

Cần xem tiết mục nào xin click vào Trang bài / webpage trong MENU dưới đây:
TRANG CHÍNH / HOME . BÀI MỚI ĐĂNG . SINH HOẠT HOUSTON, TX . ĐH XXIII-MARYLAND 2019 . ĐH XXII-SAN JOSE 2018 . ĐH XXI-HOUSTON 2017 . SINH HOẠT CANADA . SINH HOẠT ÚC CHÂU . CÁC ĐẶC SAN ĐH . SINH HOẠT BẮC - NAM CALI - SINH HOẠT VÙNG NEW ENGLAND - SINH HOẠT VIỆT NAM - TIN SINH HOẠT CÁC NƠI . GÓC SÂN TRƯỜNG NHÀ . VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT . VÒNG TAY NGHĨA TÌNH . CHIA BUỒN - CHUNG VUI . TÌM NGƯỜI - NHẮN TIN
TÁC GIẢ: Anh Tú, Cao Vị Khanh, Chân Diện Mục, Dương Hồng Thủy. Đan Quế Phong. Đoàn Xuân Thu. Đỗ Chiêu Đức. Đỗ Mỹ Thuật. Hoàng Thị Tố Lang. Hồ Nguyễn, Hồ Trung Thành, Hương Sơn Lê Khánh Duệ, Kim Quang, La Thanh Khải, La Tuấn Dzũng, Lê Cần Thơ , Lê Dung, ,Lê Trúc Khanh, Lương Liên Hoa, Lương Ngọc Thành, Mailoc, Mỹ Trinh, Ngô Thị Trường Xuân, Nguyên Nhung, Nguyễn Đấu Lộc, Nguyễn Hồng Tuyền, Nguyễn Như Hùng, Nguyễn Ngọc Tuyết, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thiên Long, Nguyễn Thị Thanh Dương, Nguyễn Trung Nam, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Vĩnh Long, Người Ô Môn, Phan Thượng Hải, Phạm Khắc Trí, Phạm Khắc Trí & Các Thi Hữu, Phạm Trinh Cát, Phương Hà, Phượng Trắng, Songquang, Thái Vĩnh Thụy Biên, Thanh Vũ, Trầm Vân, Trần Bang Thạch, Trần Bá Xử, Trần Cẩm Quỳnh Như, Trần Phù Thế, Trương Nhị Kiều, Võ Thị Bạch Nữ
.jpg)

THƠ VĂN
Võ Thị Bạch Nữ
CHS Đoàn Thị Điểm
Winnipeg, Canada
____________________

Đêm Halloween.
Thật là được đãi ngộ bởi thời tiết, Halloween năm nay trời ấm không tí gió, nhiệt độ khoảng mười độ C. Ngoài đường mới sáu giờ các em nhỏ lần lượt đi gỏ cửa nhà: " Trick or Treat".
Tôi cũng chuẩn bị dăm ba cây kẹo và cho hết trước khi đi bộ. Ra cửa với bọc kẹo trong tay tôi phát cho mấy em bé trên đường đi đến The Forks. Năm nay nhiều người dẫn con xin kẹo hơn mọi năm.
Trên đường nhà tôi có vài nhà trang trí pumpkins, người nộm, và đèn màu chớp ... Là một sự kiện khá lớn hội đủ nhiều lứa tuổi tham dự và cũng là dịp để vui chơi trên đường phố.
Hơn chục năm trước đây tôi thích xem phim kinh dị vào dịp Halloween, giờ thì không còn thích xem nữa. Lúc con còn bé thì dẫn con đi và tôi cũng hóa trang và vì bé người nên người ta cho kẹo luôn cả tôi. Nhớ lại giờ các con tôi đã là người trung niên và tôi thì ngồi nhà phát kẹo.
Năm nay các cửa hàng chắc tiêu thụ kẹo nhiều hơn mấy năm trước nhất là sau hai năm Covid vừa qua.
Đa số các gia đình dù có con nhỏ mừng Halloween hay không, họ đều tham gia bằng cách trang hoàng trước nhà hoặc ít nhất mở đèn sáng để ra hiệu cho người tham gia biết và gỏ cửa. Rất ít người không muốn tham gia thì họ tắt đèn tối và không trang trí nhà để ra hiệu cho trẻ khỏi gỏ cửa nhà họ. Tuy nhiên tôi thấy ông bạn hàng xóm mở đèn sáng choang và ngồi ngay cửa ra vô để chào đón các trẻ em đi " Trick or Treat".
Vừa đọc tin bên Hàn Quốc vì tham gia Halloween mà hàng trăm người mất mạng, bên Ấn Độ thì sập cầu treo 143 tuổi vừa sửa xong mới mở lại, cũng thiệt mạng hơn trăm người và chín người tình nghi bị bắt. Thật là khó hiểu? Lễ hội ma quỉ chăng? Ở Phillipine thì đang bão hơn trăm người thiệt mạng.
