top of page
hmpg.jpg

Cần xem tiết mục nào xin click vào Trang bài / webpage trong MENU dưới đây:

TRANG CHÍNH / HOME  . BÀI MỚI ĐĂNG SINH HOẠT HOUSTON, TX  .  ĐH XXIII-MARYLAND 2019  .  ĐH XXII-SAN JOSE 2018  .  ĐH XXI-HOUSTON 2017   .  SINH HOẠT CANADA  .  SINH HOẠT ÚC CHÂU  CÁC ĐẶC SAN ĐH  .  SINH HOẠT BẮC - NAM CALI  - SINH HOẠT VÙNG NEW ENGLAND -  SINH HOẠT VIỆT NAM - TIN SINH HOẠT CÁC NƠI  GÓC SÂN TRƯỜNG NHÀ  .  VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT  .  VÒNG TAY NGHĨA TÌNH  .  CHIA BUỒN - CHUNG VUI  TÌM NGƯỜI - NHẮN TIN

 

TÁC GIẢ: Anh Tú, Cao Vị KhanhChân Diện Mục, Dương Hồng Đức-Chân Bảo Nguyện - Dương Hồng ThủyĐan Quế PhongĐoàn Xuân ThuĐỗ Chiêu ĐứcĐỗ Mỹ ThuậtHoàng Thị Tố LangHồ NguyễnHồ Trung ThànhHương Sơn Lê Khánh DuệKim Quang, La Thanh Khải, La Tuấn DzũngLê Cần ThơLê DungLê Trúc KhanhLương Liên HoaLương Ngọc Thành, MailocMỹ Trinh, Ngô Thị Trường XuânNguyên Nhung, Nguyễn Đấu Lộc, Nguyễn Hồng Tuyền, Nguyễn Như HùngNguyễn Ngọc Tuyết, Nguyễn Thanh BìnhNguyễn Thiên Long, Nguyễn Thị Thanh Dương, Nguyễn Trung Nam, Nguyễn Văn TrườngNguyễn Vĩnh LongNgười Ô MônPhan Thượng Hải, Phạm Khắc Trí, Phạm Khắc Trí & Các Thi Hữu, Phạm Trinh CátPhương Hà, Phượng TrắngSongquang, Thái Vĩnh Thụy Biên, Thanh Vũ, Trầm VânTrần Bang Thạch, Trần Bá XửTrần Cẩm Quỳnh Như, Trần Phù Thế, Trương Nhị Kiều, Võ Thị Bạch Nữ

Titlej (1).jpg
DuongThiHiep_ThayCoChuaTrucLam.JPG

TRANG                     

GS. Hoài Việt Dương Hồng Đức, 

(Chân Linh Nhĩ) 

& Chân Bảo Nguyện

Aulnay Sous Bois - France _______________________

Thư chúng con gửi cho Thầy kính yêu đã đi xa

Thầy thương kính muôn đời của chúng con ơi,

   Được tin Thầy đã tan vào mây trắng chúng con bật khóc nức nở như trẻ thơ .... Chúng con vẫn biết cuộc đời là cõi tạm, sanh lão bệnh tử là lẽ đương nhiên và có sanh ắt có diệt. Nhưng chúng con không sao cầm được nước mắt cứ thi nhau ràn rụa tuôn chảy, Thầy kính yêu biết tại sao không?


  Vì Thầy là quê hương yêu dấu, là đồng lúa xanh, nương khoai sắn, bát cơm ngon, là chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau của chúng con. Thầy còn là Tình người, là Nói với tuổi hai mươi, Nẻo về của ý, là Bông Hồng Cài Áo và bây giờ là Leo đồi thế kỷ nữa, Thầy kính yêu ơi!

    Thầy là một biển trời yêu thương, kính ngưỡng của tất cả chúng con, là niềm tự hào vô biên của cả một dân tộc. Cả thế giới đang hướng về Thầy với tất cả niềm tiếc thương ngưỡng mộ một vị Bụt với tấm lòng từ bi bao la chứa chan cả vũ trụ!!

  Chúng con vẫn nhớ khi ấy quê hương mình còn tan tác bởi chiến tranh bom đạn, chúng con như những kẻ mất phương hướng, bơ vơ lạc lỏng, sống vật vờ giữa cuộc đời khốc liệt. Và Thầy là chiếc phao cho chúng con bám vào sống dậy.

   Thầy đã khởi dậy cho chúng con lý tưởng phụng sự, biết quên mình vì quê hương, vì những kẻ bất hạnh, đói nghèo. Chúng con đã biết tạo dựng cho mình một cuộc sống đẹp, thanh cao trong sáng, có lòng thương lớn, không còn nếp sống ích kỷ chỉ lo cho bản thản.

    Chúng con hồi tưởng lại những ngày cùng chị Mai, chị Chín lăn xả vào những xóm nghèo ở sau rạp Quốc Thanh để giúp đỡ từng chén cơm, mạnh áo cho những mảnh đời bất hạnh. Rồi những ngày lặn lội đi vào hai làng Cầu Kinh và Thảo Điền với các anh chị Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội giúp đồng bào xây trường học, làm nhà vệ sinh...v….v….


   Chúng con vẫn còn nhớ Tết Mậu Thân chúng con đã hoà mình cùng đoàn lính cứu hỏa đi chôn xác chết sình thối của đồng bào nằm la liệt giữa đương phố, những lần đi xin gao, thực phẩm, thuốc men, quần áo…. chất đầy xe và liều lĩnh băng qua những vùng vừa chấm dứt giao tranh. Có nơi chúng con phải xuống xe kéo dây kẽm gai chặn đường sang một bên để xe chạy qua và đem hàng tiếp tế cho đồng bào đang tạm cư trong khuôn viên trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Và từ đó lý tưởng phụng sự là phương châm cho cuộc sống của chúng con và các thế hệ con cháu sau này.

   Cuộc đời Thầy là một thiên trường ca âm thầm khổ luyện. 

Sau cuộc tự thiêu gây chấn động thế giới của Ngài Thích Quảng Đức đòi chính quyền Ngô Đình Diệm cho tự do tôn giáo và ít lâu sau đó, đất nước có những biến chuyển tương đối, Thầy đừng ra thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội với ước nguyện sẽ đi băng bó phần nào vết thương đau của Tổ Quốc chưa lành.  Với trái tim thương yêu và lòng nhiệt huyết, Thầy và giới trẻ sẽ đi sâu vào những xóm làng nghèo đói, bệnh tật và dốt nát do hậu quả của chiến tranh để cải tạo cuộc sống người dân tốt đẹp hơn. Cả một thế hệ trẻ khi ấy ở khắp mọi miền đất nước đã tình nguyện ghi danh vào học và thực hành trong hai năm để ra trường phụng sự. Tôn chỉ của Trưởng gồm ba chữ T: đó là Tình Thuong, Trách Nhiệm và Tự Nguyện. Các anh chị tác viên của trường phải tự mình cuốc đất trồng các loại rau trái để tự cung cấp cho chính mình mà không cần mua ở bên ngoài. Hình ảnh các anh chị tác viên thật đẹp và lý tưởng, chúng con vô cùng ngưỡng mô và là một trong những thân hữu tích cực đi xin học bổng cho Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội.

      Chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, quê hương vẫn rách nát, thương đau trầm trọng không lối thoát!!

Vì muốn chấm dứt chiến tranh để không còn nhìn thấy cảnh bom đạn cày xới ruộng đồng, tàn phá nương rẫy và giết hại đồng bào ruột thịt, Thày đi kêu gọi hoà bình và từ đây Thầy không được phép trở về quê hương được nữa!!

        Thầy đã chịu cô đơn nơi xứ lạ quê người, một minh một bóng trước bao gian nan thử thách Thầy đã từng khóc lặng khi nghe tin những người em trân quí hoặc những người học trò thương yêu của mình vội vã hy sinh trong những chuyến công tác. Bao nhiêu biến cố cứ dồn dập ùa về khiến Thầy phải đóng cửa giam mình suốt cả tháng trường , khóc thầm trong cô đơn nhẫn nhục chịu đựng để tìm ra lối thoát!

   Khi ấy Thầy gửi về cho chúng con nơi quê nhà những tình cảm dạt dào sâu lắng của một người con xa quê, da diết thiết tha với quê cha đất tổ :

    Quê hương tôi là đây

    Chỉ có dòng sông, hàng cau, bụi tre, vườn chuối .

    Mặt trái đất dù mang nhiều cát bụi

    Nhưng trăng sao vẫn đẹp những đêm rằm

Hoặc những câu thơ mượt mà lãng mạn dễ thương khi đọc lên chúng con chỉ biết lặng người vào những buổi chiều tà nơi ngồi chùa lá, nhìn những cô thôn nữ gánh lúa về nhà

          Cô gái đồng quê về lối xóm

         Tươi cười gánh cả một hoàng hôn 

    Thơ mộng và lãng mạn tuyệt vời!!!

       Thư Thầy vẫn đọng lại trong tâm hồn chúng con những lời khuyên chứa chan tình yêu quê hương, ruộng đồng: Các em nhớ rửa mắt trên những cánh đồng lúa xanh bát ngát, phải biết trân qui từng tấc đất, ngọn rau ..v..v..

        Và Thầy lại tiếp tục đứng dậy phấn đấu, lại tiếp tục chung tay với những người nước ngoài trong công tác cứu trợ người Việt vượt biên ngoài khơi và tìm nơi cư trú ở quốc gia thứ ba cho đồng bào ruột thịt.

     Thầy thành lập Làng Hồng với ước muốn ban đầu là một làng Việt Nam với văn hoá bản sắc dân tộc. Các cháu về đây chỉ được mặc áo dài, áo bà ba và nói tiếng Việt. Thầy thương yêu quí mền các cháu vô cùng, dạy dỗ các cháu từng ly, từng tí. Thầy đã chỉ bảo các cháu phải biết phân biệt đâu là hoa và đâu là rác của cả hai nền văn hoá: văn hóa quê hương và văn hóa bản địa, nơi các cháu đang sinh hoạt hằng ngày.

      Thầy không dừng lại nơi đây! Chí nguyện Thầy phải tiến xa hơn …..

       Phải giới thiệu những tinh ba cốt lõi của đạo Bụt Việt Nam cho cả thế giới chiêm ngưỡng thực hành, đem lại tình thương và hoà bình cho nhân loại.

       Và Thầy bắt đầu bằng những chuyến du hành vất vả đó đây để mở những khoá tu về thực hành Chánh Niệm. Ban đầu là các nước Châu Âu và một phần của Hoa Kỳ.

      Lời Thầy dạy thật nhẹ nhàng, đơn giản nhưng súc tích bao nhiêu ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống. Thầy bảo chúng con phải biết trân quí những điều kiện hạnh phúc luôn hiện hữu trong ta và chúng quanh ta ngay bây giờ, ở đây trong giây phút hiện tại.

     Được có đôi mắt sáng để thấy trời xanh mây trắng, được đôi chân lành lặn để bước những bước thảnh thơi, thong dong, được thở không khí trong lành một cách dễ dàng, không bị suyễn hoặc khó thở ..v…v là chúng ta đang có rất nhiều điều kiện của hạnh phúc rồi.

     Chúng ta phải luôn Chánh niệm, Tỉnh thức có nghĩa là chúng ta luôn nhận biết rất rõ bao nhiêu điều kiện hạnh phúc đang có sẵn. Hãy học hạnh lắng nghe của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, luôn nhìn cuộc đời bằng con mắt quán chiếu và với lòng từ bi, bao dung, độ lượng.

      Năm 2005 lần đầu tiên được về lại quê nhà sau gần 40 năm rời xa quê hương, giữa lúc lòng người còn bộn bề nghi kỵ, chia rẽ, Thầy kính yêu của chúng con đã gầm lên tiếng gầm của con Sư Tử chúa khi Người dõng dạc tuyên bố: “Không có gì quí hơn tình Huynh Đệ “ và nhắc nhỡ mọi người phải biết tự xây cho mình hai chiếc cầu Hiểu và Thương để bắc đi trong suốt cuộc đời mình.

     Thầy đã bao lần nhắc nhở và dạy bảo chúng con phải biết ngâm mình trong Tăng thân để được nuôi dưỡng, trui rèn và trưởng thành, phải luôn đi như một dòng sông cuồn cuộn ra biển mà không là những giọt nước bốc hơi!

     Những khoá tu Chánh Niệm, Tỉnh Thức vẫn mở ra đó đây tại những thành phố lớn hoặc thủ đô của nhiều quốc gia nổi tiếng văn minh trên thế giới. Thầy kính yêu dù tuổi đã già, sức yếu, vẫn vân du đó đây để mang lại hạnh phúc, an lạc và hoà bình ở những nơi Người và Tăng đoàn đi đến.

     Chúng con đã nhiều lần nén cảm xúc trào dâng, lau vội dòng nước mắt khi nhìn Thầy kính yêu nằm dài trên băng ghế ở phi trường chờ chuyến bay sang Hoa Kỳ để tiếp tục hành trình đi thuyết giảng trong năm.

     Vừa kết thúc Khoá Tu mùa hè ba tháng tại Làng Mai, nghỉ ngơi chỉ độ vài ba ngày, chưa được lấy lại sức, Người lại tiếp tục đi. Tuy cơ thể còn mệt mỏi, Người đành phải nằm trên một ghế dài ẩn trong một góc khuất, chúng con đứng cạnh Người mà lòng thương kính vô hạn.

    Nhưng đôi mắt tinh anh, sáng quắc đang nhìn chúng con và Thầy hân  hoan kể rất vui vì năm nay người trẻ về Làng đông lắm, đa số là người trẻ Tây phương. Họ học hỏi và thực hành thật nghiêm túc nên họ vô cùng hạnh phúc, họ đã lên phát biểu sau khoá tu và tỏ lòng tri ân đến Thầy và Tăng đoàn. Họ hứa sẽ đem những gì học hỏi ở Làng về áp dụng trong cuộc sống hàng ngày để đem đến an vui và hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

    Thầy kính yêu của chúng con ơi, hình ảnh này chúng con luôn nhớ mãi và chúng con đang khóc vì nhớ Thầy!

