra còn những “công việc” như nay đi xếp hàng mua nước mắm hay mớ cá ươn ở “Cửa hàng thủy hải sản”, mai xếp hàng mua bó rau gìa qủa héo từ “Cửa hàng rau qủa”. Biết là hàng không ngon kém chất lượng nhưng vì gía rẻ hơn gía chợ đen nên người ta vẫn chen lấn chờ đợi để mua cho bằng được. Mốt lại cũng xếp hàng, mua nhu yếu phẩm tại “Cửa hàng bách hóa tổng hợp”, gồm mấy gói thuốc lá Hoa Mai hay Đà Lạt ( dù nhà có hút hay không họ vẫn cứ bán theo tiêu chuẩn) một dúm bột ngọt, nửa ký đường v.v....
Thế là phát sinh ra “nghề” mua đi bán lại hàng nhu yếu phẩm. Người mua đứng xếp hàng trước cửa hàng bách hóa thì mấy con buôn đứng luẩn quẩn gần đó, mua hàng ra bán ngay tại chỗ, tiền trao cháo múc vô cùng nhanh chóng và thuận lợi.
Đã gọi là “nhu yếu phẩm” thì nhà nào chẳng cần dùng, tiêu chuẩn ít ỏi chưa đủ dùng, nhưng vì thiếu thốn, vì cần tiền nên phải nhịn dùng để bán đi lấy tiền chi tiêu cho chuyện khác cần kíp hơn.
“Cửa hàng bách hóa tổng hợp” cái tên nghe to lớn và lộng lẫy thế mà hàng hoá chỉ lèo tèo và đơn điệu bày trên kệ, những món mà không ai muốn mua vì vừa đắt vừa không cần thiết, món nào có giá thì các cô nhân viên bán hàng chỉ bán ra một ít lấy lệ còn thì các cô chia nhau mua và tuồn ra chợ đen kiếm lời. Tóm lại các nhân viên bán hàng cho các cửa hàng nhà nước vừa ăn chận của dân vừa ăn hiếp dân, không cần biết lịch sự là gì. Xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những loại người ấy.
Ấy là chưa kể thỉnh thoảng còn phải đi họp tổ dân phố, nhiều nhà “phái” cha mẹ gìa, tai điếc, mắt mờ hay con trẻ, tuổi vị thành niên đi họp, hiểu được nội dung cuộc họp hay không? Không thành vấn đề, miễn là …có mặt., để khỏi bị tổ dân phố phê bình kiểm điểm.
Ông già bà cả và trẻ con thật là hữu ích.
Thành ra sống dưới xã hội chủ nghĩa ai cũng bận rộn và có việc làm cả ngày.
Ban đầu nghe danh từ “hạt bo bo” tôi hí hửng tưởng hạt bo bo tôi thường ăn trong ly sâm bổ lượng ngày xưa, vừa trắng vừa mềm vừa bùi bùi. Nhưng hoá ra là hạt bo bo khác, bo bo màu vàng ngà ngà, nếu chà vỏ rồi còn đỡ cứng, chưa chà vỏ thì hạt bo bo vừa dai vừa cứng là nguyên nhân chính đưa đến sau này nhiều người dân thành phố miền Nam bị bệnh đau bao tử.
Nhưng cũng…nhờ hạt bo bo mà dân chúng có thêm nghề mới nữa là máy chà vỏ hạt bo bo và máy xay hạt bo bo cho vỡ nhỏ ra. Trong cái khó ló ra cái khôn để mà sống.
Nghe đồn món bo bo này của đất nước xã hội chủ nghĩa anh em nào đó vốn là thực phẩm nuôi ngựa, trâu, bò của nước họ, viện trợ cho Việt Nam dùng làm thực phẩm cho con người.
Hàng xóm đua nhau chế biến các sản phẩm thay cho lương thực lúa gạo ấy, nhà nọ bắt chước nhà kia
Món bột mì tôi cũng chế biến thành bánh canh nước dừa, nhồi bột, cán mỏng cắt sợi làm bánh canh và nấu với nước cốt dừa nêm mắm muối bột ngọt.
Món mì sợi thì hấp vào nồi cơm mang ra chấm xì dầu hay nước mắm tỏi ớt.
Khoai lang, khoai mì thì luộc ăn chơi ngao ngán đến điêu đứng, ăn không hết, khoai lang bị sùng thì đem gọt vỏ phơi khô bán cho mấy người nuôi heo vớt vát được đồng nào hay đồng ấy.
Còn món bo bo chỉ có nước chà vỏ, xay nhỏ rồi độn vào gạo nấu thành cơm.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Một hôm tổ hợp mì sợi long trọng tổ chức liên hoan để đón tiếp ông phó chủ tịch đặc trách kinh tế của phường đến tham quan và có buổi họp cực kỳ quan trọng, tất cả công nhân không làm việc để tham dự buổi họp này.