Tin mới nhất ở thành phố tôi ở thì có hơn trăm thanh niên mở Halloween party tối thứ bảy, khoảng trăm thanh niên uống rượu say xỉn, cảnh sát tới can thiệp thì bị nhóm trẻ say xỉn tấn công, phá xe cảnh sát. Thật là không thể tưởng tượng nỗi.
Mọi người không còn làm cho những hồn ma lẫn lộn vì trang phục hóa trang của con người nữa mà là hồn ma đã thật sự thăm viếng và rũ rê con người cùng về thế giới của họ đang ngự trị rồi. Thật là đáng sợ quá.
Nếu có chơi thì chơi trong an bình và lành mạnh, đúng nghĩa của hóa trang lễ hội Halloween là để làm ma quỉ lẫn lộn mà không làm hại con người như được tin tưởng bởi truyền thống của lễ hội vậy.
Winnipeg, 31-Oct-2022
Bạch Nữ
___________________________
Cần xem tiết mục nào xin click vào Trang bài / webpage trong MENU dưới đây:
SINH HOẠT HOUSTON
ĐH XXI-HOUSTON 2017 SINH HOẠT CANADA
GÓC SÂN TRƯỜNG NHÀ VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VÒNG TAY NGHĨA TÌNH
TÁC GIẢ:

Thu lại đến hững hờ và yên lặng. Mùa Thu năm nay Autumnal Equinox rơi vào ngày 22-9-2022 lúc 9:04 tối. Dấu hiệu đầu tiên là màu trời với ba màu đỏ, vàng và cam rực rỡ vài buổi chiều về.
Mặt nước sông yên như gương phản chiếu những ánh đèn màu và rõ nét như in.
Đêm nay đi dạo dọc bờ sông không có tí gió. Trời yên, lòng người cũng yên khi nhìn ngắm cảnh vật như đọng lại, giao hoà giữa thiên nhiên và con người.
Mùa Thu có những ngày yên ả, cũng có những ngày gió mạnh luồn qua những ngõ ngách và hơi lạnh nhen nhúm trong các kẻ hở. Gió mạnh làm lá rơi và cành cây trơ lá, cây chịu đựng suốt mùa Đông dài lạnh giá. Sau hôm nay, ngày và đêm sẽ bằng nhau mười hai tiếng. Trăng mùa gặt (Harvest Moon) sẽ lên sớm hơn như giúp những nông dân gặt hái mùa vụ cho kịp Đông. Mùa của bí đỏ, của hoa cúc vàng (Chrysanthemum) và hoa Cúc tua (Aster) bắt đầu nở rộ.
Lá cây vàng và đỏ chen nhau tạo thành một bức tranh lộng lẫy giữa trời xanh cao và mây trôi lãng đãng. Năm nay mùa Thu đến có vẻ sớm hơn vì lá vàng sớm và hơi lạnh xuống nhanh hơn mọi năm. Ra đường không biết phải mặc gì cho phù hợp vì nhiệt độ thay đổi bất chợt. Trời mát nhưng nhiệt độ thấp hơn mùa Thu qua, nghiêng về lạnh hơn. Vì thế, áo khoát ngoài luôn cần mang theo khi ra đường.
Các chú ngỗng trời vẫn còn tung tăng trên sông và tụ họp trên những cánh đồng cỏ xanh mướt. Thu năm nay đến êm đềm, các cây lá vàng, lá đỏ, gió ít nên còn đọng lại trên cây đều và đẹp.
Chụp ảnh các sắc màu như tranh vẽ. Ôi đẹp. Phía Đông Canada có tiếng có mùa Thu đẹp với nhiều cây phong, lá đỏ chen trội giữa những cây lá vàng. Nơi tôi ở thì ngoại ô thành phố màu sắc rõ nét hơn, lá vàng nhạt, lá vàng đậm và lá đỏ thay nhau khoe sắc thắm. Dọc bờ sông gần nhà tôi lá vàng nhiều đọng trên cành rung rinh trong làn gío thoảng. Thu đến hằng năm mà tôi cảm nhận mỗi mùa thu khác nhau lắm. Cũng có lá vàng, lá cam, lá đỏ, cũng có mây trắng bay lãng đãng, cũng có gió lay cành và lạnh hơn. Sao mà cảm giác dạt dào lan man có khác.
Winnipeg, 22-Sept-2022
Bach Nu Vo


Ngày này hai năm trước tôi đi chụp ảnh mùa Thu ở Bird Hill. Năm đó trời cũng như sắp mưa nhưng lại không, năm nay cũng thế. Thuyết ba giờ của tôi lại được lập lại. Rời nhà khoảng ba giờ tôi thẳng hướng Bắc đi Bird Hill. Giờ cao điểm nên hơi bị kẹt xe cho tới ranh giới của thành phố.