    Từ phương trời Tây xa xôi hướng nhìn về quê nhà, nhìn hình Thầy kính yêu nằm yên với chiếc áo tràng nâu giản dị, gương mặt bình thản, an nhiên tự tại, trong lòng chúng con dâng lên niềm kính ngưỡng tự hào. Cuộc đời Thầy đã trải qua biết bao thăng trầm khổ đau nghiệt ngã,  song Thầy vẫn gắng sức trỗi dậy vươn lên, không hề khuất phục trước bao thử thách khắc nghiệt luôn vùi dập Người xuống vực thẳm. Thầy đã vươn vai đứng dậy, đem pháp môn Chánh Niệm, Tỉnh Thức đi khắp năm châu bốn biển đem lại niềm vui, hạnh phúc, tình thương và hoà bình cho muôn loài.

      Từ đây nhân loại không còn nhìn thấy hình hài vóc dáng thể chất của Người song pháp âm và pháp môn tu học của Thầy đã bàng bạc khắp nơi trên thế giới. Thầy đã tạo cho mình một dáng đứng hiên ngang sừng sững mà từ đây cho đến mãi mãi sau này không ai có thể thay thế và xứng đáng hơn được: Dáng Đứng Làng Mai và cũng là Dáng Đứng Việt Nam!!

 

Viết để kính dâng lên Thầy kình yêu ,

    Tăng thân Hơi Thở Nhẹ

      Ngày 29/01/2022

     Chân Bảo Nguyện

 

TL_Leukerbad.jpg

Hồi ký về một chuyến đi chơi xa 

kỳ II____________

    Chân Bảo Nguyện

Anh thương yêu

       Lá thư trước em đã tường thuật về những ngày leo núi với các bạn để cùng anh hoài niệm về hạnh phúc ngày xưa hai đứa bên nhau .

       Hôm nay em sẽ kể chuyện tắm suối nước nóng và những niềm vui bất tận của những U 70,  U80 , nhưng trẻ mãi không già , đùa nghịch và ca hát như trẻ thơ vì chúng em đều là “ những  người có tên nhưng không có tuổi !” .

      Đến Leukerbad chơi 7 ngày , chúng em mua 5 vé tắm suối cho 5 ngày : 2 ngày tắm buổi sáng và 3 ngày tắm tối từ 16h30 đên  19h30 .

      Đương nhiên tắm sáng sẽ có huấn luyện viên đứng trên bờ chỉ cách tập thể dục dưới nước khoảng nửa giờ,  trong một hồ rất dài rộng nằm bên trong một toà nhà lớn .

      Tất cả 8 người nhưng chia thành hai nhóm : hai cặp đôi thường đi chung với nhau , nhóm còn lại độc thân tuy hơi lớn tuổi ( 75 , 78 và ngoài 60 ) nhưng thích hát ca, nghịch phá nên rất hợp nhau .

      Vừa thay áo tắm xuống hồ là chị Lệ H….bèn bơi thật nhanh ra giữa hồ , còn lại 3 chúng em cứ đứng sát ven hồ cho nước từ trong tuôn ra đấm bóp . Em nghiêm trang dõng dạc nói :

      “ Chị tuy không biết bơi nhưng biết lặn đến 3 ngày rồi nổi lên ! “.Phụng đứng cạnh em trố mắt ngạc nhiên thán phục : Vậy hả chị , chị biết lặn tới 3 ngày thiệt hả chị . Mấy chị hay quá ! Em không biết gì cả .

      Mọi người cười ồ lên khiến Phụng ngây người ra , sau này mới chợt hiểu …..

Lặn đến 3 ngày mới nổi lên thì đi đoong rồi còn gì hả em gái của tôi ?

      Cũng nơi hồ lớn bên trong này , mọi người đều nhớ đến anh khi nhắc đến kỷ niệm vừa vui, vừa tiếu lâm không thể quên được ! Vì anh là trưởng lão trong nhóm nên khi ấy, một em gái nhỏ tuổi nhất đến hỏi khẽ vào tai em : «  Không biết tới bao nhiêu tuổi mấy ông mới hết đòi hỏi “ vụ đó “ nữa hả chị , mệt quá ! “

       Em mỉm cười lắc đầu không trả lời , đi lại gần anh kể lại thắc mắc của em gái .Anh cứ từ từ đứng cho nước tuôn ra đấm bóp . Đến chỗ nước đánh mạnh vào ‘ 

“ hạ bộ “ , anh nói lớn cho mọi người đều nghe : 

      - Cho mày chết , cho mày chết , cho hết đòi hỏi ! 

      Quay sang cô em gái khi nãy, anh nhắc khéo :

      - Em nói ông xã em tới đây để nước đánh một hồi cho tơi tả, hết ngóc đầu lên được là em khỏe ngay .

      - Anh Đức này ……phá em hoài . Em hỏi thiệt chớ bộ ..,.,.

      Ai nấy được một phen cười rũ rượi và rồi mỗi lần đi đến đây, mọi người lại nhớ đến anh với những câu chuyện tiếu lâm duyên dáng bất ngờ như vậy ! 

      Để nước suối nóng từ trong tuôn ra thật mạnh mát sa từ gót chân đến vai khoảng hơn một giờ , chúng em đi ra những hồ ở ngoài trời để tận hưởng thiên nhiên đang chào đón .

      Và đúng là một thiên đường ! Giữa mênh mộng bao la của đất trời , đồi núi , ngồi dựa vào hai hàng ghế trong một hồ tròn to rộng , để từng cơn sóng lớn vỗ mạnh vào cơ thể , đưa mắt ngắm nhìn phía đối diện trên cao là một rừng cây xanh xen lẫn lá vàng mùa thu . 

      Hoàng hôn ở đây thật đẹp , nhẹ nhàng , thanh thản. Bóng tối xuống thật nhanh và ô kìa , một vâng trăng lưỡi liềm vừa xuất hiện , đẹp đến nao lòng !

      Vì là những ngày đầu tuần nên số người tắm ban chiều rất ít , do vậy bốn chị em tha hồ nghịch phá , ca hát mà không sợ làm phiền ai cả . Chúng em ngồi sát vào nhau , chọn những bài ca nào có ánh trăng là hát lên cho cả nhóm biết cùng hát theo . Lẽ đương nhiên em của anh thuộc rất nhiều bài ca xưa cách đây hơn 50 năm và thật may mắn , lần này có chị Lệ H lớn tuổi nhất nên cũng nhớ và biết hát nhiều bài cùng em .

        Em hạnh phúc quá đỗi vì không thể ngờ giữa núi đồi hùng vĩ của một đất nước Âu châu xa xôi , chúng em lại có thể hát vang những ca khúc tình tự dân tộc như vậy . Đã gần 40 năm rồi còn gì , tù ngày xa quê đến nay , em đâu được nghịch phá hát xướng như bây giờ đâu . Ôi thôi ! Chúng em sung sướng , trẻ trung như khi xưa còn bé đi tắm mưa ngoài đường ca hát nghêu ngao vậy . Em bắt giọng trước để rồi các bạn cùng hoà giọng theo , hát say sưa và cảm động !

        Mới đầu là Gạo trắng trăng thanh với : Trong đêm trăng tiếng chày khua ta hát vang trong đêm trường mênh mang , ai đang say chày buông lơi , nghe tiếng vơi tiếng đầy …….,,

        Rồi đến Trăng rụng xuống cầu : Đêm nay bao con thuyền về nguồn xuôi mái, ai ca dưới trăng ngà gần xa vắn dài, mái chèo khoan thai trên sông hai màu, con thuyền về đâu, ớ hay sao trăng rụng xuống cầu ….,,,,,,

        Tiếp đến là Tình lúa duyên trăng : Mây bay qua ánh trăng chiếu dần vào ruộng đồng bao la ; nghe xa xa mấy câu hát vè vọng từ đầu thôn đưa về . Quê hương ta đất xưa vốn nghèo nhưng giầu tình thương nhau , biết yêu lúa mầu xa cuộc đời cơ cầu , gái trai biết làm tròn lời thề khi ban đầu ………..

        Đương lúc phấn khích, mấy chị em đưa tay về phía mặt trăng cùng hát lớn lên : Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát , ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác , chiêu hồn quê bao khúc ca yêu đời …………( Khúc ca ngày mùa )

         Bài hát Trăng thanh bình đưa em về tuổi thơ múa hát cùng các bạn lúc vừa 10 tuổi : Một đêm ánh trăng thanh rọi xuống khắp đồng quê. bao la, la bao la á à a….Có một đàn cò trắng bay về ,từ đàng xa , xa xa , xa vời ..,,,

         Lối về.xóm nhỏ với đoạn cuối thật thơ mộng và lãng mạng : Vầng trăng nghiêng soi mái tóc em thơ , vài cô gái nhỏ to vui chuyện trò , đường về thôn niềm vui dâng đây đó …..,.

         Đường xưa lối cũ có bóng tre , bóng tre che thôn nghèo , đường xưa lối cũ có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi ….., Hay và cảm động đến đứt ruột vì nhớ quê hương !

         Bóng trăng trắng ngà , có cây đa to, có thằng cuội già ôm một mối mơ . Lặng yên ta nói cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi . Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già ôm một mối mơ …,,,,

         Chúng em kết thúc buổi văn nghệ đặc sắc tình cờ này bằng bài hát Tôi yêu quê tôi thật dễ thương , nồng nàn trìu mến như sau : Tôi yêu quê tôi , yêu lũy tre dài đẹp xinh . Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình . Yêu trăng buông lơi trên má cô nàng dệt tơ và yêu cánh đồng vợi xa ngàn tay đang dựng mùa hoa …..

         Trời hôm nay lạnh khoảng 5 độ C , nhưng chúng em vẫn thản nhiên mặc áo tắm đứng ngoài trời để tiếp tục đi lên những hồ nhỏ bên trên cùng . Nơi đây có một dãy ghế ngồi và một dãy ghế nằm , mọi người sẽ vừa nằm thong dong cho sóng nước đấm bóp cơ thể vừa ngắm trăng lên …,,,để tâm hồn lâng lâng bay bổng !

         Đắm mình khoảng nửa giờ trong không gian mông lung, huyền ảo , chúng em đứng lên , thong thả bước vào phòng nhỏ đặc biệt có cửa đóng , ngồi ngâm mình vào nước khoáng thật nóng khoảng 5 phút rồi đi ra ngoài ; khi trước anh của em gọi nơi đây là “ phòng luộc bún “ ,  anh còn nhớ không ?

         Bước tiếp theo mà mọi người đều e ngại , không dám thực hiện là ngâm mình thật nhanh vào hồ nước lạnh cho ngập đến đầu . Có người chỉ đứng nhìn le lưỡi,

lắc đầu , đi vội vào các hồ khác .

         Riêng Phụng và em thì can đảm có thừa nên cùng đi xuống đếm lớn  : “ 1 , 2 , 3 “ rồi nhúng mình cho ngập đầu , vừa ngoi lên lại hụp xuống cho ngập đầu lần thứ hai . Hai chị em vô cùng hãnh diện vì việc làm “ phi thường “ của mình nên vênh váo đi khoe khoang khắp các bạn , đầu thì ngẩng lên như  “ kênh xì po “ một cánh khoái chí vì hành động “ anh hùng rơm “ của mình .! !

         Thật là một buổi tắm suối nóng với bao cảm xúc tuyệt vời , đan xen biết bao cung bậc của thương yêu , vui chơi nô đùa và hoài niệm .

         Nơi đây có trăng thanh , gió mát , có suối trong mây bạc , có không gian mênh mông và có cả tình thương bao la của bạn bè bao quanh . Em ra về cùng các bạn trong nỗi nhớ thương anh , bất chợt những vầng thơ trong em hiện về, em khe khẽ ngâm riêng tặng anh, anh yêu quí của em :

                            Anh là vầng trăng sáng

                            Giúp em bước thong dong

                            Anh là dòng suối trong

                            Cho em luôn tươi mát

                            Anh như cơn gió thoảng

                            Khẽ nhắc em nhẹ nhàng

                            Anh tựa dãy núi cao

                           Khiến em luôn vững chải

                           Anh tiếng chuông ngân nhẹ

                           Nhắc nhở em thở cười

                           Anh là không gian rộng

                           Ôm em suốt cuộc đời!

 

         Viết tặng Anh yêu.  

Để kỷ niệm về một chuyến đi

  leo núi và tắm suối nóng ở 

           LEUKERBAD

Ngày 23:12/2021.  Noel

     Chân Bảo Nguyện

TL_Leukerbad.jpg

Hồi ký về một chuyến đi chơi xa

kỳ I_______

    Chân Bảo Nguyện

                                    Ảnh trên: Leukerbad, Thụy Sĩ
 
Anh thương yêu,
       Trời cuối thu rồi Anh biết không, lá vàng đã ngập đầy khu vườn nhà và cây ngô đồng bên cửa sổ cũng ngày càng hắt hiu với từng cơn gió heo may thổi về làm rụng rơi bao chiếc lá .
       Mùa thu luôn là nỗi nhớ nhung  và hoài niệm của mọi người , vì vậy em nhớ anh cũng là lẽ đương nhiên .
       Với Xuân, Hạ, Thu, Đông của đất trời thì cỏ cây, hoa lá cũng thuận theo tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ mà nẩy mầm tươi tốt rồi héo úa tàn tạ
       Và con người cùng muôn vật cũng theo lý duyên sinh mà biểu hiện hoặc ẩn tàng trong cuộc sống .
       Em phải nhắc nhở em như vậy để luôn được vững vàng, an nhiên hạnh phúc kể từ khi vắng Anh , mặc dù rất nhớ Anh, anh yêu quí của em ! 
       Em vừa cùng các bạn trải qua một tuần leo núi và tắm suối thật tuyệt vời ở Leukerbad ( Thụy Sĩ ) , nơi mà ngày xưa chúng ta đã từng hạnh phúc bên nhau .
Chuyến đi này dĩ nhiên là do cậu em trai thương quí của Anh tổ chức . Lần này có tất cả 8 người : 2 cặp vợ chồng và 4 phụ nữ  “ ít trẻ “ , độc thân vui tính  !
       Cũng vẫn con đường xưa dọc theo những dãy núi chập chùng nối nhau dài vô tận. Đây là dãy núi phía trước , đối diện với khách sạn nơi chúng ta ở mỗi khi đến đây, chắc anh còn nhớ. Những cánh đồng cỏ xanh mênh mông bát ngát, ẩn hiện lên xuống bởi sương mù che phủ cho chúng ta một cảm giác nhẹ nhàng , bình an , thong dong đến lạ lùng, không bút mực nào tả xiết !
      Vì quá mê say cảnh vật và không khí trong lành nơi đây, tất cả mọi người đều đồng lòng thức dậy sớm , khi trời còn tờ mờ sáng và bắt đầu thiền hành dọc theo triền núi . Đại chúng đã lặng yên sững sờ trước vẻ đẹp lung linh huyền ảo của buổi bình minh, cùng chiêm ngưỡng cảnh mặt trời vừa hé lộ , chiếu những tia sáng trong ngần vào rặng núi đang phủ đầy tuyết trắng  !!