Ông phó chủ tịch diễn thuyết một hồi lâu và đưa ra những ý tưởng mà ông hớn hở cho là sẽ thành hiện thực không xa:
- Nay mai tổ hợp mì sợi của chúng ta sẽ tiến xa hơn, sẽ phục vụ nhu cầu của nhân dân nhiều hơn, thành nhà máy sản xuất mì sợi chứ không phải trong căn nhà tuyềnh toàng như thế này, sẽ có nhà ăn cho công nhân viên, sẽ có nhà trẻ cho con em công nhân viên và những quy chế phúc lợi khác nữa.
Sau buổi họp của ông phó phường ai cũng phấn khởi. Tôi thì lo xa nếu tổ hợp mì sợi biến thành nhà máy thì 2 dì cháu Thoa và thằng Bí hết còn chỗ đến đây chơi và gặp tôi, vì nhà máy sẽ có cổng rào, có nhân viên bảo vệ, ai cho dì cháu nó bồng bế nhau vào được?
Một chị bạn hiểu ý tôi, an ủi:
- Đừng lo nhé Bông, lúc ấy mày sẽ gởi thằng Bí vào nhà trẻ trong khu nhà máy càng gần con chứ sao.
Nghĩ tới điều đó tôi mừng vui hết lo buồn nữa, tôi tưởng tượng giờ nghỉ trưa sẽ sang khu nhà trẻ thăm con, chiều tan ca tôi bế nó về.
Nhưng bác Mộc đã thức tỉnh giấc mơ của tôi:
- Bông ơi, mày tin gì lũ Việt cộng hả? chúng nó nói thì như thánh như thần. Đơn gỉan ai cũng hiểu là bột mì ở đâu ra để nhà máy sản xuất mì sợi chứ? nước Việt Nam mình đâu có trồng lúa mì, chỉ đang nhận viện trợ lúa mì khẩn cấp từ nước Nga trong thời gian khó khăn này thôi, mai kia mốt nọ Nga sô hết viện trợ thì tổ hợp mì sợi cũng đóng cửa chứ đừng nói nhà máy to tướng trong tương lai.. Với lại dân mình dùng lương thực chủ yếu là gạo chứ có phải mì sợi đâu. Chúng ta cứ làm việc được tới đâu hay tới đó còn hơn là ngồi không ở nhà bị gọi đi làm thủy lợi không công cho nhà nước, để chúng nó bóc lột sức lao động của mình..
Mỗi lần họp tổ dân phố mà phổ biến tin đi làm thủy lợi, ai rảnh rang không có công ăn việc làm như tôi là lo âu hồi hộp vì mình sẽ được “ưu tiên” đi trước. Làm thủy lợi là đào đất ven bờ hay đào vét trong lòng kinh, lòng rạch cho kinh rạch thông thương xuôi chảy. Công việc bẩn thỉu, nặng nhọc và vất vả vì tất cả công đoạn đều làm bằng tay chân cuốc xẻng, bằng sức người, nên chẳng ai muốn đi.
Tôi đã một lần đi làm thủy lợi tại xã Bình Mỹ A thuộc Củ Chi ráp ranh với Hốc Môn, quần sắn cao lên, lội xuống con kinh đầy bùn rác hôi hám. Một dãy người cũng tư thế như tôi đứng xếp hàng cạnh nhau để chuyền tay nhau những cục đất vừa đào xới lên ở đầu kia. Tôi là người đứng cuối cùng ở đầu này.
Khi cục đất đến tay tôi, thay vì phải chụp nhanh và quăng lên bờ thì tôi chợt rụng rời khi nhìn thấy mấy đầu con giun đang lòng thòng ngọ nguậy nên không đỡ cục đất mà họ đã tốn bao công phu từ người đào lên đến qua tay hơn chục người. Cục đất rơi xuống lòng kinh, thế là toi công còn tôi thì vẫn bàng hoàng sợ hãi mấy con giun đất và tủi thân đứng khóc giữa lòng con kinh dơ bẩn của xứ Củ Chi.
Tôi cũng mấy lần nghe tin đồn là bột mì viện trợ đến từ nước Nga, chẳng biết họ lấy thông tin từ đâu, nhưng 1 cô bạn tôi là nhân viên cửa hàng lương thực quận đã cả quyết thế vì cô thấy bao đựng bột mì ghi chữ Nga ở bên ngoài.
Tôi vặn vẹo hỏi bạn:
- Mày có biết chữ Nga bao giờ đâu. Đoán mò hả?
- Thì cứ thấy dòng chữ có mẫu tự nào viết ngược là tiếng Nga , cần gì phải đoán cho mất công
Đúng thế, người ta kể rằng những người đi vượt biển ra khơi thấy tàu có chữ nào ngược là tàu Nga thì tránh cho xa không đến gần, nó không cứu mà còn bắt giao cho đàn em xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nó.
Lời bác Mộc thật có lý, một người lớn tuổi giàu kinh nghiệm đời và nhất là kinh nghiệm cộng sản từ ngày xưa ngoài Bắc. Bác Mộc đã than thở :
- Tôi phải bỏ “bác Hồ” từ Bắc chạy vào Nam mà “bác” không tha còn đuổi theo.
Tôi lại có cái lo khác, sợ tổ hợp mì sợi hết bột làm và đóng cửa ngang xương khi tôi lãnh lương chưa đủ gỡ lại vốn liếng đã đóng góp cổ phần.