Trên đường có một chú chim đứng khóc bạn bị chiếc xe nào đó vô tình cán chết. Chú chim có lông màu trắng sọc đen, đuôi dài đẹp mà tôi từng thấy một cặp ở gần phòng lab tôi làm nhưng không thể chụp hình vì chúng nhát quá, không tiến gần được. Bây giờ thấy một con đứng bên lề đường nhìn xác bạn mà ngẫn ngơ đau xót. Tôi thì không thể dừng xe vì ở giữa highway. Nhìn mà thương cảm cho loài vật cũng có những tính đồng cảm như loài người chúng ta. Thương cảm cho chú chim vừa mất bạn, chả chú cũng buồn như chúng ta mất người thân.
Chúng tôi thẳng hướng Bắc, khoảng nửa tiếng lái xe thì thấy cảnh sắc mùa Thu hai bên highway càng rõ nét, vàng cả khung đường. Càng vào khuôn viên công viên hai bên đường cây lá vàng ánh lên dưới ánh nắng trông rất ấm áp và sắc vàng vui . Cũng mười phút chúng tôi mới vào sâu bên trong, vừa đậu xe thì có vài giọt mưa lấm tấm trên cửa xe. Ngồi trong xe uống trà và chờ đợi cùng lúc ngắm lá vàng rực rỡ trong chiều. Thật đẹp.
Đường đến công viên rực lá vàng.
Thiên thai mộng, thực chốn trần gian.
Chưa đầy mười phút thì không còn mưa nữa tôi lấy máy ra chụp vài cảnh và đi bộ dọc bờ hồ giờ đã cạn tận đáy. Vài nhóm người tụ họp nổi lữa, mũi cùi thơm lừng trong không khí. Họ nướng thịt và dùng bữa chiều yên ả nơi thanh tịnh của rừng cây. Trời không mưa nhưng hơi ảm đạm vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của rừng cây với lá vàng rực rỡ. Năm nay chẳng hiểu vì sao lá đỏ hơi ít.
Một năm có bốn mùa và mùa Thu vẫn là mùa mà tôi thấy đẹp nhất, viết về Thu nhiều nhất, mỗi năm mỗi cảm nhận khác nhau, mới mẽ và nhẹ nhàng. Vẫn là mùa mà tôi cảm nhận một cách đầy đặn về cảm xúc nhất. Vẻ đẹp thiên nhiên huyền bí, tươi vui với màu sắc lạc quan nhưng mềm mỏng. Cái cảm giác mát mẻ sau mùa Hè nóng nực. Màu ấm áp hài hoà và dịu mắt người nhìn của lá vàng, lá cam và lá đỏ. Và độc đáo nhất là tiếng giòn của lá dưới chân. Chúng tôi làm giật mình hai chú nai đang gặm cỏ chạy đi vào bụi rậm.
Mùa gặt (Harvest) sắp kết thúc khi vầng trăng Thu tròn (Harvest Moon) dần dần thay thế với hơi lạnh của cuối Thu và Đông lại thập thò bên song cửa.Màu xanh của lá biến đi và rơi rụng nhường chỗ cho cành cây khoe dáng. Lá rơi như một hiện tượng phức tạp, đẹp và rực rỡ với sắc màu. Mưa nhiều trong tháng chín và nhiệt độ lạnh khiến cây mất phosphorus biến lá thành màu vàng cao sang quí phái để chúng ta chiêm ngưỡng. Những chú sóc tha mồi về cất giữ cho mùa Đông bận rộn chạy lên xuống thân cây. Các chú chim gỏ kiến làm những chiếc lỗ hỗng trên thân cây để dành chứa những hạt chuẩn bị cho Đông về. Cây cỏ ngừng sản xuất trái và chuẩn bị ngũ một giấc dài. Thiên nhiên quả thật ưu đãi loài người trong phong cách hấp dẫn và đam mê.
Sau vài giờ lang thang trong rừng cây chúng tôi ra về trước khi trời tắt nắng. Ngày vui với rừng cây, lá vàng Thu đầy đặn cảm giác thoả mãn cho một ngày nghĩ xứng đáng. Yên lành, thoáng khí đẩy lùi những độc hại của đời thường. Chúng tôi về đến nhà lúc sáu giờ và dùng cơm chiều trong sự hoan hỉ, thoả dạ. Ngày mai đang chờ đợi chúng tôi. Tôi còn nghỉ thêm được một ngày vì tôi làm việc ngày chủ nhật. Ngày mai tôi sẽ trở lại Fortwhyte Alive để thăm rừng cây Asper nơi đó.