          Quá ngỡ ngàng trước tuyệt tác của thiên nhiên, đất trời, vũ trụ, em chợt nhớ mấy câu thơ cuối trong bài thơ Hoa Thược Dược của thi sĩ Quách Tấn :

                 Lặng nhìn em kinh ngạc :

                 Vừa thoáng nghe em hát

                 Lời ca em thiên thâu 

                Ta sụp lạy cúi đầu .

         Trong cơn Đại dịch vừa qua, cả thế giới đã thật kinh hoàng lo sợ .Do vậy, được may mắn đứng trong cõi Tịnh độ nơi trần gian này, chúng em thật chỉ biết cúi đầu sụp lạy ! 

        Công việc thường ngày của mọi người là tắm suối và đi leo núi . Sau khi ăn trưa nghỉ ngơi khoảng nửa giờ, mọi người chuẩn bị hành trang leo núi .

        Đây là dãy núi phía sau khách sạn , cảnh vật thật hùng vĩ, nên thơ vì có những dòng suối trong uốn quanh đan xen qua những rặng thông và con đường nhỏ có những vạt nắng xuyên qua cành lá đẹp đến nao lòng ! .Thỉnh thoảng từng cơn gió nhẹ làm bay tung tăng những chiếc lá khô rơi nhẹ rồi vương trên tóc hoặc vai áo lữ khách . Đường càng lên cao càng nhỏ dần và hiu hắt khiến em nhớ anh quá đỗi , vì ngày xưa hai đứa mình đã cùng sánh bước bên nhau trên lối đi hun hút cao song thật nhiều kỷ niệm đẹp

         Bất giác trong em trào dâng những câu thơ nhớ về anh :

                    Rừng thu xào xạc lá vàng rơi

                    Hiu hắt quanh em gió lạnh vùi

                    Ngày xưa hai đứa bên nhau suốt 

                    Nay chỉ mình em bước nhẹ thôi !

        Em của Anh mơ mộng và lãng mạn quá phải không ? Bây giờ  em phải đi nhanh cho theo kịp các bạn và không nhớ Anh nữa đâu !

    Đến những nấc thang và cây cầu bằng kim loại treo dọc theo sườn núi, bên dưới là vực sâu với ghềnh đá cùng thác nước đang chảy siết đêm ngày cho ta cảm  giác sợ hãi nếu không cẩn thận . Cầu treo này khi xưa dài lắm và cuối cây cầu còn có những bậc thang để leo lên trên cao , rồi lại tiếp tục đi những lối mòn hoặc những đồi thông chập chùng bên kia núi . Bây giờ có lẽ do sửa chữa, người ta đã ngăn và khoá lại ở giửa cầu. , không cho chúng ta tiếp tục lên cao .

        Lần đi chơi núi kỳ này, mọi người nghe thiếu vắng tiếng kêu leng keng thật vui tai của những chiếc lục lặc trên cổ của đàn bò đang nhơi cỏ . Trong không gian mênh mông yên lặng của buổi bình minh, người ta bỗng nghe vang vọng từ xa tiếng leng keng , leng keng khiến lòng ngạc nhiên thích thú !

       Nhìn về hướng phát ra tiếng kêu rộn ràng, vui tươi trong nắng sớm, mọi người sẽ trông thấy một đàn bò đang sắp hàng đi theo hướng dẫn của những người chăn chúng lên núi gặm cỏ . Những chú bò con với đôi mắt thật hiền từ , dễ thương đang lững thững bước theo sau bò mẹ trông thật đáng yêu !

       Đôi khi chúng ta cũng bắt gặp những chú nai vàng ngơ ngác hoặc những chú dê cất tiếng kêu to “ be….he ….he.     …he …..”,  vang vọng giữa chiều thu xa vắng, bát ngát núi đồi, cỏ cây , hoa lá …….

       Khi nắng chiều dần dần trôi và lãng đãng những làn mây xám nhẹ  lơ lửng  trên bầu trời , mọi người thanh thản ra về thú vị với một buổi leo núi tuyệt vời hiếm có !

   Buổi tối trước khi đi ngủ , đại chúng cũng được anh trưởng đoàn hướng dẫn đi thiền hành dọc theo con suối róc rách nghe rất vui tai .

        Sau một ngày dài leo núi , nhìn ngắm thiên nhiên, cỏ cây hoa là và cầm thú , mọi người đều nhẹ nhàng thanh thản đi vào giấc ngủ êm đềm đầy mộng đẹp ……..

 

        Lá sẽ xếp lại để nghỉ đêm nay, sáng mai thức dậy sẽ bắt đầu một ngày vui mới với chương trình hấp dẫn mới : tắm suối nóng , ngắm trăng ca hát như trẻ thơ cùng nhiều tiết mục vui lạ chưa từng tiếp xúc trong cuộc đời ! ! .

 

        Hẹn Anh yêu ở lá thư sau

CHÂN BẢO NGUYỆN

ChanBaoNguyen_LangMai.JPG

                                Làng Mai, Dordogne, Southern France

                                   NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

 

“Hiệp ơi, Long nói với em chừng nào đi cứu trợ? Chị thèm đi cứu trợ quá đi!“

Đọc tin nhắn trên của Chị mà lòng tôi chợt xúc động bồi hồi, nước mắt rưng rưng chảy . Tôi lầm bầm một mình với thật nhiều yêu thương:

   Mười thương của em ơi ! Chân Mười đang đau , Mười lớn tuổi rồi mà sao lòng Mười rộng quá vậy ! Bây giờ đang mùa dich bệnh, mình đâu được phép về Việt Nam đâu. Em theo Mười hỗng kịp đâu , lúc nào cũng lẻo đẻo theo Mười thôi !

      Chị Mười lớn hơn tôi sáu tuổi , song mỗi khi nũng nịu tôi thường gọi chị bằng một tiếng “Mười “ thật thương yêu, trìu mến . Và chị cũng thích tôi gọi như vậy cho thân thiện, gần gũi, trẻ trung ! Chị dịu dàng , nhanh nhẹn , dễ mến và tấm lòng từ bi nhân ái thì vô cùng tận . Do vậy, chị đã lăn xả vào công tác từ thiện từ khi còn là thiếu nữ trẻ đẹp. Tôi gặp chị nơi ngôi chùa Lá ngày xưa của Thầy kính yêu vì chị là em út của chi Chín (sư cô Chân Không bây giờ) .Tình chị em của chúng tôi bắt đầu từ thuở xa xưa ấy, thấm thoát đến nay đã hơn 50 năm , nó quí báu vô cùng bởi gắn kết nhau vì lý tưởng phụng sự cho tha nhân, cho đồng bào nơi làng quê bị tàn phá bởi bão lụt ,chiến tranh và nghèo đói.

     Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường đi theo chị Mai hoặc chị Chín phát gạo và quần áo cho người nghèo sống trên những ngôi mộ cũ kỹ, đổ nát ở sau rạp Quốc Thanh.

     Hai ngôi làng mà chúng tôi thường xuyên đến sinh hoạt mỗi cuối tuần là làng Cầu Kinh ở bên kia cầu Thị Nghè và làng Thảo Điền đi qua xa lộ Biên Hoà một đoạn,  nằm phía bên tay trái . Thuở ấy, lòng chị em chúng tôi trải rộng đong đầy cho những mảnh đời cơ cực, thiếu thốn , bất hạnh rải rác đó đây nơi những xóm nghèo.

     Ngoài ra chúng tôi là những đệ tử lâu đời nhất của Thầy, những nhân chứng sống đã đi theo suốt chiều dài sinh hoạt của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội , từ lúc Thầy sáng lập ra trường, sau đó Thầy đi vận động hoà bình cho quê hương rồi bị kẹt lại nơi xứ người . Hai thầy Thanh Văn , thầy Châu Toàn lên thay Thầy tiếp tục công việc của trường và đã hy sinh khi tuổi còn trẻ ; cuối cùng là thầy Từ Mẫn lên phụ trách được hơn một năm thì trường ngưng hoạt động vì biến cố 1975.

     Sau đó vì vận nước nổi trôi, chúng tôi không liên lạc nhau cho đến khi cả hai chị em ra được nước ngoài sinh sống . Gia đình chị ở Thụy Sĩ , gia đình tôi ở Pháp . Chúng tôi lại gặp nhau ở Làng và nơi đây là quê hương thứ hai của chúng tôi. Những năm đầu thì Làng Hồng Bordeaux là một ngôi làng Việt Nam để mỗi mùa hè là các cháu nhỏ tụ về. Các cháu gái chỉ được mặc áo bà ba và áo dài, không được mặc áo đầm hay quần Tây, áo sơ mi. Đặc biệt hơn nữa là về đây các cháu chỉ được nói tiếng Việt, không được nói tiếng nước ngoài (Anh hoặc Pháp ). 

     

     Khi ấy, Sư Ông được các cháu xem như ông nội hoặc ông ngoại của mình , riêng gia đình sư cô Chân Không thì các cháu tự động một cách ngẫu nhiên chia làm hai, phân nửa là bên nội, phân nửa là bên ngoại :

  - Bác Sáu Cao Thái, cô Bảy, cô Tám là bên nội

  - Dì Chín (sư cô Chân Không) , dì Mười là bên ngoại .

      Vừa rời ra quê hương nên cảm giác bơ vơ, lạc lỏng nơi xứ lạ quê người vẫn hằn sâu trong lòng. Nhưng thật lạ kỳ khi vừa bước chân đến đầu làng Xóm Hạ là lòng lại rộn lên bao niềm vui. Nơi đây cũng có lũy tre xanh , những cây cổ thụ vời tàng lá um tùm xanh ngát tỏa rộng làm bóng mát cho trẻ thơ nô đùa trong những buổi trưa hè nóng bức.

       Những ngôi nhà ngói đơn sơ, mộc mạc cũ kỹ nằm cạnh nhau cho ta hình ảnh của quê nhà thân thương , gần gũi, ấm áp . Vì là mùa hè nên ong bướm cứ từng đàn dập dìu bay lượn bên những hoa mận trông thật đẹp mắt. Lại có những quán cóc dựng lên bán đủ các món ăn dân dã như bánh da lợn, bánh bò, bánh tiêu , sương sáo, sương sa hột lựu do các bà, các cô tự làm và bán lấy tiền gây quỹ giúp người nghèo ở Việt Nam .

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình1 : cứu trợ bão lụt trên sông Thu Bồn ngày xưa

Hình 2 : Sư Ông và các cháu trẻ khi vừa lập Làng

 

   

     Ngoài Sư Ông còn có những bậc trưởng thượng như bác gái ( mẹ của gia đình chị Mười ), hai bác Huệ Đạo nên không khí sinh hoạt của Làng mùa hè ấm cúng, tươi vui, nhẹ nhàng , không sao diễn tả được ! Xa quê hương vạn dặm nhưng con cháu vẫn luôn có ông bà, cha mẹ thương yêu, đùm bọc che chở nên cảm thấy thật an tâm , vững chải như đang sống ở quê nhà vậy !

     Thời gian đầu, chỉ có Sư Ông là tu sĩ thôi, nên khi ấy Làng như một quê hương Việt Nam thu nhỏ, giữ lại quốc hồn, quốc tuý của dân tộc. Các cháu về đây để học những nét đẹp tinh hoa trong sáng của văn hoá cùng phong tục tập quán mà tổ tiền bao đời dày công gìn giữ để lại .

          

    Thuở mới lập Làng, chúng tôi chưa biết Chánh Niệm là gì nhưng trong cách đi đứng, nói năng và hành xử, chúng tôi luôn Cẩn Trọng gìn giữ thật hoà nhã , êm thắm  và tất cả mọi người về Làng đều thương yêu nhau như anh chị em một nhà, ấm áp, hạnh phúc vô cùng .

    Mỗi buổi chiều sau khi tọa thiền , tất cả những người lớn ngồi quây quần thành vòng tròn ngay trước nhà ăn Xóm Hạ để nói chuyện cùng nhau . Bao nhiêu kỷ niệm vui đều được đem ra kể làm không khí buổi trò chuyện vui nhộn và hạnh phúc không thể nào diễn tả. Nhất là anh Sáu Cao Thái, mỗi khi anh cất giọng là niềm vui lan tỏa vì anh có thật nhiều chuyện tiếu lâm (phải nói là cả một núi chuyện) và khi anh kể xong là mọi người cứ ôm bụng mà cười lăn, cười đau cả bụng và té .........ra quần !

Phải nói là vui thật là vui! bây giờ ngồi kể lại vẫn còn cảm giác rộn ràng niềm vui trong lòng . Anh Sáu hát bài Mexico đã hay, kể chuyện tếu càng hay nên đi đến đâu là năng lượng hạnh phúc, an vui đến đó !

      Nhờ vậy, mỗi lần về Làng mùa hè khoảng hai hoặc ba tuần , chúng tôi nạp được rất nhiều năng lượng yêu thương , an lạc để về nhà dành dụm tiêu dùng trong suốt một năm dài sau đó . Nỗi nhớ nhung, phiền muộn về quê nhà nhờ vậy cũng dần nguôi ngoai. 

      Và Mười yêu thương của tôi , lúc nào tôi cũng được ở bên cạnh, được nhắc nhở chăm sóc. Ngay cả lúc ăn cơm, hai chị em vẫn luôn bên nhau như bóng với hình, nhờ vậy, tôi được nhiều lần theo chị vào ngồi ăn cơm chung với Sư Ông: hạnh phúc vô cùng tận ! Có lần, vừa lấy đĩa cơm xong ra ngoài tìm chỗ ngồi để ăn, bỗng Mười có ý tưởng : đi vô phòng ăn cơm với Sư Ông !