Ở xóm tôi cũng như nhiều xóm khác mấy đàn bà con gái loại vô công rỗi nghề đang lao động làm công việc đan mây tre lá mà họ đùa vui gọi vắn tắt là nghề “Xỏ lá”.
Ngồi gù lưng cả ngày, nhà cửa bề bộn mây tre để đan thành những cái rổ, cái khay v.v… gia công cho tổ hợp, món hàng rẻ tiền nên công cán chẳng là bao.
Chị hàng xóm khoe với tôi:
- Nay mai tổ hợp mây tre lá sẽ xuất khẩu hàng thủ công ra nước ngoài mang lại công ăn việc làm dồi dào cho chị em, làm không hết việc, nâng cao thu nhập.
Trời ! chắc tổ hợp mây tre lá này cũng đã được ông phó chủ tịch phường đến tham quan và hứa hẹn những lời bay bổng như ông đã nói với tổ hợp mì sợi chúng tôi sau khi đã nhận những phong bì và ăn uống liên hoan chiêu đãi..
Tính tôi không kiên nhẫn, ngồi xỏ lá thì thế nào lá cũng đâm vào tay làm đứt tay chảy máu.
Hay là tôi sẽ mua 1 cái máy se cói về se cói gia công? Không xong, món này cũng bừa bộn nhà cửa lắm, con tôi đi qua đi lại thế nào cũng vấp ngã, tội nghiệp nó !
Hay là mua cái máy chà gạo gia công cho hàng xóm vì nhà cha mẹ tôi ngay mặt tiền đường dễ mở tiệm ? Cũng không thích, vì bụi cám làm bẩn nhà và hít bụi vào làm hại phổi, tôi chết sớm ai nuôi con tôi trong khi chồng đi tù tội chưa biết ngày về.?
Tôi thật sự chán nản khi nghĩ đến những “ngành nghề” ấy.
Sự lo xa của tôi không vô lý và lời phán đoán của bác Mộc càng có lý. Tổ hợp mì sợi của tôi làm việc được hơn 1 năm thì bắt đầu sa sút vì thiếu bột mì, tổ lương thực phường không có bột để nhờ tổ mì chế biến gia công nữa.
Bác Mộc thở dài dạy cho tôi một bài học:
- Mày thấy chưa? chớ bao giờ tin lũ chúng nó. Thử hỏi bột mì ở đâu ra mà chúng nó cấp giấy phép lu bù cho người ta đua nhau mở tổ hợp sản xuất mì sợi khắp quận Gò Vấp này và những quận huyện khác trong thành phố để bây giờ cùng chết yểu, chết chùm cả lũ ??
Tôi thật sự ngưỡng mộ sự hiểu biết khôn ngoan của bác Mộc nên lo lắng hỏi sang chuyện khác với vẻ tin cậy hết lòng:
- Bác Mộc ơi, thế họ nói mấy ông sĩ quan đi trình diện “học tập cải tạo” 10 ngày sẽ về mà nay đã hơn 4 năm rồi. Vậy bác biết bao giờ về không?
- Mày đã trồng cây mít bao giờ chưa? 3 năm mít mới có qủa, thì cứ từ hai lần cái 3 năm ấy trở lên may ra chồng mày mới được tha về.
Tôi chán nản:
- Nghĩa là bình quân từ 6 năm và hơn nữa hở bác? hở trời??
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Cuối cùng thì tổ hợp mì sợi chính thức đóng cửa khi tôi chưa thu hồi đủ vốn đã đóng góp đúng như tôi đã lo ngại. Anh Tình tổ trưởng chỉ biết hứa hẹn an ủi mọi người:
- Bao giờ tôi bán được cái máy làm mì sợi liên hoàn kia sẽ bồi thường lại các tổ viên mỗi người một ít.
- Nhưng thời buổi này bột mì khan hiếm ai mua máy về làm gì hở anh?
Anh Tình chán nản:
- Thì đành bán đống sắt vụn như từ lúc nó chưa thành hình cái máy liên hoàn mì sợi này.
Ối giời ôi, không biết lúc này ông phó phường đặc trách về kinh tế, người đã nhận mấy lần phong bì của anh Tình tổ trưởng từ lúc bắt đầu đăng ký xin thành lập tổ mì đến khi đi vào hoạt động, người đã mấy lần ăn liên hoan phủ phê với tổ mì, đã đến tham quan và tổ chức buổi họp quan trọng với tổ mì sợi của chúng tôi có còn nhớ những lời phát biểu vàng ngọc “vô gía” của ông không? Tổ hợp mì sợi sẽ tiến lên thành nhà máy mì sợi.
Bây giờ cái máy liên hoàn làm mì sợi cũng đang thành đống sắt vụn “vô giá” nằm chơ vơ chờ rỉ sét kia kìa
Nhà máy sản xuất mì sợi trong tương lai của ông phó phường chỉ là một hồn ma bóng quế không bao giờ là thật.