Winnipeg, 4:31 12-Oct-2022
Bach Nu

Hai chú mèo nhà tôi sắp được 16 tuổi rồi. Hai bé chậm hơn lúc trước, ăn ít đi. Tôi để ý khi thấy hai bé người như nhỏ lại cũng như chúng ta khi lớn tuổi thì bị thun nhỏ hơn khi trẻ. Tham khảo trên google thì cho rằng tuổi thọ của các mèo nói chung là 15-20 năm tuỳ theo giống. Pashoutan sanh tháng 8-2008, Isis sanh tháng 11-2008. Với tuổi mèo thì hai bé ở tuổi già. Thấy thương quá, không biết hai bé sống với chúng tôi tới lúc nào?
Pashoutan lai giữa Himalayan Persian và Simese. Mẹ Isis là black Simese, Bố thì không biết giống gì. Pashoutan có bộ lông dài màu chocolate, mắt xanh và rất trung thành với chúng tôi, không thích người lạ chỉ thích giữ của. Pashoutan giữ khoảng cách kính trọng với chúng tôi và chuộng sự yên ả, không thích tiếng động hay bị quấy rầy. Isis thì ngược lại thích được chú ý, luôn dành ăn với Pashoutan, và không hay chào đón chúng tôi như Pashoutan. Isis rất hiền và chưa bao giờ biết cắn hay cào cấu ai. Isis có bộ lông ngắn màu trắng có đốm đen, thông minh và rất năng động.
Hai bé là thành viên của gia đình và cũng nguồn an ủi của chúng tôi khi chúng tôi gặp chuyện không vừa ý trong cuộc sống. Mỗi ngày đi làm về mệt hay có bị bực bội bên ngoài, thấy chúng vô tư và yêu thương mình cũng làm mình quên đi những muộn phiền đời sống. Thật không ngỡ ngàng chút nào khi có những người để cả tài sản cho mèo, chó của mình và cung cấp người chăm sóc chúng khi họ qua đời. Đôi khi trong đời sống thú cưng như mèo chó là những nguồn an ủi vô vụ lợi và chúng chỉ có chủ nhân là duy nhất. Ngoài chúng ta ra chúng không có ai bên cạnh. Người và vật sống bên nhau như bạn đồng hành mà không có sự sợ hãi hay hoang mang về những liên hệ, lỡ lời, chơi khăm với nhau trong đời sống. Cũng không cần phải thăm dò nét mặt để tươi cười hay phải tránh xa. Ôi đời là thế.
Chúng tôi thấy yên lòng biết bao khi ôm chúng vào lòng mà cảm được sự thương yêu từ chúng. Phải nói là có cái duyên tao ngộ dù người hay thú vật. Chúng càng gần ta, chúng hiểu ta, cũng lo lắng hoang mang khi chúng tôi bị bệnh như những người thân. Pashoutan luôn nhắc nhỡ tôi khi tôi thức quá 11:00 khuya, bé kêu mãi và ngồi dưới chân ghế cho đến khi tôi đi ngủ. Sáng thì kêu anh xã tôi dậy cho chúng ăn mà để tôi ngủ yên. Isis chỉ đi ngủ khi tôi tắt đèn. Mỗi khi tôi bị ho chúng nhìn vào mặt với đôi mắt hoang mang. Khi anh xã tôi chữa trị ung thư chúng luôn nằm bên nách hoặc ôm chặt chân mà ngủ, khi nghe tiếng rên khẽ chúng lên tiếng như hỏi thăm.
Cho dù có nhiều người xem chúng như thú bình thường nhưng chúng tôi thấy chúng có mức thông minh để có thể hiểu và làm hài lòng chúng ta. Tôi thương và cảm thấy có được nguồn an ủi từ hai chú mèo của chúng tôi, mặc dù từ nhỏ tôi thích chó hơn. Trên thế giới có năm bạn mèo sống trên 30 năm tuổi, trong đó có hai con sống 38 tuổi, một con 36 tuổi và hai con sống 34 tuổi, đã chiếm record sống thọ nhất. Hy vọng hai chú mèo nhà tôi cũng sống lâu với chúng tôi như thế.
Winnipeg, 19-Apr-2022
Bach Nu Vo
_____________________
MÙI THƠM NỒNG THUỞ ẤY
. Võ Thị Bạch Nữ

Vào mùa Đông nước sông Hồng đóng băng dày. Thành phố tạo thành đường trượt băng dài nhất trong các tỉnh bang Canada cho dân chúng chơi qua mùa Đông. Song song với đường trượt băng có đường dành riêng cho người đi bộ. Có nhiều trạm trú lạnh và những lò củi đốt để dân trượt băng nghỉ mệt và để sưởi ấm khi bị lạnh dọc bên đường trượt băng.