      Lúc ấy Làng mới có năm, sáu vị xuất sĩ nên chúng tôi gặp Sư Ông không khó . Khi thấy Mười cùng tôi và cháu Huy, mới hai tuổi bước vào phòng, Sư Ông đã đứng lên đi vào trong lấy thêm một chiếc bát nhỏ đem ra . Người vẫy tay cho Huy lại gần lấy bát cơm và thức ăn song Huy nhát, không dám đến gần . Chúng tôi ngồi ăn cơm yên lặng  , thỉnh thoảng được Sư Ông gắp thức ăn cho , sung sướng đến rưng rưng nước mắt !

     Kỷ niệm đẹp với Muòi và Làng còn nhiều lắm, tôi sẽ kể tiếp sau này, nhưng điều khiến tôi luôn cảm phục và thương yêu Mười là tấm lòng từ bi, nhân ái , luôn nghĩ đến người nghèo khó . 

   

    Năm nay Mười của tôi đã tròn 80 cái xuân xanh , trong đại dịch này, hai chị em tôi lại càng gần nhau hơn, cứ cách vài ngày lại gọi cho nhau tâm sự .

    Mười khoe với tôi, kỷ niệm năm 80 tuổi, chị muốn các cháu làm một việc gì đem lại lợi lạc cho người nghèo khổ hơn là đãi chị ở nhà hàng sang trọng. Và chị thật hài lòng khi các cháu cùng góp tiền xây một giếng nước ở vùng nông thôn nghèo bên Ấn Độ. Ngay tại giếng nước có một bảng nhỏ ghi những dòng chữ: Hạnh phúc bây giờ và ở đây. Mỗi khi có người đến lấy nước, người ta sẽ được các sư cô chỉ dẫn họ thực tập hơi thở vào ra để nhận thấy mình đang hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây mà không phải lặn lội đi xa hàng chục cây số mới hứng được một ghè nước mang về.

      Nghe Mười kể mà tôi cảm động đến rơi lệ . Từ những ngày chiến tranh khói lửa ngập tràn khắp quê hương , hai chị em đã theo lời Thầy dạy lặn lội vào những nơi hang cùng, nghèo đói, bệnh tật để xoa dịu phần nào nỗi đau thương mất mát của đồng bào đang gánh chịu .

      Đến khi tha phương nơi xứ lạ quê người , hai chị em lại vẫn có nhau mỗi mùa hè khi về Làng . Mười vẫn luôn dành cho tôi tình thương bao la của một người chị, ưu ái cho ở chung phòng dành riêng cho những trái chuối ba hương ( chị Bảy, chị Tám, chị Mười ) 

      Tấm lòng của Mười mênh mông, rộng dài như vậy, đến tuổi xế chiều khi có cơ hội chị vẫn cống hiến , dâng tặng niềm vui cho những người bần cùng, bất hạnh, bảo sao tôi không thương Mười cho được .

       Tôi tự nhủ lòng , nếu tôi may mắn sống đến 80 tuổi, tôi sẽ bảo các con mình làm những điều thiện lành như các con của Mười đã làm cho chị bây giờ. 

        Và nếu  những người lớn tuổi đều hướng con cái mình làm những điều thiện lành như Chị đã làm thì thế gian này sẽ đẹp biết bao nhiêu, phải không Mười thương yêu của em ?

      

      Tháng 12 năm 2020

Viết để nâng niu tình chị em

   lâu bền trên 50 năm

     Chân Bảo Nguyện

_______________________

ChanBaoNguyen_cuutroLut_SuÔng.JPG
ChanBaoNguyen_TiepHien.JPG

 

 

 

 

Các anh chị Tiếp Hiện của Làng những ngày đầu

TL_cayngodong.jpg

                     Cây Ngô Đồng bên cửa sổ   

 

       

Mỗi sáng khi thức dậy, tôi thường ngồi trên giường khá lâu để ngắm cây Ngô đồng qua khung cửa sổ. Một cảm giác bình an, nhẹ nhàng pha một chút lãng mạng, thơ mộng đan xen trong lòng .

      Tôi chợt nhớ đến hai câu thơ của Thầy tôi và khe khẽ hát:

             Có cây ngô đồng cho chim Phượng đậu

             Có người đứng đó cho tình thương sâu

      Thật êm đềm thi vị vì nó chất ngất lòng nhân ái, bao la mênh mông!

     Không biết từ lúc nào, cả hai chúng tôi đều yêu thích khung cửa sổ nhìn ra khu vườn nhỏ, có cây ngô đồng và những bụi tre xanh. Có lẽ nó đã nuôi lớn tình yêu chúng tôi qua năm tháng với chất liệu vững vàng bền bỉ, đó là tình thương sâu .

Cả hai chúng tôi đều chung một tình yêu: yêu gia đình, tha nhân, yêu quê hương, yêu kính Thầy và phụng sự hết mình cho lý tưởng cao đẹp. 

     Và trải qua bốn mùa thay đổi, cây Ngô đồng từ những chồi non chớm nụ mùa Xuân, đến trĩu nặng lá xanh vào hè, rồi khi thu sang rơi rụng lá vàng để khi đông đến thì trơ cành buốt lạnh. Chính em là nhân chứng cho cuộc tình hai chúng tôi qua bao tháng năm với khu vườn bên cửa sổ mỗi buổi sáng.

     Gừng càng già càng cay thì cuộc tình chúng tôi càng nồng nàn, vững chắc bởi chất liệu trung thành một dạ sắt son cùng nhau. Mỗi lần nhìn anh vất vả lo cho quí thầy, quí sư cô của Làng, tôi lại thầm cám ơn anh và càng yêu quí anh nhiều hơn.

     Nhân ngày lễ tình yêu 8/3/2016, tôi đã viết lá thư tình cho anh để hâm nóng cuộc tình của hai người “ít trẻ“, anh cảm động nhìn tôi không nói nên lời. Sáng hôm sau, như thói quen hằng ngày khi thức dậy, anh hôn nhẹ vào má tôi rồi đọc lớn hai câu thơ nổi tiếng, nhưng anh đã sửa đổi vài từ cho thích hợp:

 

            Tạ ơn đời, mỗi sáng mai thức dậy,

            Anh có thêm ngày nữa để yêu em!

 

 Anh nheo mắt dí dỏm hỏi: “Em nghe có mùi không?”

Tôi cũng trêu lại anh: Có mùi mắm ........thái chay!

Cả hai cùng bật cười vang .......

     Rồi hai chúng tôi ngồi trên giường, dựa lưng vào tường nhìn ra cửa sổ. Chỉ im lặng nhìn trời xanh mây trắng đan xen giữa cành lá xanh tươi của cây ngô đồng cũng đem đến năng lượng bình an, nhẹ nhàng tràn đầy gian phòng.

    Nghe thoang thoảng như hương bưởi, hương cau nhưng lại thơm lâu dịu dàng. Hạnh phúc đôi khi đơn giản chỉ có vậy!

    Tôi mỉm cười nói khẽ vào tai anh: 

    - Với lứa tuổi đã hơn thất thập cổ lai hy như tụi mình, ở Việt Nam người ta gọi là cụ ông, cụ bà rồi đó nghe!

    - Mà sao hai đứa mình vẫn yêu nhau như thuở ban đầu y như vợ chồng son vậy!

Bỗng tôi chợt thốt ra:

   - Yêu thì cứ yêu nhưng đừng “vướng mắc“ là được.

Anh nhin tôi thoáng chút suy tư rồi nhắc lại: “yêu nhưng đừng vướng mắc, thật khó đấy!"

Cả hai chúng tôi cùng nhìn nhau, một chút lo sợ về vô thường sẽ xảy ra cho bất cứ ai vì đó là lẽ thật!

       Và cũng không ngờ chỉ hơn bốn tháng sau, Anh đã ẩn tàng theo luật vô thường, duyên sinh của đất trời!

       Tôi được trải nghiệm khổ đau, hụt hẫng khi mất mát người thương yêu trọn đời của mình. Nhờ bao năm theo Thầy tập nhìn sâu quán chiếu, nhờ Tăng thân hết lòng giúp đỡ, tôi đã có thể chấp nhận và ôm ấp nỗi khổ niềm đau của minh. Sau hơn một năm nhớ nhung sầu muộn, tôi đã vượt thoát khổ nạn, nhẹ nhàng đứng lên, tâm được khinh an, hồn nhiên thanh tịnh.

  

      Trong suốt thời gian dài của Đại dịch, tôi đã tập sống thật vững chải, an nhiên, tự tại một mình mà không thấy trống vắng khổ đau. Niềm vui luôn tràn ngập trong tim vì mỗi ngày được nuôi dưỡng tràn đầy thức ăn tinh thần: ngồi thiền chung với quí sư cô hai buổi sáng chiều, nghe pháp thoại, vui đùa cùng cỏ cây hoa lá trong khu vườn nhỏ, ngồi yên ngắm nhìn cây ngô đồng qua khung cửa sổ, viết bài cho tăng thân đọc để yêu đời hơn ......

     Rồi thiên tai lai ập đến gây khổ đau hoạn nạn cho quê hương! Bao nhiêu tấm lòng nhân ái được gói ghém gửi về đã tiêm thêm sức mạnh cho tình thương và sự sẻ chia cơm áo .

   Đâu đây vang vọng bài hát "Có cây ngô đồng" cho ta thêm niềm tin yêu hy vọng sớm vượt qua khổ nạn của kiếp nhân sinh:

                Nhưng lòng nhân ái, như bàn tay Phật

                Phá tan địa ngục đập nát u sầu

                Thành phố sáng nay nắng lên bát ngát

                Có chim bồ câu bay liệng trời cao ......

 

                 Bắc một cây cầu từ hang địa ngục

                 Lên tới cõi trời, mở hội ngàn sao.

    Ngồi ôn lại những nghiệt ngã gian truân của một kiếp người, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài hằng nửa thế kỷ trên đất nước ta, mới thấy quả thật chúng ta đã được trui rèn tôi luyện hơn cả sắt thép.

    Và lời dạy của Đức Bổn Sư vẫn luôn là kim chỉ nam đưa đường chỉ lối cho chúng ta quán chiếu thực hành để đạt được giải thoát, an lạc trong cuộc sống:

       "Đời là bể khổ! Hãy can đảm nhìn thẳng vào sự đau khổ ấy! Hãy để cho bánh xe khổ đế nghiền nát tâm hồn mình.

        Qua cơn đau khổ kia, qua vết bánh xe khổ đế ác nghiệt ấy, con sẽ có thuốc này chữa lành tâm bệnh. Con sẽ có một tâm hồn mới an ổn hơn, vui vẻ hơn, một sự an vui lâu bền mà con chỉ có thể đạt được sau khi đã thực nghiệm tâm linh"

       Và tôi lai tiếp tục hát ca khi lá vàng rơi lãng đãng bên ngoài cửa sổ

            Có cây ngô đồng cho chim phượng đậu

            Có người đứng đó cho tinh thương sâu ......

 

Một ngày đầu thu có lá rụng nhiều.

           Chân Bảo Nguyện

___________________________

                                                                        BÀI VIẾT CHO QUÊ HƯƠNG

                                                              Chân Bảo Nguyện

 

 Mời nghe Bài viết cho quê hương qua giọng đọc của tác giả:

 https://drive.google.com/file/d/1AYbH14G_HjVqdTHKFlq68MsKbcMXQY4r/view?usp=sharing

 

Người ta có thể rời quê hương mà đi, nhưng người ta không thể tách rời con tim ra khỏi quê hương, vì quê hương là đồng lúa xanh, là nương khoai sắn, là bát cơm ngon, là tấm áo nâu của những bà mẹ quê chân lấm tay bùn .


Và quê hương cũng còn là những bản dân ca trữ tình,  khi trầm hùng thúc giục như hồi trống tiến quân, khi bâng khuâng khêu gợi như bản đờn hoài cổ.


Nhiều người đã hỏi tôi là người gốc miền nào mà có thể hát dân ca hoặc ngâm thơ, hát ru con cả ba miền Bắc, Trung, Nam như vậy, tôi chỉ mỉm cười trả lời: là người gốc Việt Nam.


Thật ra, ba mẹ tôi gốc người miền Bắc,  nhưng tôi lại được sanh ở Sàigon, và hồi nhỏ tôi lại được may mắn sống ở Cần thơ 2 năm vì ba tôi làm việc tại đây, nên giọng Nam hoặc giọng Bắc tôi đều nói, hát, ngâm thơ và hò đúng giọng.


Lúc còn bé, khoảng 5, 6 tuổi, mỗi khi ba tôi đi làm xa, chỉ có mẹ và hai em ở nhà, tối đến nằm nghe mẹ hát ru em ngủ, tôi hạnh phúc, sung sướng không sao diễn tả được. Giọng mẹ ru trầm buồn mà hay quá đỗi, nó luyến láy lên xuống êm tai mà ngọt lịm làm sao ấy! Tôi mê mẫn và ghiền giọng ru của mẹ nên đôi lúc giả vờ ngủ say, để mẹ khỏi sai vặt và như thế, tôi được nằm yên thưởng thức giọng ru ngọt ngào, du dương của mẹ:


        À, à ơi. .....con cò đứng dựa bụi tre
        Ông Tây bắn súng.......... cò què một chân
        Mai cò đi chợ Đồng Xuân,
        Ông khách mới hỏi........sao chân cò què?
        Cò rằng : Cò đứng bụi tre
        Ông Tây bắn súng .......cò què một chân...
        À, à ời.....à, à, ơi 
        Mai cò đi chợ Đồng Xuân,
        Ông khách mới hỏi.........sao chân cò què?
        Cò rằng: Đứng dựa bụi tre
        Ông Tây bắn súng.........cò què một chân


Và cứ thế lập đi lập lại mãi không bao giờ chấm dứt bài hát con cò.

Không hiểu sao mẹ tôi ru con rất nhiều bài về Con cò, vì thế nó vận vào mẹ tôi trong suốt cuộc đời, như bài thơ của cụ Tú Xương khi nói về vợ mình:
        Quanh năm buôn bán ở ven sông
        Nuôi đủ năm con với một chồng
        Lặn lội thân cò khi quãng vắng
        Eo sèo mặt nước buổi đò đông!


Mẹ tôi ru tiếp :
        Cái cò lặn lội bờ sông
        Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
        Nàng về nuôi cái cùng con
        Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.