Những ngày nghỉ ở nhà tôi chưa biết làm gì vì vẫn thấp thỏm “canh chừng” tổ hợp mì sợi với hi vọng biết đâu nước Nga lại thương tình mà viện trợ bột mì cho Việt Nam một lần nữa thì tôi lại có công ăn việc làm.
Hoặc là cái máy làm mì sợi liên hoàn kia bán được thì tôi cũng sẽ được chia ít tiền.
Tình trạng tổ mì của tôi sống dở chết dở chỉ là chuyện nhỏ. Nông trường Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh trồng trái thơm do thanh niên xung phong đổ bao nhiêu mồ hôi công sức cuốc đất và trồng trọt mới là chuyện lớn. Kế hoạch nhà nước đưa ra hô hào thanh niên xung phong trồng thơm để sản xuất đã thất bại não nề.
Thơm tới mùa thu hoạch, cả nông trường thơm chín vàng mà không có nơi tiêu thụ, đóng hộp xuất khẩu thì còn non kém làm sao kiếm ra khách hàng, bán trong nội địa càng ế ẩm vì thơm tươi ngon đầy rẫy, người ta mắc mớ gì phải mua thơm đóng hộp vừa kém phẩm chất vừa đắt tiền.
Thế là trái thơm tuôn ào ào ra khắp các chợ búa lớn nhỏ trong thành phố, đi đâu cũng thấy một trời màu vàng của trái thơm đập vào mắt. Loại thơm trái nhỏ tròn này mùi thơm và ngọt rất xứng đáng mang tên “Thơm”, thơm bán trên quầy, bên lề đường, hè phố, và vỏ thơm thì ngập ngụa trương sình khắp các chợ tha hồ cho ruồi bu kiến đậu.
Chưa hết, chắc thơm thu hoạch còn ứ đọng nhiều tại nông trường Lê Minh Xuân nếu không mau thanh toán thì sẽ hư thối nên các anh em thanh niên xung phong mặc đồng phục, đội mũ tai bèo, chân đi dép râu cũng rời nông trường về phố xá đẩy những xe ba gác đi bán thơm vào tận hang cùng ngõ hẻm trong các xóm lao động. Chưa bao giờ dân thành phố được ăn trái thơm với gía rẻ bèo đến thế.
Tôi mua thơm và hỏi chuyện hai thanh niên xung phong rất trẻ. Hào khí tuổi trẻ của bao nhiêu thanh niên nam nữ đã bị người ta bóc lột và tận dụng không thương tiếc tại những nông trường và những lâm trường hoang vu cách xa thành phố, thiếu thốn ngay cả những tiện nghi tối thiểu nhất của đời thường. Nhiều người bị bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng, vàng da sốt rét kinh niên.
Ở xóm tôi có một anh đi thanh niên xung phong bị chết thảm khốc tại một lâm trường khi đang đốn chặt tre nứa. Thay vì phạt con dao vào gốc nứa sao cho phần gốc chặt ra ngã đổ về phía trước thì anh đã vụng về hay sơ ý làm phần gốc cây nứa ngã ngược lại, đầu nứa vừa chặt nhọn hoắt đã theo đà đổ nhào thật mạnh của thân cây đâm phập vào bụng anh lòi cả ruột gan.
Một hôm tôi gặp chị Đình gánh nước mắm đi bán ngang nhà liền gọi vào mua nước mắm và hỏi chuyện vì Đình là em ruột anh Tình tổ trưởng tổ hợp mì sợi của tôi.
Trong thời gian đầu thành lập tổ hợp mì sợi Đình đã theo phụ tá ông anh rất đắc lực nên chúng tôi đều quen biết Đình. Chị chạc bằng tuổi tôi.
Đình vừa đong nước mắm cho tôi vừa khoe:
- Tớ bán nước mắm mà sắm được xe gắn máy cho chồng dễ như chơi, đằng ấy muốn vào nghề không tớ bỏ mối nước mắm cho?
Mắt tôi sáng lên vì ham lời:
- Muốn chứ, bán nước mắm dễ không Đình?
- Thì chịu khó gánh đi rong phắp nơi thôi, tớ gánh từ Xóm Mới qua An Nhơn xuống vùng Hạnh Thông Tây rồi vòng về Xóm Mới là hết vèo 2 can nước mắm tiền nhét đầy túi.
Tôi than thở:
- Sao gánh đi xa thế! Mà tôi chưa biết gánh bao giờ…
- Chứ ngồi một chỗ thì bán cho ai? Mình đi tìm khách hàng chứ khách hàng nào đi tìm mình.
- Nước mắm Đình lấy từ hãng nào?
Đình thuộc loại người vừa láu táu vừa thật thà, chị nhìn tôi ngạc nhiên và …thương hại:
- Cần gì hãng nào hả giời! sao đằng ấy ngây ngô thế !.Tớ chế ra đấy, chỉ cần một ít nước mắm thật còn bao nhiêu là nước muối và nước…lã nấu với lá chuối khô cho có màu đẹp như màu nước mắm là thành sản phẩm..
Tôi thảng thốt kêu lên:
- Người ta ăn vào ngộ độc hay đau bụng thì sao??