Đa số dân Việt chúng ta nhất là ở tuổi ngoài năm mươi, ít muốn ra ngoài dưới cái lạnh cắt da. Dù là ở bao nhiêu năm cũng không quen được thời tiết lạnh lẽo nơi này. Còn tôi vì nhớ cái mùi củi đốt mà cứ thích lặn lội ra ngoài. Tôi thương cái mùi củi đốt ấy. Cái mùi quê hương, mùi bà Nội tôi nấu cơm hàng ngày. Mùi thơm của khói củi, của ruộng vườn. Mùi quê tôi. Mỗi lần đi dạo tôi đều dừng lại cạnh lò đốt để hít cái mùi thương nhớ ấy vào buồng phổi, giữ trong khối óc, thấm vào trong huyết quản tôi như thúc dục tôi về. Về thăm quê đi!
Mùi củi đốt ở Canada có hơi khác mùi củi của quê nhà nhưng cũng đủ để tôi yêu, tôi nhớ cảnh quê nhà mộc mạc. Củi đốt ở đây lấy từ cây thông trong rừng thông. Xứ sở Canada nhiều rừng thông bạt ngàn. Mùi thơm củi đốt còn đậm đà hơn khi có những trái thông khô. Mùi trái thông sao mà thơm lạ lùng !
Ảnh chụp: Sưởi ấm trên sông tại The Forks, Winnipeg. Bạch Nữ.
Tôi có dịp viếng nhà của một triệu phú người Canada, cư ngụ ngay trong một làng Pháp nhỏ, cách thành phố Winnipeg khoảng bốn tiếng lái xe, nơi mà chúng tôi sinh sống hơn mười năm trời. Ông ấy có thói quen uống rượu vang mỗi bữa ăn tối. Những nút gỗ của chai rượu vang ông đều giữ lại để dành cho mùa Đông, đốt dặm thêm vào lò sưởi. Mùi nhựa thông hòa lẫn với mùi ủ rượu vang lâu năm. Ôi sao mà nó thơm tuyệt thế !
Lò sưởi trên lối đi ở công viên The Forks. Bạch Nữ
Khác với quê mình củi đốt từ cây so đũa, cây gòn, cây điên điển, ổi, bần, dừa, có cây gì dùng cây nấy. Khi đốt mỗi loại có cái mùi rất đặc trưng không tả được. Bởi tôi cứ nhớ cái mùi trong tâm tưởng như thật mà không thấy được. Giống như quê Nội tôi, còn đâu cái nhà hình chữ L của bà tôi. Đâu là bến đò Võ Văn Sửu của chợ Rạch Bần, con đò ngang qua nhánh dòng sông Hậu. Ngày xưa tôi quá giang qua sông để đi bộ về vườn bà Nội, đi qua nhiều chiếc cầu khỉ lắc lư, gập ghềnh. Dọc đường những bụi nhãn lòng chín vàng khoe mình cho tôi hái. Buổi chiều vàng khói nhà nhà bay quyện với mây trời. Mùi củi đốt lan khắp xóm làng quê Nội tôi.
Còn đâu những bụi dừa nước mọc sát lòng sông. Còn đâu những ngày các em họ tôi và tôi chèo xuồng đi chặt những quầy dừa nước trĩu nặng, đem về chén chị chén em. Đâu còn những cây bần mọc sát bờ rạch nhỏ để những buổi trưa hè hái bần chấm muối ớt nhâm nhi hít hà. Hay là những trưa hái chùm ruột, hái me giằm nước mắm đường.
Tôi còn nhớ lúc nhỏ tôi trèo cây khá thạo. Có những buổi trưa tôi làm muối ớt gói trong lá chuối bỏ vô túi áo. Trèo lên cây chùm ruột tôi ngồi đong đưa trên cành cây, hái trái nào chấm muối ăn ngay trên cành. Vừa ngắm mây trời, vừa thưởng thức, vừa hát, và cao hứng rung cây. Cành cây chùm ruột giòn, gảy lìa vì tôi rung quá mạnh. Tôi rơi từ trên cành cao xuống đất, cánh tay phải bị lìa khỏi khớp. Báo hại chú tôi cõng tôi, xuyên bao nhiêu cầu khỉ, vượt bao nhiêu ruộng lúa đi sửa khớp cho tôi. Bây giờ nhắc lại con nhớ chú thật nhiều.
Còn đâu những hàng cây trôm ( Sterculia foetida) cao ngút trời mà chúng tôi khứa thân cây chờ mủ chảy ra, lấy mủ trôm ngâm nước nở ra làm nước mát uống cho hả cơn nóng bức. Còn đâu những cây dừa trái từng quầy trĩu nặng. Những buổi chiều nằm vắt vẻo trên cây, ăn ổi chờ cơm, vừa nhìn khói cơm nhà bà xuyên mái lá thoát ra uốn éo nhập với mây trời.