Nhưng có lẽ bài ru con cò sau đây, nó buồn thấm thía sâu sắc và làm tim tôi đau nhói mỗi khi nghe lại.
       Con cò mà đi ăn đêm
       Đậu phải cành mềm,
       Lộn cổ xuống ao
       Ông ơi, ông vớt tôi nao
       Tôi có bề nào ông hãy sáo măng,
       Có sáo, thì sáo nước trong
       Đừng sáo nước đục đau lòng cò con


Trong đêm khuya thanh vắng mà nghe mẹ ru bài hát trên thật buồn và thương cảm quá. Sau này khi vào học Sư Pham và được thầy Doãn Quốc Sĩ giảng rõ ý nghĩa sâu sắc của bài thơ, tôi thật bất ngờ khi hiểu rõ nghĩa bóng của bài thơ trên.

Thầy bảo: Con cò không bao giờ đi ăn đêm, chỉ đi tìm mồi ban ngày thôi. Chiều tối thì cò quay về tổ nghỉ ngơi. Cho nên cò đi ăn đêm là điều bất thường, không thể xảy ra, trừ khi đàn con đói quá nên phải lặn lội đi ăn đêm.


Nghĩa bóng là người mẹ, không bao giờ làm việc bất chính (bán thân, ăn trộm) vì đàn con đói rách, nheo nhóc, bất đắc dĩ bà mẹ phải “đi ăn đêm“ nên khi bị bắt thì cố van xin nài nỉ mọi người đừng cho con biết việc làm bất chính của mình, sợ đau lòng các con. 

Và có lẽ nhờ chất giọng di truyền của mẹ nên lớn lên tôi biết ngâm thơ và ru con theo điệu ru giọng Bắc của mẹ tôi ngày xưa.


Một điều may mắn cho tôi là được sống hai năm với sông nước, ruộng vườn làng quê miền Tây. Nơi đây gió thuận, mưa hoà, gạo trắng, nước trong , ruộng đồng phì nhiêu mầu mỡ, trái cây mỗi mùa sum suê trĩu ngọt........


Nhưng tôi cũng đã bị mê hoặc bởi giọng ru mượt mà êm dịu của những cô gái quê, đẹp người, đẹp nết. Một điều tôi nhớ mãi là hình ảnh chị út Liên năm ấy chị 18 tuổi. Chị đẹp dịu hiền nên vừa gặp, mẹ tôi bèn hỏi chị đã có gia đình chưa? Chị chưa kịp trả lời thì bà nội chị từ trong nhà bước ra khoe: Nó lập gia đình hồi năm ngoái và hiện đang có bầu hai tháng rồi! Chị e thẹn cúi mặt và nói nhỏ với bà nội: "Nội ơi, nội nói chi vậy lam con mắc cỡ quá, hỗng dám nhìn mặt ai hết, chắc con trốn ở nhà luôn nghe nội!"

Nhìn chị bẻn lẽn e ấp trông dễ thương quá! Con gái quê ngày xưa thùy mị đoan trang làm sao, có chồng rồi mà còn xấu hổ sợ người ta biết mình đang mang thai. Hinh ảnh này tôi vẫn nhớ mãi đến tận bây giờ chưa quên!


Và sau đó một năm thì giọng ru con của Chị đã nhẹ nhàng cất lên trong những buổi trưa hè thanh vắng:
    Ầu ơ......ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
    Ầu ơ......khó đi mẹ dắt con đi
    Con đi trường học mẹ đi trường đời ...Ầu ơ.......
    Ấu ơ.......má ơi đừng đánh con hoài
    Để con bắt cá nấu xoài má ăn
    Ầu ơ ......má ơi đừng đánh con đau
    Để con bắt ốc hái rau má nhờ. Ầu ơ........
    Bắt ốc, ốc nhảy lên bờ
   Hái rau, rau héo má nhờ được đâu ! Ầu ơ .....

 
   Ầu ơ....Chim đa đa đậu nhánh đa đa
   Chồng gần không lấy, em đi lấy chồng xa     

   Mai sau cha yếu mẹ già
   Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng. Ẩu ơ.....


Những lời ru ngọt ngào văng vẳng thoảng đưa giữa buổi trưa hè đã thấm vào lòng tôi lúc nào không biết, mà khi lớn lên tôi đã ru các con mình bằng những lời ru nồng nàn thiết tha trìu mến của cả hai miền Nam, Bắc.


Năm 1970, tôi theo học lớp đàn tranh cua thầy Bửu Lộc. Thầy người Huế và nhà ở trong một con hẻm đối diện với bệnh viện Bình Dân đường Phan thanh Giản. Thầy hiền lắm và nhà thầy lúc nào cũng có các nghệ sĩ ngâm thơ hoặc ca Huế thuộc đài Phat thanh Saigon đến chơi, vừa trò chuyện vừa ca ngâm thi phú. Có lần tôi gặp được anh Đoàn Yên Linh, một giọng ngâm mà tôi thần tượng vì nó thật sâu lắng, mỗi lần nghe anh ngâm là tôi cứ lặng người đi mà thưởng thức, vì nó hay không sao diễn tả được! Ngoài ra có cô Minh Tâm ca Huế thì tuyệt vời, nhất là các bản nam ai, nam bình cô cất tiếng ngân lên thì chỉ có ngẩn ngơ mà suýt soa chiêm ngưỡng!
    Ơ.ớ.ơ......ơ
    À ......Chiều chiều ...........ơ .....trước bến Vân Lâu
    Ai ngồi ai câu , Ai sầu ai thảm
    Ai thương ai cảm, Ai nhớ ai thương ....
    Ơ ớ. Ơ..ơ....
    Thuyền ai thấp thoáng bên sông
    Đưa câu chừ mái đẩy
    Ơ.ớ.ơ...ơ ......
    Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng non với nước non
    Ơ.ớ.ơ...........


Khi ấy còn trẻ nên tôi đã cố học hỏi và hát ru theo cô để có thể hát dân ca và ru em theo điệu miền Trung.


Còn nhiều, nhiều nữa những bài ru con của cả ba miền thấm đẫm tình tự quê hương, dân tộc, tình làng nghĩa xóm, ơn cha, nghĩa me, tình vợ, nghĩa chồng.....đã un đúc, thấm nhuần tận đáy lòng của mỗi người con đất Việt. Do vậy dù xa quê cha đất tổ bao năm, tâm hồn người con Việt vẫn một lòng hướng về nguồn cội.


Và những khi tối lửa, tắt đèn, bão giông, lụt lội nơi quê nhà, những bàn tay, những tấm lòng nhường cơm xẻ áo của bao người con dân đất Việt nơi đất khách quê người lại dạt dào lai láng tuôn trào về quê hương với tất cả chân tình yêu thương chia sẻ.


Đó phải chăng bởi vì hai tiếng thiêng liêng: Quê Huong mà thi sĩ Nguyễn Bính đã xuất thần với bốn câu thơ sau, chúng tôi xin ngâm tặng Tăng thân:
                          Quê tôi có gió bốn mùa,
             Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm
                          Chuông khuya, gió sớm, trăng rằm
             Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi !


Một ngày đầu thu 2020

Chân Bảo Nguyện

____________________________________

                                    Tương Tức 
    
                     
Thương tặng các cháu trẻ để vun đắp mái ấm gia đình cho bền vững .
                                                                                           Chân Bảo Nguyện



     

 

 

 

 

 

       

       

 

 

 

       

 

                                         

 

 

 

                                 Chân Linh Nhĩ & Chân Bảo Nguyện tại Chùa Trúc Lâm

       

      TƯƠNG TỨC
      (Để phù hợp với bài viết dưới đây, con xin phép đổi từ “tôi“ thành từ “em“)

      Anh là Em
      Và em là anh
      Anh không thấy sao
     Rằng c húng ta tương tức?
     Anh nuôi dưỡng đóa hoa trong tim anh
     Để cho em xinh đẹp
     Em chuyển hoá rác phiền não trong em
     Để cho anh không phải nhọc nhắn

     Em nâng đỡ anh
     Anh yểm trợ em
     Em có mặt trên đời để hiến cho anh an lạc
     Anh có mặt đó để cho em niềm vui


Không hiểu sao khi được một sư cô ở Làng gửi tặng thiệp chúc Tết có bài thơ Tương Tức của Sư Ông, tôi đã lặng người đi một hồi lâu vì cảm động.


Trước tiên tôi cảm ơn sư cô đã thương yêu nghĩ nhớ khi gửi thiệp cho tôi và sâu thẳm nhất là bài thơ Tương tức. Nó làm tôi phải trầm tư một thời gian dài và luôn nhớ nghĩ về nó . Bài thơ tuy ngắn gọn, nhưng súc tích bao nhiêu nghĩa tình yêu thương gói ghém trong đó.


Chúng ta sẽ cùng nhau bên tách trà thơm , ngồi suy nghĩ từng câu , từng con chữ một để cảm nhận những ý tứ sâu sắc , bàng bạc trong áng thư thanh khiết này . Từ đó , chúng ta sẽ hiểu được thông điệp bậc thầy khả kính muốn gửi lại cho người đọc .
 

Nếu quán chiếu và nhìn thật sâu bài thơ trên, chúng ta có thể đem áp dụng trong gia đình, ngoài xã hội hoặc ngay cả trong một tăng thân tu học cũng đem đến hạnh phúc, an lạc trọn vẹn không thể nghĩ bàn !
 

Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào một tổ ấm gia đình : nếu anh thấy rằng anh chính là em, và ngược lại em cũng chính là anh thi gia đình mình hẵn là một thiên đường hạnh phúc Niềm đau nỗi khổ, sự lo lắng, sợ hãi của anh làm tâm can em quặn thắt âu lo , thì nỗi hân hoan , rạng rỡ của em cũng làm anh vui mừng khôn xiết !
 

Vì lẽ đó anh và em tương tức, anh không thấy sao ?
 

Một đóa hoa muốn được xinh tươi cần rất nhiều điều kiện : hạt giống tốt, mưa nắng thuận hoà, phân bón đúng liều lượng, người làm vườn siêng năng cần mẫn........Anh muốn nuôi dưỡng một đóa hoa trong tim anh để em luôn xinh đẹp thì cũng cần n biết nói lời ái ngữ và biết dừng lại đúng lúc khi bắt đâu cơn giận , tránh làm tổn thương em vì vô tình hay cố ý.
 

Anh biết rõ khi anh làm em khổ thì anh cũng chẳng sung sướng gì, năng lượng tiêu cực sẽ đè nặng lên không khí gia đình, cả hai cùng đau khổ và ảnh hưởng không tốt đến các con .......
 

Anh đã tỉnh thức để nhận ra rằng, anh cần vun bón cho tổ ấm gia đình ngày càng bình an, hạnh phúc bởi vì nếu anh đem những ngọt ngào, yêu thương cho em thì chính anh là người hưởng trước những nồng nàn , dịu ngọt của tình yêu ấy , bởi vì cả hai chúng ta , anh vả em tương tức, phải không em ?.
 

Để đáp lại tình anh bao la sâu đậm , em cũng cô gắng thực tập để chuyển hoá rác phiền não trong em , để cho anh không phải nhọc nhằn .
 

Vâng, vì em là anh , nên nếu trong em còn quá nhiều rác rưới của ghen tuông , hờn giận , si mê , thì anh cũng gồng mình chịu đựng bao gian nan, nghiệt ngã . Lẽ đương nhiên khi anh khổ thì em không thể vui được .
 

Em tu tập Chánh niệm để có thể hiểu rõ những bức xúc, căng thẳng của anh trong việc làm, những khó khăn, phiền toái trong cuộc sống để cả hai cùng vượt qua . Khi đã hiểu rõ những vấn nạn anh đang trải qua, những khó khăn anh đang gồng mình chịu đựng, em sẽ dễ dàng tha thứ cho những vụng về của anh trong nói năng hành xử mà anh vung vãi cho em trong lúc bức xúc .
 

Sư Ông có dạy chúng ta phương pháp làm mới và soi sáng cho nhau. Người khôn khéo không bao giờ ôm ấp nội kết trong gia đình quá một tuần lễ . Khi không khí trong nhà có vẻ hỏi căng thẳng , ngay chiều thứ sáu chúng ta nên tổ chức một buổi ngồi thiền cuối tuần cho toàn thể gia đình .
 

Sẽ có một bình hoa tươi thật đẹp để trang tri phòng thiền thêm tươi mát, ấm cúng, một cái chuông nhỏ ngân xa làm tiếng chuông Chánh niệm .Sau hai mươi phút cùng nhau ngồi yên cho tâm tư lắng đọng , em sẽ bắt đầu bằng một bài thiền ca nhẹ nhàng sâu lắng . Rồi em xin phép được trình bày nội kết của em trong tuần qua.........
 

Em phải thở thật sâu, thật trầm tĩnh và nêu ra những diều em biết ơn anh đã làm , đã hy sinh cho gia đình, vợ, con ......Em nói với tất cả chân tình tự đáy lòng để thổ lộ cùng anh . Sau cùng, em có thể khóc mà bộc bạch nỗi lòng vì những tổn thương mà anh có thể vì vô tình làm em đau và em cố nén chịu đựng để gia đình được êm ấm .
 

Rồi những hiểu lầm hoặc những vướng mắc sẽ được giải toá sau một thời gian chia sẻ, giải bày . Sau cùng là thiền ôm : anh và em sẽ ôm nhau để nhận ra rằng , người mình đang ôm là bảo vật trân quí biết dường nào, đã cùng mình chia ngọt xẻ bùi trong suốt cuộc đời, mình không nên làm tổn thương người ấy vì như thế là đã làm tổn thương chính mình vậy .
 

Vì anh và em tương tức, phải không anh ?
 

Những buổi soi sáng và làm mới này , nếu khéo léo sẽ làm hạnh phúc gia đình thêm mặn nồng, ấm áp hơn . Giữa vợ chồng và con cái thêm gắn chặt tình thương yêu, gia đình càng bền vững hơn .
 

Và cứ thế trong suốt quãng đời anh và em sống bên nhau , hai ta sẽ nâng đỡ, yểm trợ nhau , cùng dìu nhau đi qua những lênh đênh gập ghềnh chìm nổi của cuộc sống . Anh luôn có mặt để cho em niềm vui và em bên cạnh anh để dâng hiến cho anh niềm an lạc Cuộc sống vì thế sẽ bớt gian nan , khó khăn , thêm mặn nồng tình nghĩa , vì dường như chúng ta là tri kỷ .
 