Đình thản nhiên:
- Đã có “Xuyên tâm liên” trị đủ thứ bệnh mà. Nhưng đằng ấy đừng lo, lá chuối khô lành lắm, gói bánh gai thơm ngon đến nỗi chỉ ngửi mùi lá chuối khô đã thèm ăn bánh gai rồi, tớ chưa nghe ai ăn nước mắm của tớ than đau bệnh gì cả.
Tôi hiểu ý Đình, đi khám bệnh ở phường ở quận thì dù bệnh gì người ta cũng bán cho bằng được loại thuốc dân tộc tên “Xuyên Tâm Liên” kèm vào, nên ai cũng thuộc tên cũng biết mặt loại thuốc này. Viên thuốc thô sơ màu xanh xám như màu rêu cũ trông nghèo nàn buồn tẻ làm sao, nhưng vẫn cần thiết vì không phải ai cũng có tiền mua thuốc tây ngoài chợ đen và không phải thuốc ngoài chợ đen đều bảo đảm là thuốc thật.
Mỗi lần đi khám bệnh là mỗi lần cơ cực, sau khi nộp sổ khám sức khỏe vào chồng sổ cao ngất ngưỡng nơi bàn làm việc của phòng khám ở phường là sự chờ đợi dài lâu đến mỏi mòn và khi gặp được cô y sĩ để khai bệnh, tùy theo cô buồn vui mà nghe cô gắt gỏng nhiều hay ít.
Có lần tôi dẫn đứa em đi nhổ răng ở phòng y tế quận Gò Vấp, cấp quận cao hơn cấp phường, nhưng dù quận hay phường cũng chờ đợi dài lâu như nhau. Khi ông nha sĩ hay nha tá gì đó xuất hiện ai cũng mừng rỡ, thì ông dõng dạc tuyện bố:
- Hôm nay hết thuốc gây tê rồi, ai chịu nhổ răng với điều kiện tự nhiên thì chúng tôi sẽ sẵn sáng phục vụ.tới cùng.
Ông nha sĩ tưởng mình là hiệp sĩ Don Quixote ra tay cứu nhân độ thế chắc? Ai mà chịu đau cho nổi hỡi nha sĩ kiêm hiệp sĩ hoang tưởng kia..
Tôi thò tay chấm vào nước mắm trong can của Đình và nếm thử vẫn có mùi nước mắm mặn mà, không cố tâm để ý thì khó mà biết là nước mắm gỉa được.
Đình chua thêm vào:
- Thời buổi nghèo đói lại nhiễu nhương này ai dỗi hơi mà để ý mà phân tích từng mùi vị nước mắm gỉa hay thật miễn là gía rẻ, cứ nghe lời tớ đi bán nước mắm lấy tiền nuôi con. Sĩ diện là chết trước đấy.
Thấy mặt tôi còn ngơ ngẩn, Đình tiếp:
- Hàng ngày đằng ấy mua hàng gỉa mà không biết đấy, thí dụ cái món mỡ nước từ chợ Đồng Xuân Hà Nội do con buôn tuyến đường xe lửa Nam Bắc tuôn vào trong Nam người ta đã trộn thêm cả bí đao hầm nhừ vào, cặn bí đao trông như cặn mỡ thịt đọng lại, vừa hấp dẫn ngon mắt vừa nặng ký, chứ làm gì có mỡ nước nguyên chất thắng từ mỡ thịt ra đâu. Món này con buôn Xóm Mới cũng bắt chước con buôn thủ đô Hà Nội làm rồi, một vốn bốn lời.
Đúng là thời thế tạo con người, thời thế xấu thì một số con người cũng dễ dàng xấu theo.
Dân Xóm Mới xông xáo và gan dạ thật, nghề gì cũng làm được, từ mổ heo lậu, làm pháo lậu. Thỉnh thoảng lại có vụ thuốc pháo nổ làm chết người mà họ vẫn không ngán, chỉ vì sức mạnh của đồng tiền.
Không biết ngoài vụ nước mắm gỉa, mỡ nước gỉa, còn những món gì giả nũa? Có trời mà biết…
Tôi cầm chừng:
- Để tôi đợi tổ hợp mì sợi ngã ngũ ra sao đã…
Đình gạt đi:
- Khỏi đợi, tớ là em anh Tình thì lạ gì, anh ấy đang tính chuyện làm ăn khác rồi, cỗ máy sắt vụn kia bao giờ bán được thì bán chứ ngồi mà đợi nó ngã ngũ thì chết đói.
Tôi tò mò:
- Anh Tình tính làm ăn gì cho tôi theo với?
Đình ghé tai tôi thì thầm:
- Tổ chức vượt biên, anh ấy sẽ mua tàu….kín mồm miệng giùm nhé, tớ thương hoàn cảnh đằng ấy nên mới nói trước để mà lo liệu, ở lại vừa đói khổ vừa bị đối xử phân biệt lý lịch bao giờ con em mình mới ngóc đầu lên nổi? nếu muốn đi thì cứ 3 cây một đầu người đóng cọc trước, tới ngày sẽ lên đường. Thôi, tớ đi bán hàng tiếp đây..