Nhớ những buổi trưa mắc võng giữa hai cây xoài ngủ giữa hoa đồng cỏ nội. Nhớ bụi mía sau hè dọc hàng cây mận. Nhớ cả cây mù u, cây bình bát trồng nằm vắt ngang hầm cá cho bầy gà tây đậu ngủ. Kể cả những lúc xua gà tây rượt trẻ hàng xóm đùa chơi. Nhặt từng trái Lê Ki Ma rụng hoặc những nải chuối con, đem cho heo ăn chóng lớn. Đến đêm về ăn khoai lang luộc kể chuyện đời xưa, mùi củi thơm lan tỏa khắp nhà. Hay những đêm mưa ngồi ăn bắp luộc quay quần bên ngọn đèn dầu leo lét mà tràn ngập tiếng cười.
Nhớ những lúc bị say vì ăn nhiều ô môi, lại nhớ chơi búng hạt ô môi với các anh em trong họ. Khi búng thua mất hết hạt ô môi hoặc bị búng tay đau điếng. Còn nhớ có lần tôi suýt chết vì leo cây hái khế. Có con rắn lục màu xanh như lá khế đang nằm ngủ bị tôi phá đám, ngóc đầu phùng mang lên. Tôi kịp thấy, giật mình buông tay rơi tòm xuống đất thoát chết nhưng ê ẩm hoảng hồn. Từ đó về sau không dám bén mảng tới cây khế nữa.
Ngày ngày mùi củi nấu quê nhà thâm nhập vào tôi như mùi hương cần thiết. Nhớ quê nhà như nhớ lại tuổi thơ sống bình yên bên cạnh bà và mùi củi thơm nồng dạt dào trong tôi như một bản tình ca quê hương muôn thuở. Bây giờ nhờ mùi củi đốt sưởi mùa Đông nơi xứ người, tôi nhớ lại hương vị của mùi củi đốt năm nào, mùi thơm nồng đậm nét quê tôi nay vẫn còn đậm đà trong tâm tưởng.
Winnipeg, 2:30 Sáng. 15-Mar-2019.
Bạch Nữ



Trong đêm vắng!
Trong đêm vắng
Tôi ngồi bên cửa sổ
Nhìn xuống vườn hoa
Lờ mờ dưới ánh trăng
Từng cụm hoa nở vàng dưới trời trăng tỏ.
Tôi thở nhẹ
Nhìn khóm cúc vàng, đang khoe mình
Thu đến rồi bên trời
Tôi ngồi đây trong đêm tối
Như trông chờ sự diệu kỳ
Của ngọt dịu thuở ban đầu
Của tình yêu đã qua thời thơ mộng.
Những giọt sương đêm
Thấm lạnh bờ vai nhỏ
Sương lạnh
Tôi nhìn quanh
Tôi thấy bóng mình
Trong đêm tối
Như hình dáng của ngày xưa
Cô thiếu nữ với nhiều mơ ước
Yêu sự dịu dàng, trìu mến
Với những mộng mơ
Với những tơ tưởng trông chờ
Những sắc màu nhân thế.
Trong đêm tối
Tôi nhìn tôi rõ lắm
Những giọt sương đêm, ẩm lạnh bờ vai
Giọt sương không to, không nặng hạt
Nhưng len lõi
Không đẩm ướt như mưa dầm tháng hạ
Mà thấm dần
Đủ làm tươi ngọn cỏ non.
Trong đêm tối
Tôi thấy rõ vạn vật
Không mờ ảo
Không mộng mị thần tiên
không mơ ước
Tôi nhìn tôi trong đêm tối
Thấy rõ tôi như một bóng lạc loài
Con bướm vàng bay lượn
Giữa không gian
Bướm và tôi
Cùng là thân lạc loài
Giữa rừng hoa yêu kiều
Rất mỹ miều và ẻo lã
Đang mĩm cừơi khoe sắc thắm.
Winnipeg, 4:15 Sáng 18-09-2019
Ảnh chụp : Bướm vờn hoa.
Bạch Nữ
___________________________

Má Tròn Trăm Tuổi
Mùng một tháng bảy năm nay 2020 là ngày Má tròn trăm tuổi. Từ năm ngoái các con có dự định làm một tiệc
mừng sinh nhật Má trăm tuổi.
Chị Hai ở Pháp, cô em ở Ý và cô em Út bên Toronto sẽ về chung vui mừng sinh nhật Má. Tuy trong giấy Má
sinh ngày mùng một tháng bảy nhưng các con muốn tổ chức ngày Đức Mẹ Lên Trời rơi vào giữa tháng tám vì
thánh bổn mạng của Má. Covid làm hỏng kế hoạch của các con muốn làm ngạc nhiên cho Má.