Hay bởi vì chúng ta tương tức ?

Viết để nhớ về anh yêu đã đi xa,

Tháng 6 năm 2020
Chân Bảo Nguyện

_______________________________

 

 

Gia Đình Tôi Với Đứa Cháu Đầu Tiên

Hoài Việt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vợ chồng tôi đã cao tuổi còn con gái lớn và con trai út thì lo học, lo làm, cũng chưa lập gia đình, bây giờ chúng tôi mới có đứa cháu đầu tiên, con của con gái nhỏ, nên cả nhà cảm thấy sung sướng, hạnh phúc vô cùng.

 

Gia đình gồm năm thành viên, mỗi người cư trú một nước, chúng tôi ở Pháp, con gái lớn Quỳnh Hương ở Việt Nam, con trai út Hồng Huy ở Mỹ, con gái nhỏ Quỳnh Lan ở Bỉ nay cả nhà mới có cơ hội đoàn tụ với nhau bên cạnh đứa cháu đầu tiên Thomas Liêm Fox chào đời ngày 14.08.2016 tức ngày 12 tháng 7 năm Bính Thân. Đó là một « chú khỉ nhỏ » dễ thương lắm!

 

Huy, bay từ "thung lũng điện tử " (Silicon Valley ) về, sáng sớm hôm nay 02.09.2916, đã hăm hở lái xe đưa ba mẹ và chị đi thăm cháu. Khi tới Bruxelles nơi vợ chồng Quỳnh Lan mới mua một appartement gồm ba phòng ở lầu 5, một phòng khách và hai phòng ngủ dành cho ba mẹ và em bé, mặc dầu vừa đặt chân vào nhà, mọi người đã tranh nhau bế cháu. Ai nấy đều ngợi khen thằng bé đẹp trai ! 

 

« Đẹp trai thật mà, không phải vì nó là cháu mình ! » nhiều người lên tiếng khen. Ông bà nội cũng cùng quan điểm khi chúng tôi gặp nhau cách nay 10 ngày. 

 

Tôi không nói gì, ngầm công nhận. Không phải là « mèo khen mèo dài đuôi ! » nhưng đây là lời khen chân thật phát xuất phát từ con tim của những người mới có đứa cháu đầu tiên!

 

Tôi bình thản ngồi chờ cho đến chiều khi một số người đi mua sắm cadeau, còn tôi ở nhà với hai mẹ con cháu nhỏ để được ẵm « cục cưng bé xíu » này.

 

Tôi bế cháu mà lòng lịm đi vì sung sướng, cháu ngủ say sưa trong cánh tay tôi. Khi nó nhúc nhít cục cựa, tôi nhè nhẹ đong đưa, sợ nó khóc mẹ nó sẽ không cho bế nữa. Khi nó mếu miệng muốn khóc, tôi nói nho nhỏ bên tai nó « Ông đây này con, đừng khóc, ông cưng mà! ». Mãi đến khi khi bàn dọn xong, tôi bắt buộc phải trả lại cho mẹ nó để ăn cơm tối mà lòng vẫn còn luống tiểc rẻ! 

 

Hình ảnh mấy chục năm về trước chợt hiện ra trong trí tôi khi Quỳnh Lan, mẹ của Thomas sinh, vào ngày 14 tháng 6 năm 1987. Chị Quỳnh Hương, hơn em tám tuổi, ý thức trách nhiệm người chị, đã nói với cô bạn hàng xóm Nathalie người Pháp: « Bắt từ ngày mai tao không chơi với mày nữa vì tao phải phụ mẹ bế em ». Khi nghe kể lại, tôi thấy thương cháu Quỳnh Hương, tuy còn nhỏ nhưng đã muốn chia sẻ gánh nặng với cha mẹ vì biết chúng tôi làm việc cực khổ!.

 

Ngày qua ngày, Quỳnh Lan lớn rất mau trong tình thương của bố, mẹ và chị. Quỳnh Lan biết nói, biết đi rất sớm nên mỗi sáng tôi ẵm con đi giao báo, dạy cháu ít tiếng Việt như khi nghe chim hót thì tôi dạy « chim hót trên cành líu lo », khi đi qua các nhà ở hai bên đường thì dạy đếm số chẵn, lẻ. Khi về nhà, lúc rảnh rỗi, mẹ lại dạy những câu ca dao, những bài hát đơn giản và có ý nghĩa như Em là bông hông nhỏ;quê hương là chùm khế ngọt ...

 

Khi lên bốn tuổi, Quỳnh Lan lấy những cuộn băng ca nhạc nên tự học hát được các bài « Tát nước đầu đình, đi chùa Hương, đọc thơ Ông Đồ … nên khi xuống Làng Mai, Quỳnh Lan làm nhiều người ngạc nhiên. (Những bài cháu hát hoặc đọc thơ hay ca dao chúng tôi còn ghi trong băng để lâu lâu nghe lại cho đỡ nhớ con cái)

 

Có lẽ vì được dạy thơ, nhạc ngay từ nhỏ nên Quỳnh Lan ưa thích văn chương, nghệ thuật đã thi đậu vào trường kinh điển Ecole Normale Supérieure, nay phụ trách môn musicologie ở Đại học Sorbonne. Quỳnh Lan được giáo sư trưởng khoa khuyến khích, đề nghị nghiên cứu và làm luận án về « Hát bộ Việt Nam » để bảo tồn bộ môn nghệ thuật này, nếu không nó sẽ từ từ tàn lụi theo thời gian! Khi Quỳnh Lan tiếp xúc với cố giáo sư Trần văn Khê, thầy cũng có ý kiến như thế!

 

Sau Quỳnh Lan bốn năm, Huy ra đời như vậy là nhà tôi trở nên gia đình đông con theo tiêu chuẩn xã hội ở Pháp (vì có đứa thứ ba), có trai, có gái, nói theo ông cha chúng ta là « có tẻ, có nếp ». Chúng tôi lớn tuổi mới có con nên các cháu được thương yêu chăm sóc đúng mức, lo từng ly từng tý, đầy đủ tinh thần lẫn vật chất, tạo cho các cháu niềm tin nơi chính mình vì chúng thấy sau lưng luôn luôn có sự nâng đỡ, trợ giúp của bố mẹ. Do đó khi các cháu lên tiểu học và trung học, chúng đều chiếm hạng cao trong lớp, ngoại trừ Huy chỉ thích các môn khoa học thôi! Mỗi ngày các cháu đều được đưa đón về nhà ăn cơm ba bữa với bố mẹ, đó là việc hiếm có nơi xã hội Tây phương rất bận rộn, vì cả hai chúng tôi đều làm việc tại nhà, cha có tiệm bán sách báo, mẹ làm cravate! Tối đến vợ chồng, con cái quây quần bên nhau, trên chiếc giường nhỏ, kể chuyện hoặc cha mẹ giúp các con học bài, làm bài. Huy chưa đầy ba tuổi, cũng cảm nhận được hạnh phúc, đã trọ trẹ phát biểu: «Lớn lên, con sẽ mua cho bố mẹ một cái giường thật to để cả nhà nằm cho sướng !»

 

Hạnh phúc không phải tìm đâu xa mà tiềm ẩn trong những công việc nhỏ nhặt xảy ra hằng ngày, như bạn bè cùng ăn cơm với nhau hoặc uống trà đàm luận chung quanh bàn tròn, cha mẹ con cái quây quần trên giường nhỏ, ông bà còn đôi tay cứng cáp ẵm cháu, đôi chân khỏe mạnh dẫn cháu đi chơi hoặc đưa đến trường..!

 

Bây giờ chúng tôi đã hưu trí, các con mỗi đứa mỗi nước, cơ hội đoàn tụ gia đình trở nên rất hiếm!

Sự ra đời của đứa cháu đầu tiên mang lại cho chúng tôi, bên nội cũng như bên ngoại, rất nhiều hạnh phúc, niềm vui. Chúng tôi thấm thía, hiểu rõ thêm về câu hói của người xưa:

 

« Sinh con rồi mới sinh cha,

Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông »

 

Có con thì mới làm cha, có cháu thì mới lên bà, lên ông! Con cháu là sự tiếp nối của cha mẹ, ông bà, là dòng chảy liên tục của cuộc đời, thế hệ này thừa kế thế hệ kia!

 

Tuy nhiên tôi thấy câu nói trên còn có chỗ khiếm khuyết vì chỉ đề cập đến gia đình huyết thống, cần phải bổ xung thêm «sinh trò rồi mới sinh thầy vì không thầy đố mày làm nên», như thế mới nói lên được sự liên hệ tâm linh giữa thầy với trò. Thầy là « tiên sinh » người đi trước mở đường, trò là « đệ tử » vừa là em, vừa là con, (con những vị tiền nhân như cụ Nguyễn Du, cụ Phan Thanh Giản, bà Đoàn Thị Điểm…). Gia đình người Việt ở nước ngoài bây giờ có dâu, có rể ngoại quốc; con cháu chúng ta cũng hấp thụ kiến thức khoa học, văn chương, nghệ thuật của nhiều nước khắp năm châu, kho tàng văn hóa chúng ta trở nên càng ngày càng dồi dào, phong phú.

 

Nếu thế hệ tương lai có điều kiện thuận lợi quay về xây dựng quê hương, xứ sở thì nước Việt Nam sẽ có ngày trở nên một cường quốc, đóng một vai trò quan trọng trên bình diện thế giới!

 

Hoài Việt 

________________________________

Bài Học Rút Từ Bữa Ăn

Hoài Việt

Mỗi ngày chúng ta ăn ba bữa cơm; mỗi bữa, trừ ăn sáng, thường có ba món: món mặn, món xào và món canh. Nếu chúng ta dành một ít thì giờ suy nghĩ khi ăn, chúng ta sẽ rút ra được nhiều điều hay để học hỏi, tu tập vì ăn uống và tu tập bổ xung, tương tức với nhau nên mới có câu «có thực mới vực được đạo».

 

Trên thế giới và ở quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta, biết bao nhiêu người lâm vào cảnh nghèo khó, thiếu ăn, thiếu mặc! Được ăn no, mặc ấm là cả một sự may mắn, một hạnh phúc to lớn! Vậy khi ăn, chúng ta phải nghĩ đến công ơn của những người đã tạo ra cơm gạo như câu ca dao: « Ai ơi nâng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần ». Người ăn với tâm chánh niệm còn thấy trong bát cơm tất cả vũ trụ như trời, đất, nắng, mưa, gió…đóng góp trong quá trình sinh trưởng từ lúc còn là cây mạ, cây lúa đến khi trở thành hạt gạo, hạt cơm nên chúng ta phải có bổn phận bảo vệ gìn giữ để đất mẹ, môi sinh, không cho bị ô nhiễm. 

 

Chúng ta cũng biết ơn công lao khó nhọc của người nông dân vất vả « một nắng, hai sương » để sản xuất ra lúa gạo, ý thức tài nội trợ của người bạn đời làm bếp, nấu nướng cho chồng con ăn, cảm phục người phụ nữ Việt Nam đảm đang buôn bán tảo tần, kiếm sống cho gia đình như bà vợ của Tú Xương: « Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi nổi năm con với một chồng » Bữa ăn là lúc cả gia đình cùng đoàn tụ bên nhau, nhiều khi phải chờ đến cuối tuần hoặc lễ lớn, cả nhà mới có cơ hội gặp gỡ nhau, truyền thông với nhau. Đó cũng là giây phút mà mình phải trân quý, tránh để các việc không vui xảy ra. «Trời đánh còn tránh bữa ăn » mà ! Bữa ăn cũng cho chúng ta bài học về cách hành xử ở đời vì «ăn trông nồi, ngồi trông hướng». Người ăn phải ý thức lượng cơm trong nồi và thức ăn trên bàn mà lấy vào bát, để cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau. Khi đang dùng bữa, nếu có người quen tới, chúng ta có thể mời ngồi cùng ăn vì người mình rất hiếu khách, quan niệm là«thêm người, thêm đũa», khác hẳn với người Tây phương, khẩu phần đã được dự định trước nên khi khách đến không đúng lúc thì không được mời ăn. 

 

Tôi có dịp giải thích nét đẹp văn hóa này của dân tộc ta cho người nước ngoài hiểu đây là mình muốn chia sẻ niềm vui, tình bạn với khách, chớ không phải vì lo thiếu đủ phần ăn, nên họ rất ngưỡng mộ. Người Việt mình thường nói «ăn uống», nghĩa là sau khi ăn hoặc trong khi ăn thì có uống. Bạn chỉ cần uống một ly nước lạnh hoặc một tách nước trà với chánh niệm cũng là tu tập vì khi bạn quán chiếu hoặc tưởng tượng mình là một người đi giữa sa mạc hoặc trên một chiếc ghe nhỏ trôi dạt giữa biển cả thì khi uống được một ngụm nước, bạn sẽ hạnh phúc biết chừng nào! Một cư sĩ hoặc một tu sĩ cũng vậy, vẫn có thể bị trôi dạt lênh lênh trên biển đời mênh mông, nếu không hạ thủ công phu tu tập hằng ngày để chuẩn bị cho mình một số hành trang tâm linh, thì chẳng khác gì một thuyền nhân ra khơi mà không dự trù sẵn nước uống, sẽ chết khát giữa lòng đại dương! Uống nước còn là tiếng chuông cảnh tỉnh như tôi đã áp dụng khi tôi dạy học cách nay hơn ba chục năm. 

 

Hồi đó, tôi phụ trách hướng dẫn các thiếu niên nam, nữ tỵ nạn vị thành niên do hội Hồng Thập Tự Pháp bảo trợ. Các thiếu niên này, tuổi từ 6 đến 17, đã sống ở đảo nhiều năm  không cha mẹ, nên đa số hễ mở miệng là chửi thề. Tôi cảm thấy khó chịu, tìm cách chuyển hóa các em nên đề nghị lấy một ly nước uống để cho sạch miệng mỗi khi chửi thề. Biện pháp này được các em vui vẻ chấp nhận và tự nguyện áp dụng triệt để vì coi đó cũng là một trò chơi nữa nên sau đó «bịnh chửi thề» từ từ biến mất. Nếu quán chiếu, nhìn sâu vào nước trong ly nước lạnh hoặc trong tách nước trà bạn uống, bạn sẽ hình dung được những sự chuyển đổi từ thể lỏng như nước sông, nước hồ, thể đặc như băng, tuyết hoặc thể hơi như hơi nước trước khi trở thành mây, nhận rõ hình tướng của nước tuy thay đổi, nhưng nước vẫn là nước « bất sinh,bất diệt», giống như nhà hóa học Lavoisier đã tư duy «không có gì sinh, không có gì diệt, chỉ có chuyển hóa mà thôi » (rien ne se crée, rien ne se perd, tout se transforme). Con người cũng chuyển đổi theo «quy trình sinh diệt» như nước, nên khi hiểu thấu triệt điều này, bạn sẽ từ từ bớt âu lo về vấn đề sinh tử! 