Chuyện phân biệt lý lịch lắm đắng cay, ai đi xin việc làm hay con em đi học cũng phải nộp kèm theo giấy chứng nhận lý lịch của địa phương. Nhà nào nghèo mạt rệp, bần cố nông mấy đời đi ở đợ thế mà sướng, lý lịch “sạch sẽ” Nhà nào có người làm việc cho chế độ cũ “nguỵ quân ngụy quyền” hay giàu có “tư sản mại bản” thì tờ giấy chứng nhận lý lịch tối đen như đêm 30 Tết.
Tôi nghĩ đến tương lai của hai con mình mà thương !!!.
Sau đó tôi không gặp lại Đình nữa, tôi nghe tin cả nhà anh Tình đã đi vượt biên tới đảo Mã Lai. Chắc là Đình đã cùng đi với anh Tình rồi.
Bấy giờ tôi mới hiểu vì sao nhóm anh Tình cư ngụ ở Xóm Mới mà lại xuống Hạnh Thông Tây mở tổ hợp mì sợi, anh tạo cớ vắng mặt thường xuyên tại địa phương để dễ dàng khi đi vượt biên không bị ai nghi ngờ.
Chuyện đại sự của anh là tổ chức đi vượt biên tìm tự do chứ không phải chuyện làm ăn sản xuất mì sợi kia.
May cho Đình và cũng may cho tôi, tôi khỏi phải trả lời Đình tôi không thể bán món nước mắm gỉa này được. Vì ngay hôm vừa mua nước mắm của Đình xong tôi đã đổ đi hết không dám ăn thì làm sao tôi dám bán cho người khác ăn?
Chuyện ông tổ trưởng tổ sản xuất mì sợi đi vượt biên cũng đến tai địa phương tôi, người ta niêm phong tổ mì trong đó có cái máy liên hoàn cà rịch cà tàng và những đồ dùng không đáng gía khác như bộ bàn ghế cũ, những cái mẹt, cái nia để hấp mì, v..v…
Chỉ tội chủ nhân cho thuê hai căn nhà chắc đang mong chính quyền địa phương thanh lý dứt điểm vụ tổ hợp mì sợi để họ lấy lại căn nhà thân yêu đang bị vạ lây niêm phong khóa kín lại.
Tôi không còn trông mong gì lấy lại được đồng xu nào từ tổ hợp mì sợi nữa.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( Tháng Tư, 2013)

Em chưa kịp khoe anh hoa Bluebonnet,
Gặp một buổi chiều anh lại ra đi,
Anh đã đến đây vào giữa tháng Tư,
Bluebonnet đang khoe mình nở rộ.
Em thích ngắm hoa dọc theo xa lộ,
Hoa dại mọc đầy từ cuối tháng Ba,
Giữa các sắc màu của các loài hoa,
Bluebonnet màu xanh pha sắc tím.
Anh hẹn em một buổi chiều rất muộn,
Thời tiết hôm ấy không gío không mưa,
Chẳng cần áo khóac che gío sang mùa,
Khăn quàng cổ chỉ để em làm dáng.
Chào anh nhé, từ phương xa anh đến,
Chắc anh mang theo gío tuyết nơi anh
Làm em bị cảm giây phút tương phùng,
Gió tuyết và anh vẫn là khách qúy.
Em đùa đấy, gặp anh em mừng qúa,
Nên tay run khi cùng uống nâng ly,
Nên ngập ngừng em không biết nói gì,
Em bị cảm nghĩa là em… cảm động.
Em chưa kịp khoe với anh nắng ấm,
Em tiếc hoàng hôn đã không có anh,
Em tiếc chưa khoe thành phố mùa Xuân,
Gặp anh phố đã lên đèn. Đêm xuống.
Tại anh !. Sao không hẹn em từ sớm,
Em đưa anh đến cánh đồng cỏ hoa,
Màu áo em như màu hoa tím kia,
Vì Bluebonnet và em đã hẹn..
Một khung trời tím bên anh. Hân hạnh,
Khi cuộc đời có lúc thật lúc mơ,
Chiều tháng Tư thành phố đẹp bất ngờ,
Nhưng hoa và anh không duyên không gặp.
Chia tay anh nhé quán khuya ly cạn,
Mai anh về, hoa tím ở lại thôi,
Anh và Bluebonnet vẫn xa xôi,
Và có lẽ em cũng là qúa khứ.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
________________________
ĐỂ DÀNH LÀM GÌ?
Truyện . Nguyễn Thị Thanh Dương
Từ chiều qua chị Bông đã kiểm tra đếm những váy áo, những món đồ hiệu mua sắm từ bấy lâu nay vẫn để dành chỉ mặc khi ra ngoài tiệc tùng đình đám treo đầy nghẹt trong closet, gấp chồng chất để đầy mấy cái valy, chị Bông chọn ra những thứ nào có thể mặc được hàng ngày trong nhà thì mang ra xài…gấp kẻo uổng phí.