Bản thân Má thì chẳng nghĩ gì về ngày sinh nhật của mình miễn hàng ngày có thể thấy các con. Mỗi lần gặp,
Má đều nói Má đã dọn mình để ra đi bất cứ lúc nào Chúa gọi. Các con của Má bây giờ là những người cao
tuổi. Sống thọ là một điều tốt, là điều mà mọi người hằng mong ước. Nhưng sống bao lâu thì không ai biết
được.
Tôi ngưỡng mộ biết mấy khi thấy gia đình những người cao tuổi vẫn còn mẹ để thăm nom, để được bị rầy như anh xã của tôi. Hình như anh cố tình để Má rầy để cho Má có ý nghĩ rằng Má vẫn còn quyền chỉ bảo cho dù anh đã bảy mươi tuổi. Lúc này vì Covid chúng tôi không thể thăm Má hằng ngày như thường lệ, chỉ có cô em làm việc ngay trong viện được thăm viếng. Đó là hồng phúc của cô ấy.Cả cuộc đời Má lo lắng chăm sóc các
con, chúng con hãnh diện và cảm thấy mình có rất nhiều hồng phúc mới được là con của Má. Má có nhiều
người con, mỗi đứa con trong lòng Má là một viên ngọc khác màu mà Má luôn muốn giữ trong những món nữ trang của Má, trang trí và cho Má làm đời thêm đẹp. Năm nay Má trăm tuổi các con khát khao được thăm và mong muốn tổ chức sinh nhật mừng Má tròn trăm tuổi. Bị giới hạn bởi dịch bệnh không thể thăm viếng Má, chúng con luôn cầu nguyện Má sống với các con và các cháu thêm nhiều năm nữa để được nghe Má rầy và Má kể chuyện xưa.
Winnipeg, 20-Aug-2020
Bach Nu Vo


Nơi tôi đã đi qua
Sau khi ông xã tôi tốt nghiệp đại học và nhận được việc làm nơi vùng quê. Chúng tôi rời Winnipeg di về vùng quê phía Tây Nam của tỉnh bang Manitoba sát ranh giới của bang Saskatchewan. Là dân thành phố, chưa khi nào tôi sống ở một nơi nhỏ như vậy. Dân số chỉ độ ba trăm năm mươi đầu người, năm mươi phần trăm là người lai Pháp. Hơn ba mươi phần trăm là người Pháp tuyền từ Pháp tới đây lập nghiệp. Phần còn lại là các sắc dân đã đến Canada lâu đời. Từ năm 1986, chúng tôi là gia đình Việt nam đầu tiên đến nơi này. Vì là làng Pháp dân chúng thích nói tiếng Pháp mặc dù ai cũng biết tiếng Anh.
Saint Lazare nằm trong lòng thung lũng của hai dòng sông Assiniboine và Qu’appelle, xung quanh bao bọc bởi những ngọn đồi. Cảnh sắc rất đẹp và yên ả, lâu lâu có tiếng xe lửa chạy xuyên qua làng. Saint Lazare cách di tích lịch sử, Fort Ellice, khoảng năm ki lô mét về phía Bắc. Ngày xưa là nơi buôn bán trao đổi da thú giữa người bản xứ, người Anh và người Pháp.
Trên đường lộ lớn vào làng là một đường đồi dốc cao và cong, bên cạnh là ngọn đồi có một thánh giá to vươn lên giữa trời. Ai vào làng đều phải qua con đường dốc có thánh giá này. Nhà thờ công giáo được xây trên con đường chính của làng. Hầu hết dân làng là người thiên chúa giáo. Có tu viện Presentation De Marie (Đức Mẹ Dâng Mình) của các soeur xây cất rất lâu đời.
Làng có một trường Pháp dạy từ mẫu giáo tới lớp mười hai, nơi mà ông xã tôi làm việc suốt mười chín năm ròng rã. Trường học xây kế bên tu viện. Hiệu trưởng là một soeur trung niên.
Tôi chỉ ở mười năm, rồi dọn về Winnipeg với các con cho tiện việc học và làm việc. Ông xã tôi đi về thăm nhà hàng tuần vào chiều thứ sáu và ra đi vào chiều chủ nhật. Cho tới khi năm mươi lăm tuổi thì đủ tuổi về hưu và về Winnipeg với chúng tôi.
Trong mười năm ở Saint Lazare tôi không có việc gì làm, chỉ ở nhà học hàm thụ ở Đại học Manitoba. Công việc hàng ngày của tôi, thức dậy lúc năm giờ sáng làm bánh mì tới bảy giờ rưỡi nướng bánh mì. Ban ngày học và làm bài gởi đi cho đại học mỗi tuần bằng bưu điện vì khi ấy chưa có internet, nghe giảng bài qua điện thoại. Cuối khóa thì về Winnipeg để thi.