Khi mình hành xử đúng trong bữa ăn thì mình cũng học được cách hành xử đúng ở ngoài đời vì gia đình là một đoàn thể nhỏ, một xã hội thu gọn. Trong bữa ăn, mình « liệu cơm gắp mắm » thì ở ngoài đời, mình cũng lựa lời nói cũng như biết sử dụng ái ngữ để không làm mất lòng người khác vì « lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau ». Hơn nữa, người mình có câu « ăn nhai, nói nghĩ », nên khi ăn thì cần nhai kỹ, nhai nhiều lần để thấm thía, thưởng thức mùi vị thức ăn ; còn khi nói thì phải suy nghĩ, uốn lưỡi bảy lần, để tránh làm phiền lòng người khác vì «bịnh hay họa cũng do cách ăn uống hay cách ăn nói mà ra » (Bịnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất). Nói hay, nói giỏi, nói đúng cũng chưa đủ, mà cần phải là biết lắng nghe. Theo lời một nhà hiền triết Hy lạp Zénon d'Élée, «trời cho chúng ta hai lỗ tai nhưng chỉ một cái miệng nên mình phải nghe gấp hai lần nói», một bác sĩ người Pháp cũng cho rằng là «mọi tai họa trên cõi đời này xảy ra là do mình không biết lắng nghe», nhưng lắng nghe như thế nào nhỉ? Điển hình là khi bạn nghe một người quen than là «Tôi cảm thấy mệt quá! » thì bạn liền phản ứng: «Chị hoặc anh nên đi nằm nghỉ đi! » như vậy không phải là lắng nghe mà là khuyên hoặc tệ hơn nữa là gặn hỏi như muốn điều tra: «Chị hoặc anh bịnh bao lâu rồi? Đã đi bác sĩ chưa?». Bạn nên nói một cách tích cực «Không sao đâu, chút nữa sẽ hết mà! », người ta đang lo lắng thì mình đừng làm họ lo lắng thêm! Một khi người ta có nhiều tâm sự đau thương, mình chỉ cần lắng nghe cũng đủ làm người kia bớt khổ!
 

Nhiều khi không chỉ nghe bằng lỗ tai mà bằng cả trái tim nữa như nhà văn Saint Exupéry diễn tả: «người ta chỉ thấy, đây tức là nghe, với trái tim» (On ne voit bien qu'avec le coeur). Khi mình không khỏe, không có nhiều năng lượng thì chớ lắng nghe nhiều, sẽ không giúp được người mà còn tự hại mình! Bây giờ ở Việt Nam, người ta thường dùng từ "sạch" như trái cây sạch, rau sạch, cà phê sạch… có nghĩa là "lành mạnh" hay "bio" theo người Tây phương. Ngược lại là các loại thực phẩm không sạch, "bẩn", thiếu chất dinh dưỡng, gây nhiều tác hại, trong đó phải kể cả phim ảnh khiêu dâm, sách báo đồi trụy, chuyện trò nói xấu, bôi lọ cá nhân hay tập thể …nên mình phải biết lựa chọn thực phẩm để tránh bị ô nhiễm, gây nguy hiểm cho thân lẫn tâm, dầu là tu sĩ cũng có thể bị ngộ độc phải bỏ lỡ dở đường tu! Hơn nữa, tôi thấy trên internet có nhiều thông tin kém chất lượng, chỉ nói lên một phần sự thật như thầy bói mù đi xem voi vì tác giả có lẽ bị ảnh hưởng bởi lòng ganh tỵ hoặc lửa hận thù khiến cho sự phê phán, cái nhìn của mình thiếu tánh cách vô tư. 

 

Chúng ta cần thận trọng chế tác hoặc phổ biến loại thực phẩm này, đặc biệt là khi đưa lên mạng. Đó là những mũi tên bắn đi, mà không thể thu hồi lại được, giống như «đinh đóng cột, dù khi đinh đã nhổ rồi nhưng vết hằn vẫn còn ». Một thành ngữ la tinh cũng diễn tả cùng một ý là « lời nói trôi qua nhưng chữ viết vẫn tồn tại»(verba volant, scripta manent ). Nếu ăn với chánh niệm, bữa ăn sẽ là “một bài pháp không lời”, từ đó chúng ta có thể học ăn, học uống, học nói… học được những gì liên quan đến ba nghiệp “thân, khẩu, ý”, tóm lại là học tu. 

Chỉ cần dành năm, ba phút để quán niệm trước khi ăn, mình có thể tự tu tập, từ từ chuyển hóa những tật xấu, phát huy đức tính tốt! Hơn nữa, ăn uống còn là một nghệ thuật, nghệ thuật ẩm thực. Nêm nếm sao cho hợp khẩu vị nhiều người, không mặn quá cũng không lạt quá; nấu cơm thì không có tình trạng « trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhét » như xưa nấu cơm bằng rơm rạ hay củi than, khác hẳn với bây giờ nấu bằng nồi cơm điện. Nhiều món ăn thịnh soạn được người phụ trách nấu nướng với hết cả tấm lòng, trình bày rất thẩm mỹ với nhiều màu sắc rất hấp dẫn như chúng ta đã từng thấy trong một số tiệc tùng hay đám hỏi, đám cưới. 

Mọi người đều muốn ăn toàn diện với tất cả năm giác quan. Chỉ cần tai nghe nói là đã thích, mắt nhìn thì ưa, mũi ngửi phát thèm, lưỡi chưa nếm mà nước miếng chảy ra rồi, tay táy máy muốn bốc bỏ vào miệng ngay! 

 

Hẳn nhiều người trong chúng ta đã đọc sách « Nam Hải Dị Nhân » nên cũng biết câu chuyện Trạng Hiền ứng đối với sứ giả nhà vua khi vị này thấy quan Trạng đang lúi cúi làm bếp, sứ giả đã có lời chọc ghẹo như sau: - Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mị táo (Tôi nghe người quân tử lánh xa bếp núc, sao ngài lại nịnh vua bếp). 

Trạng Hiền liền đáp: - Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh (Ta vốn ở ngôi khanh tướng nhưng nay tạm nêm nếm nồi canh) Thần đồng trạng nguyên Nguyễn Hiền, lúc đó mới 13 tuổi, mà đã có tuệ giác thấy nét tương đồng giữa khả năng làm quan cai trị dân cũng như việc nấu canh lạt hay mặn. 

 

Ngày nay, cũng vậy, biết bao công việc làm ăn lớn hoặc thỏa thuận chính trị được giải quyết tốt đẹp sau những giờ đàm đạo, truyền thông với nhau chung quanh bàn ăn, bữa tiệc. Nếu hằng ngày chúng ta chịu khó để một ít thì giờ quán chiếu về các bữa ăn chung với sự có mặt của người thân để rút ra những bài học, chắc chắn cuộc sống của chúng ta có phẩm chất tốt đẹp hơn. Đó cũng là điều tôi muốn chia sẻ với thân hữu, đặc biệt là các bạn trẻ trong qua bài viết này. 

 

Hoài Việt 

_______________________________

Sinh, Lão, Bịnh, Tử

Hoài Việt

 

Chia sẻ về « Sinh, Lão, Binh, Tử » « Sinh, lão, binh, tử » là quy luật ở đời. Ai nấy đều trải qua các giai đoạn này, không sớm thì chầy! Chúng ta giống như những du khách cùng đi một chuyến xe lửa dừng ở nhiều ga, xuống trước hay xuống sau mà thôi! 

 

1-Sinh Có quan niệm cho « cuộc đời là bể khổ » nên con người sinh ra đã khóc: «Thảo nào khi mới chôn nhau, Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!» (Cung oán ngâm khúc) Nguyễn Công Trứ cũng có tư tưởng như thế: «Thoắt sinh ra thì đà khóc choé Trần có vui sao chẳng cười khì?» (Chữ nhàn) Ki tô giáo cũng nói nhiều về khổ đau, coi cuộc đời như «thung lũng đầy nước mắt» (La vie est une vallée de larmes - Kinh Salve Regina) Đó chẳng qua chỉ là cái nhìn tiêu cực về cuộc đời. Đứa trẻ sinh ra không khóc là có vấn đề, bà mụ phải tìm cách làm cho nó khóc. Hơn nữa tiếng khóc của trẻ thơ là một phương tiện diễn tả để nó cho biết đói hay khó chịu trong người… Huống hồ con cái là sự tiếp nối của thế hệ đi trước, là dòng chảy liên tục của cuộc đời. Ông cha ta xưa kia khá khắt khe với phụ nữ không sinh đẻ, cho là: « Cây độc không trái, gái độc không con » Cuộc đời cũng có thể là « thung lũng đầy hoa hồng » (La vie est une vallée de roses). Sinh ra được làm con người, theo Phật giáo, không phải là dễ, giống như chú rùa mù sống vô lượng kiếp, mới trồi lên biển cả và chui lọt vào được một bọng cây nổi trên mặt nước! Nhìn chung thì hai quan niệm tiêu cực và tích cực tương tức, bổ xung cho nhau: có khổ mới biết sướng và ngược lại! 

 

Điển hình là trường hợp các Việt kiều, sau biến cố tháng 4 năm 1975, đã kinh qua bao nỗi thăng trầm, chịu đựng nhiều khổ đau, thoát chết sau những ngày lênh đênh trôi dạt trên biển cả trong khi đó một số thuyền nhân bị hải tặc giết hoặc bị hãm hiếp dã man. Hơn nữa họ phải làm lại cuộc đời từ đầu nơi xứ lạ quê người, ngôn ngữ, tập quán bất đồng, nay nhìn lại các thành quả mà con cái đạt được, họ cảm nhận sâu xa niềm vui to lớn, hạnh phúc vô biên, thấy mình may mắn như « tái ông thất mã »! Cũng như Thúy Kiều sau 15 năm truân chuyên mới biết tận hưởng cuộc sống thanh đạm an lạc bên cạnh vãi Giác Duyên ở thảo am, ven sông Tiền Đường: « Một nhà chung chạ sớm trưa Gió trăng lát mặt muối dưa chay lòng Bốn bề bát ngát mênh mông Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau » 

 

2-Lão Theo thống kê Liên Hiệp Quốc, tuổi thọ trung bình (Average age of death) ở các nước tiên tiến là 7783 tuổi, nữ sống lâu hơn nam, như vậy bây giờ phải nói là « cửu thập cổ lai hy » thay vì « thất thâp cổ lai hy »như xưa. Nhiều người tuổi cao vẫn còn hăng say hoạt động nên già mà không cảm thấy già nhưng cũng có người trẻ hoạt động uể oải, trì trệ lại cho cảm tưởng không già mà lại già! Hơn nửa đời dành cho sự nghiệp, gia đình, con cái, bây giờ thời gian còn lại không nhiều, mình nên quan tâm đến bản thân để sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc, việc gì muốn làm thì làm, việc gì làm không được thì bỏ qua, coi như là một sự giải thoát. Niềm vui lắm khi ẩn chứa trong các việc vụn vặt trong ngày như khi thức dậy còn duỗi chân, duỗi tay, bước xuống giường được, để đi pha một ly cà phê hoặc một bình trà, tự thưởng thức, cám ơn đời đã cho mình hưởng thêm một ngày hạnh phúc! Sống trên đời không thể nào luôn luôn gặp thuận duyên, vạn sự như ý, nếu cứ chăm chăm lo cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm phiền não! Cứ thản nhiên đối mặt với thực tại, rồi mọi sự sẽ qua, cũng xong! Phẩm chất cuộc sống của tuổi già tuỳ thuộc về cách tư duy của mỗi người: tư duy hướng thượng là không vụ lợi cá nhân, làm việc xã hội, nghĩ nhiều đến tha nhân ... làm cho tuổi già thêm sức sống, thêm niềm tự tin, thêm hương vị. Tư duy hướng hạ là thường suy nghĩ tiêu cực, bi quan yếm thế, khiến cho chóng già, chóng chết! 

 

3- Bịnh Già hay trẻ, ai mà không bịnh! Có người mang bịnh khi còn trong bụng mẹ (maladie congénitale), còn nhiều người mang bịnh vào thân do cách ăn uống (bịnh tùng khẩu nhập) hoặc tự mình gây ra bịnh (hút thuốc, say sưa nghiện ngập ...), người Pháp nói là «mình tự đào mồ bằng hàm răng» (on se creuse sa tombe avec ses dents) nên khi già phải nhận lãnh hậu quả! Người già cần để thì giờ chăm sóc bản thân bằng các hoạt đông thể chất lẫn tinh thần. Theo viện bảo vệ sức khỏe Pháp INPES (Institut national de prévention et d'éducation pour la santé) thì chúng ta nên để nửa giờ hoặc hơn mỗi ngày cho hoạt động về thể chất: nếu nhà có cầu thang thì leo lên xuống nhiều lần hoặc đi dạo, đi bơi, tập tài chi, khí công, càn khôn thập linh, thể dục v.v. Đồng thời cũng nên chọn cho mình một hoạt động tinh thần thích hợp như dịch thơ cổ, làm thơ, viết văn, viết nhật ký, nghe kinh, nghe nhạc, học vẽ, học viết thư pháp… Người xưa quan niệm « một tâm hồn lành mạnh chỉ có trong thể xác lành mạnh » (Mens sana in corpore sano). Người biết buông xả, sống thong dong, thanh thản, có khả năng ra đi nhẹ nhàng! Tuổi già ốm đau trông cậy vào ai? Bạn đời ư? Đệ nhị thân cũng già, chưa chắc đã khỏe hơn mình, nếu muốn giúp đỡ thì cũng lực bất tòng tâm! Trông vào con ư ? Chúng nó cũng có gia đình, con cái, rất bận rộn ở xã hội Tây phương bây giờ, cố gắng lắm thì sắp xếp cuối tuần hoặc chờ ngày nghỉ lễ lại thăm mà thôi! Tốt hơn là mình phải trông cậy nơi bản thân, phải siêng năng hoạt động cả thân lẫn tâm, ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, đừng chờ khi ốm đau mới đi chữa bịnh thì « hơi muộn màng »: « Chỉ mong sống khoẻ, chết mau, Ốm lâu vợ khổ, thân đau, con buồn!» 