Sáng nay anh Bông có hẹn, rời khỏi nhà đến trưa mới về, chị Bông liền bắt tay vào một cuộc thay đổi lớn lao trong căn nhà này, chốc nữa về anh sẽ bất ngờ. Chị thay bộ đồ rộng thùng thình và ngắn cũn cỡn vẫn thường mặc trong nhà cho thoải mái bằng chiếc váy ngắn tay ôm nhẹ vòng eo cũng thoải mái nhưng lịch sự hẳn ra. Chị lấy hộp mỹ phẩm kẻ chút chân mày, tô chút mí mắt, xoa chút má hồng và thấm vài giọt nước hoa vào áo, xong chị Bông tháo tung túm tóc buộc trên đầu chải lại cho tóc có chút bồng bềnh. Chỉ một chút thay đổi mà trông chị Bông khác hẳn mọi ngày.
Chị Bông ra bếp bắc ghế mở tủ bếp trên cao lấy xuống những bộ bát đĩa kiểu, bộ ấm trà xinh mà chị vẫn để dành khi nhà có khách quý mới mang ra dùng, chị bỏ chúng vào sink rửa sạch sẽ cho hết bụi thời gian vì đã bao năm chúng nằm yên trong các ngăn tủ.
Anh Bông về nhà đúng lúc chị Bông đang thắng nước màu khói bay lên mù mịt. Nhìn những khứa cá bên bếp anh Bông sững sờ:
- Ủa…ủa……Sao hôm nay em mặc váy đẹp đứng bếp kho cá?
Nhìn những tô bát kiểu bày sẵn trên bàn anh Bông lại sững sờ:
- Hình như hôm nay nhà mình có khách quý? Những tô bát kiểu, đũa mun cao cấp này em để dành cất kỹ lắm mà, nếu hôm nay em không mang ra thì anh cũng quên phéng chúng ta đã có những bát đĩa đẹp thế này.
- Khách quý là…anh đấy. Chúng ta sẽ ăn cơm nơi bàn ăn lớn này.
- Ủa..ủa….anh vẫn thấy em hàng ngày vác tô cơm ra phòng khách ngồi sofa vừa ăn vừa coi ti vi mà, hôm nay được ngồi bàn ăn đàng hoàng hả em?
Nhìn bình trà mới pha thoang thoảng thơm hoa Nhài anh Bông lại sửng sốt:
- Ủa..ủa….bình trà sứ Trung Hoa quý hiếm này em nâng niu để dành sợ nó trầy da tróc vẩy mà em dám mang ra pha trà cho chúng mình hả? Sang chảnh vậy em?
Nhìn bình hoa cắm những đóa Hồng tươi thắm anh Bông lại dồn dập ngạc nhiên:
- Ủa..ủa. ..chỉ có anh và em mà cũng bày đặt chưng bình hoa đẹp này sao?.
- Ủa..ủa…mái tóc cột dây thun của em đâu rồi? hôm nay em buông thả trông mượt mà bồng bềnh, lãng mạn bất ngờ..
Anh Bông hỏi liên hồi và bỗng anh hoảng hốt lo lắng lao đến bên vợ, sờ tay lên trán vợ:
- Em bao nhiêu độ? Có sốt cao hay mát dây thần kinh không đấy?
Tất cả thay đổi này chị Bông diễn lại theo y như chị Hồng bạn thân chỉ dẫn. Tuần trước đến nhà bạn chơi chị Bông ngỡ ngàng thấy chị Hồng đã đổi khác. Hỏi ra chị Hồng tuyên bố một câu ngắn gọn:
- Để dành làm gì? Tiền bạc, đồ dùng đẹp, quần áo đẹp cứ mang ra mà dùng, Chết đi ai hưởng?
Đợi cho chồng qua cơn “sốc” chị Bông mới từ từ giải thích:
- Anh đừng lo, thần kinh em bình thường. Em vừa học được một bài học từ chị bạn. Bấy lâu nay ở nhà em đã xuề xòa cẩu thả như con mẹ mốc, như đứa Lọ Lem, mái tóc không bù xù thì cũng túm lại bằng sợi dây thun hay cuộn tóc thành mấy cục “chả giò” trên đầu, gương mặt đầy vết nhăn vết nám, quần áo tàng tàng xộc xệch, ăn nói thô lỗ như bổ củi hay cay xè như nhát gừng khi có điều gì không vừa ý. Tất cả những “tệ nạn” này chồng em lãnh đủ. Nhưng khi bước chân ra ngoài giao tiếp với bạn bè hay kẻ lạ người dưng thì em hoản toàn lột xác, trang điểm phấn son đẹp đẽ, ăn mặc chỉnh chu, ăn nói lịch sự kèm theo nụ cười miễn phí, họ có làm em phật ý em cũng nhã nhặn bao dung bỏ qua.
Anh Bông ngẩn người ra:
- Hèn gì bạn bè đều khen em hiền dịu dễ thương trong khi ở nhà anh luôn phải đối diện người đàn bà xấu.