 

4-Tử: Đã là con người, ai cũng không tránh khỏi cái chết: có người chết già, có người chết trẻ . Thần chết không phân biệt tuổi tác hay sang giàu và rất bình đẳng, nếu chôn chỉ chiếm « ba tấc đất » và nếu thiêu cũng ra tro bụi sau vài giờ ! Chúng ta cần học cách ứng xử như người dân Bhutan, một nước nhỏ bên triền núi Himalaya, coi cái chết như một phần của cuộc sống. Nhà hiền triết Khalil Gibran cũng cho là trong sự sống có cái chết, “sống chết là một như nước sông và nước biển khi hòa hợp với nhau” (La vie et la mort ne font qu'un, comme ne font qu'un la rivière et la mer ). Cứ mỗi giây, mỗi phút, có biết bao tế bào trong cơ thể chúng ta chết đi và biết bao tế bào được tạo ra, chỉ khác là nơi cơ thể người già lượng tế bào sinh ra ít hơn tế bào chết đi, có thể nói là “vô thường có mặt trong chúng ta, không cần tìm đâu xa!” Cuộc đời giống như một hành trình du lịch: cha mẹ lo cho lúc khởi hành, còn mình phải sửa soạn lúc kết thúc.Người xưa thường sắm trước áo quan hoặc xây kim tỉnh, ngày nay người ta mua bảo hiểm hậu sự (assurance-obsèques), cũng có người hiến xác để thể hiện ước muốn giúp ích cho y học sau khi đã trở về với cát bụi! Nếu một ngày nào đó, thần chết lên tiếng gọi thì hãy bình thản đón nhận vì coi như mình đã hết duyên với sự sống nên đành giã từ « cuộc chơi » (1): « Đường đời muôn vạn nẻo Không đến cũng không đi Bạn làm gì đó?- Chơi! » |[(1) Sống chết, theo lời pháp của một vị cao tăng, chỉ là « trò chơi cút bắt »; còn duyên thì biểu hiện, hết duyên thì ẩn tàng] Bài này vốn là bản đúc kết các suy tư và việc làm của tôi ở tuổi xế chiều, trước là tự xét lại những gì đã làm, đang làm hoặc chưa làm, sau xin chia sẻ với các thân hữu để đóng góp sự có mặt của mình với các đồng nghiệp và cựu học sinh vì còn tư duy thì còn hiện hữu như lời Descartes (Je pense, donc je suis). Chắc các thân hữu cũng có người suy nghĩ giống tôi, có người suy nghĩ khác, mỗi người hành xử theo hoàn cảnh thích nghi với mình khi phải đối mặt với cái chết. Rất trân kính! 

 

Hoài Việt 

___________________

DHD_chaungoai.jpg
DuongThiHiep_ThayCoChuaTrucLam.JPG

Già Ơi, Ta Chào Mi!

Hoài Việt

 

 

Có lẽ niềm sung sướng của tuổi già là biết mình đã già, già như trái chín cây, ngọt thơm hơn trái cây giú ép. Tuổi già, mình phải nên vui vẻ, lạc quan đón mừng:"Già ơi, ta chào mi!" (Bonjour la Vieillesse) giống như nữ văn sĩ Françoise Sagan đã đề tựa một cuốn sách (Bonjour Tristesse). 

 

Nếu mình hiểu biết, nhận thức, chăm sóc tuổi xế chiều thì tuổi này sẽ trở thành nguồn hạnh phúc to lớn! Khi sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại thì có thể nói là không có già, không có trẻ, không có quá khứ cũng không có vị lai vì chúng ta chấp nhận cái già, thương yêu nó, trân quý nó, hưởng thụ nó. Già hay không già cũng tùy vào nhận thức trong đầu mỗi người". Tuổi già tâm không già, là già mà không già. Tuổi trẻ không già, mà tâm già, là không già mà già".Tuổi tác là chuyện của tâm, nếu chúng ta không để ý tới, thì cũng chẳng có vấn đề về tuổi tác! 

 

Ngày xưa ở Việt Nam, cha mẹ sống đến 50 tuổi được xem là già, là thọ . Con trai trưởng hoặc con gái lớn đứng ra tổ chức Lễ Thọ cho cha mẹ để tạ ơn Trời Đất đã cho cha mẹ sống thọ. Tuổi thọ còn gọi là tuổi hạc vì hạc được coi là chim tiên sống rất lâu, rất thọ. Con cái cầu chúc cha mẹ sống lâu để có điều kiện báo hiếu:

 

"Một mai tuổi hạc càng cao, - Tấm lòng báo đáp biết sao cho vừa?

Phải nên khuya sớm phụng thừa - Hiếu nầy đối với ơn xưa vẹn toàn"

 

Tuổi hạc chính là giai đoạn cuối đời người mà ai ai cũng cần giữ cho tâm hồn thư thái, bỏ lại sau lưng tất cả những phiền muộn của bao nhiêu năm tháng lăn lộn với cuộc sống để lo miếng cơm, manh áo.

 

Bây giờ “tam đại đồng đường” rất hiếm nhưng không phải là không có. Ba thế hệ cùng sống quây quần dưới một mái nhà, ông bà, cha mẹ và cháu. Ông bà chăm lo săn sóc cháu với tình yêu thương, còn cháu cho ông bà sự ngây thơ, tươi mát của trẻ thơ, cha mẹ thì yên tâm đi làm việc. Câu ca dao xưa cần phải thay thế từ “giữ” bằng từ “vui” cho hợp hoàn cảnh này:

 

“Sinh con rồi mới sinh cha 

Sinh cháu “vui” nhà rồi mới sinh ông.”

 

Có con thì mới thành cha, có cháu thì mới lên bà lên ông, cháu là không những là sự tiếp nối mà còn là niềm vui của cả gia đình. Đây là mô hình khá lý tưởng cho các gia đình ở hải ngoại vì ông bà, ngoài sự săn sóc và tình thương, còn giúp cháu nói được tiếng mẹ đẻ , hiểu văn hoá dân tộc và bảo tồn gốc rễ nữa. Nếu không sống chung một nhà thì cũng nên mua hoặc mướn nhà ở gần con cháu để có điều kiện nương tựa lẫn nhau, người già không bị rơi vào cảnh cô đơn hụt hẩng, nếu một trong hai người lớn tuổi, ông hay bà, ra đi trước.

 

Nhìn lại quãng đời đã trải qua, chúng ta dường như chưa hề thực sự sống trong hiện tại bao giờ cả! Lúc còn trẻ, khi mới bước vào đời, chúng ta mơ ước về tương lai, sống cho tương lai. Khi thành đạt, đã có được cái này, cái nọ, thì chúng ta lại sống cho quá khứ! Nhỏ thì mong cho mau lớn, lớn thì mong cho nhỏ lại.

 

Tóm lại, chúng ta chưa biết sống trong giây phút hiện tại mà luôn luôn sống trong ảo mộng. Khi ý thức được những điều tầm thường đó, chúng ta sẽ trân quý thời gian còn lại, sống trọn vẹn, sâu sắc bây giờ và ở đây. Niềm vui tiềm ẩn, tản mát trong những sự việc vụn vặt của cuộc sống hằng ngày mà mình phải tự khám phá để thụ hưởng như sáng thức dậy, mà còn duỗi tay, duỗi chân, bước xuống giường được, thong thả đi pha một ly cà phê hay một bình trà uống, chào mừng buổi ban mai và cám ơn đời đã cho mình 24 giờ tinh khôi để không lỗi hẹn với sự sống:

 

"Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy 

Ta có thêm một ngày nữa để yêu thương".(Khalil Gibran)

 

Còn hạnh phúc nào to lớn hơn khi mình lớn tuổi mà trái tim, buồng phổi, tứ chi vẫn hoạt động tốt...Nếu mình không biết sung sướng hưởng thụ bây giờ, mà lại chờ đến khi những bộ phận đó có vấn đề rồi mới tiếc nuối thì đã muộn màng!

 

Mỗi người đều có đồng hồ sinh lý (horloge biologique) của riêng mình, không ai giống ai, cũng như chỉ tay của mỗi cá nhân vậy, cho nên không cần bắt chước ai, chỉ cần lắng nghe cơ thể (écouter son corps), rồi áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể tâm lý và sinh lý của mình, “đói ăn, mệt ngủ” mà thôi! (1)

 

Bữa kia, tôi có tham dự một buổi thuyết giảng ở một trung tâm thiền tập tại Paris, nhưng tôi lại có một cái răng mới nhổ còn khá đau, tôi quán chiếu nên nhận thấy là "răng đau" cũng có cái hay là mình không nói năng gì cả mà chỉ lắng nghe thôi, không sợ phạm khẩu nghiệp! Nhưng nhìn sâu hơn một chút, tôi chẳng buồn chi lắm vì một cái xe hơi sử dụng khoảng hơn chục năm còn bị hư bộ phận này, bộ phận kia, huống hồ mình đã sống quá ¾ ( ba phần tư)) thế kỷ rồi! Nếu có những cơ quan trong thân thể bị lão hoá thì cũng là việc đương nhiên, mình phải chấp nhận mà thôi! Tốt hơn mình nên lạc quan tự nhủ là tai kém nhạy bén để bớt nghe những điều chướng tai; mắt kém tinh anh để bớt thấy những điều gai mắt; đầu óc bớt sắc sảo, quên trước, quên sau... để từ từ quên đi những nỗi khổ, niềm đau hoặc nếu mất rất nhiều thì giờ mà tìm không ra vật mình muốn tìm, thì hãy mĩm cười tự an ủi "Các nhà bác học cũng mất thì giờ để tìm tòi như thế mà!", chỉ khác là họ tìm để "phát minh," còn mình tìm để "phát bực"....thôi thì đi nằm theo dõi hơi thở hoặc đi dạo chờ cho hết bực!

 

Tiền không phải là "tất cả" nhưng cũng không phải là "không là gì cả"; đừng quá coi trọng nó, cũng đừng quá so đo, nếu ta hiểu được "nó chỉ là thứ ngoại thân, khi chào đời không đem đến, khi chết cũng chẳng mang theo". Nếu cần làm việc thiện nguyện, bạn nên rộng mở hầu bao. Tiền vốn là con dao hai lưỡi, người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền, biết làm chủ đồng tiền mà không làm tôi tớ cho đồng tiền. (L'argent est un bon serviteur mais un mauvais maître). 

 

Cuộc sống tuổi già cần được phong phú đa dạng hóa, đi chơi với gia đình đã hạnh phúc rồi nhưng thêm vài bạn thân lại càng vui hơn … Đừng thụ động ngồi gậm nhấm, nhơi lại, nhơi lại quá khứ để chìm đắm trong biển sầu khổ, rồi trở thành chủ nhân đại lý “than”, thường xuyên khuyến mãi, bán lẻ cho một, hai người hoặc bán sỉ cho nhiều người, cho tập thể!(2) 

 

Than thở, thổ lộ được những gì bị dồn nén trong lòng thì tâm hồn sẽ nhẹ nhõm, thư thái, nhất là lại gặp người biết lắng nghe bằng tai lẫn con tim.Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng diễn đạt được nỗi khổ, niềm đau đó bằng một bài viết để chia sẻ cho mọi người thì lại càng hay hơn! Theo nghiên cứu của Bác Sĩ Ornish. khi bị căng thẳng tinh thần, cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu khó suy nghĩ, mạch máu trì trệ, mất sức đề kháng, dễ bị cảm cúm. Lạc quan là thuốc bổ mà chúng ta cần luôn luôn mang trong người, vì thế bạn đừng bao giờ bi quan nghĩ là mình già nuôi, yếu đuối,vụng về ... Nếu bạn đã cố gắng hết sức để làm một việc gì mà làm không nổi vì lực bất tòng tâm thì cứ “ mackeno” (3), coi đó như là một sự giải thoát!

 

Ði tập thể dục, tắm sauna, bơi lội, tập tài chi, học nhạc, học vẽ, học viết thư pháp...giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng về thể chất lẫn tinh thần và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn. 

 

Sinh, lão, bệnh, tử, là qui luật ở đời. Chính mình phải là người chủ động lựa chọn cách đi cho mình, sống sao cho ngay thẳng, không hổ thẹn với lương tâm, sống vui, sống đẹp, sống sâu sắc, sống trọn vẹn ... thì khi thần chết gọi, mình thanh thản an nhiên, tự tại ra đi:

 

«Một mai từ giã « cuộc chơi » (4) - Thong dong, thanh thản, mỉm cười ra đi!»

 

Gương người xưa và nay vẫn còn đó vì một khi đã quán triệt qui luật trên, họ chuẩn bị kỹ càng chuyến viễn du cuối cùng này nên mua quan tài trước, lo xây kim tỉnh sẵn hoặc mua bảo hiểm hậu sự (contrat-obsèque) hay làm giấy hiến xác ...như chúng ta bây giờ dự tính đi xa thường đặt mua trước giấy máy bay đó mà!

 

Tôi xin chia sẻ bài này với các thân hữu chẳng qua là tôi quán chiếu cuộc sống của mình và tham khảo thêm một số tài liệu rồi viết những dòng trên đây, giống như người mua được bột, đường, sữa đem nhồi nặn thành bánh bỏ vào lò nướng. Lúc ăn thấy hợp khẩu vị nên mời các bạn cùng thưởng thức "lấy thảo"!

 

Hoài Việt 

 

Ghi chú:

(1) trích trong bài "Cư trần lạc đạo" của vua Trần Nhân Tôn:

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên -Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên.

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên - Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền.

( 2) “than” ở đây là “than thở” không phải là than để nấu ăn. 

(3) “ mackeno” : mặc kệ nó

(4) theo một thiền sư, đời chỉ là một « cuộc chơi », còn duyên thì biểu hiện, hết duyên thì ẩn tàng

______________________________

bottom of page