- Đúng thế, em đã giác ngộ ra, em có đủ điều kiện mà bấy lâu nay cứ để dành không hưởng. Từ nay anh sẽ được đối diện người đàn bà đẹp, quần áo kiểu cọ, váy dài váy ngắn, khăn quàng vai quàng cổ để dành đầy trong tủ làm gì, tất cả sẽ lỗi thời với tốc độ thời trang thay đổi soành soạch hiện nay, cho nên hôm nay em lôi váy áo đẹp trong tủ ra xài bớt, những thứ nào mặc trong nhà được là em sẽ mặc, dù đứng trong bếp nấu nướng với những mùi mỡ hành tiêu tỏi, nước mắm nước tương. Chốc nữa ra vườn cắt tỉa lá sâu hoa héo em sẽ khoác thêm cái khăn quàng nữa cơ, vì em có mấy chục cái khăn quàng xài đến đời nào mới hết, để không nó cũng tự mục nát đấy anh ơi. Còn nữa, mỹ phẩm son phấn để dành làm gì? lâu lâu em mới đi tiệc tùng một lần thì chúng sẽ quá “đát”, lọ nước hoa kia mỗi lần xài vài giọt thì đến bao giờ mới vơi cạn, chúng sẽ bớt mùi hương nên em sẽ mang ra xài mỗi ngày cho đời …lên hương.
Anh Bông tò mò:
- Còn gì nữa em? Kể tiếp đi
- Những bộ bát đĩa kiểu cao cấp kia em cất trong tủ để dành làm gì? Tại sao không xử dụng hưởng nó ngay bây giờ, anh thấy đó, những món ăn bày trong dĩa bát đẹp sẽ ngon thêm. Tại sao bàn ăn chỉ bày biện đẹp, bát đĩa đẹp và cắm hoa đẹp khi có khách? Bộ chúng ta là củi gỗ, là đất cát vô tri không biết thưởng thức cái đẹp sao? Chúng ta hãy chiêu đãi bản thân mình như chiêu đãi khách quý, hãy lịch sự với mình như từng đối xử lịch sự với người khác. Tóm lại hãy biến mỗi một ngày chúng ta sống là mỗi một ngày vui. Cuộc đời phù du ai biết được ngày mai?
Anh Bông gật gù:
- Hay đấy.
- Chưa hết…còn tiền bạc trong nhà băng …
Anh Bông giật mình:
- Em đứng có nói là tiền để dành làm gì mà mang ra xài xả láng hết nha? Tiền chúng mình để dành cho con cháu và dưỡng già đó.
- Tại sao chúng ta cứ để dành tiền, lo cho bản thân mình thì ít mà dành dụm cho con cháu thì nhiều trong khi con cái đã lớn khôn có công ăn việc làm đầy đủ? chúng ta hãy hưởng thụ hợp lý những đồng tiền công sức mình làm ra, còn bao nhiêu thì đến phần con cháu. Tội gì ta phải đi cái xe cũ thỉnh thoảng lại hư, lại nhờ người câu bình giữa đường. Chúng ta sẽ mua một cái xe mới mà đi cho ngon lành phơi phới. Hãy hưởng những gì tốt nhất chúng ta có thể.
- Ừ..ừ…cũng có lý.
- Còn cái nhà này..
Anh Bông lại giật mình lo lắng:
- Em đừng có nói để dành tiền làm gì mà đòi đổi căn nhà 2,000 Sqf này thành căn biệt thự to đùng ở cho sung sướng tuổi già nha? Vợ chồng mình trước là sẽ sạch vốn liếng và sau là sẽ lau chùi dọn dẹp chết luôn..
Chị Bông mỉm cười:
- Không, không…em muốn nói cái nhà 2,000 Sqf cũ kỹ này em vẫn yêu quý vì nó là căn nhà trả hết nợ từ lâu rồi. Chúng ta sẽ sống ở đây và vui hưởng những gì mình có, căn nhà này sẽ là căn nhà hạnh phúc.
Chị Bông ngắm nghía những món ăn đã bày ra bàn với những tô bát đĩa kiểu lịch sự bên cạnh bình hoa hồng tươi thắm hái từ ngoài vườn vào, hài lòng nói với chồng:
- Nào, bây giờ mời anh thay đồ ra ăn với em một bữa cơm ngon đánh dấu sự đổi mới của chúng bắt đầu từ ngày hôm nay.
Anh Bông lẩm bẩm một mình:
- Không biết mụ vợ mình mát hay tỉnh đây? Nhưng đổi mới thế này cũng thú vị đấy…
Nguyễn Thị Thanh Dương
___________________________
EM KHÔNG LÀ GỖ QÚY
Rừng không toàn gỗ qúy,
Cẩm Lai, Gụ, Giáng Hương…
Có nhiều loại cây thường,
Rừng vẫn xanh thăm thẳm.
Bao cây cao, cây thấp,
Chằng chịt những dây leo,
Quấn qúyt như tình yêu,
Thành rừng cây gắn bó.
Em không là gỗ qúy,
Hiếm hoi trong rừng xanh,
Em không là giai nhân,
Giữa rừng đời kiêu hãnh.
Như bao cây thầm lặng,
Vẫn lớn lên trong rừng,
Em, một người bình thường,
Hòa mình vào cuộc sống.
Em đến như gío lộng,
Khi lòng anh bơ vơ,
Anh ơi đừng ước mơ,
Những chuyện đời xa xỉ.