Mùa Xuân ở Saint Lazare có hoa Crocus nở sớm nhất khi vẫn còn tuyết phủ. Hoa này vượt xuyên qua lớp tuyết mỏng đang tan để nhận được ánh mặt trời và là hoa đầu tiên nở sau mùa đông dài lạnh gía. Hoa Crocus cũng là hoa đại diện cho tỉnh bang Manitoba. Hoa mang ý nghĩa của sự vui tươi và trẻ trung.
Sau hoa Crocus nở là những buị hẹ dại (Wild onion) mọc trên sườn đồi. Hẹ này rất giống hẹ Việt nam, cọng dẹp, dài khoảng hơn gang tay. Dân làng dạy tôi đi hái hẹ, hái trái Saskatoon trong rừng. Họ dạy tôi ăn lá Bồ Công Anh trộn salad, lấy hoa phơi khô làm trà và đào rễ rồi xấy khô nấu uống hoặc xây nhuyễn pha uống như decafinated cà phê , cây nầy mọc khắp nơi. Sau này tôi còn chế biến thêm như Bồ Công Anh xào tỏi hoặc luộc ăn vì biết có rất nhiều chất sắt và vitamin B12. Lá có vị nhẫn như cải cresson.
Phần tôi thì đi hái rau dền dại mọc đầy nhưng không ai biết ăn. Nơi tôi ở không có chợ Việt nên
những lá hẹ, dền dại cũng làm tôi đỡ nhớ rau Việt. Đôi ba tháng tôi đi về Winnipeg một lần để mua những gia dụng Á châu. Mấy năm sau tôi đặt hàng qua phone để họ gởi đến cho tôi, dĩ nhiên gía cả mắc hơn cộng thêm tiền cước phí.
Mùa Hè gia đình chúng tôi đi chơi vòng quanh các công viên liên bang như Duck Mountain, Riding Mountain hoặc lái xe đi chơi tiểu bang kế bên. Manitoba là đồng bằng nên cảnh sắc rất đồng điệu không được đẹp như các tỉnh bang phía Đông có Hopewell Rocks ở Bay of Fundy in New Brunswik, hay Gros Morne National Park ở New Foundland và Labrador, Niagrara Fall ở Ontario. Hoặc là Phía Tây của Canada như Alberta có hồ Louis ở Banff và Jasper National Parks, hay Victoria của British Columbia. Canada là một xứ sở đẹp và thanh bình.
Manitoba có nhiều hồ, cá to và sạch, có nhiều công viên với nhiều thú rừng hoang dã như nai, trâu rừng, bò rừng, gấu. Môn thể thao mùa Đông như trượt băng trên sông Hồng hoặc chơi hockey. Tôi thích ở đây vì thành phố Winnipeg không qúa to lớn như Toronto hay Vancouver mà lớn đủ để có những sinh hoạt cần thiết nhưng không xô bồ vì qúa đông đảo.
Thú vị nhất ở Saint Lazare là đầu tháng bảy chúng tôi vào rừng hái trái Saskatoon berries. Một loại trái mọc hoang trong rừng hơi giống trái sim rừng ở Phú Quốc nước ta. Trái berries này rất giống blueberries chỉ khác vị và có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng tôi ăn sống hoặc làm sirop để ăn với pancakes, crêpe, hay làm Saskatoon pies.
Saskatoon Berries by Bạch Nữ
Cực nhất là chúng tôi ở làng nhỏ nhưng không có xe trong mấy năm đầu nên ít khi đi đâu, mãi tới 1991 chúng tôi mới mua xe. Trong làng có tiệm bán thực phẩm, có garage sửa xe, có hotel, nhà hàng, tiệm bán bàn, ghế, tủ. Làng tuy nhỏ nhưng có đầy đủ loại business cung cấp cho các làng nhỏ xung quanh. Dân làng sống bằng nghề khai thác mỏ potash gần bên. Làng sản xuất và cung cấp những máy móc cho nông nghiệp.
Trong làng có một triệu phú gốc Pháp, dòng họ ông làm chủ hầu hết những business lớn nhỏ. Ông chuyên sản xuất thép và làm các dụng cụ nông nghiệp cho nhiều nơi ở Bắc Mỹ. Năm ông mất gia đình ông đã tổ chức đấu giá cho dàn xe hơi cỗ của ông. Những nhà sản xuất phim ở Hollywood qua dự đấu giá. Họ phải cắm trại ngoài trời để đấu giá suốt cả tuần lễ, mua lại dàn xe cỗ của ông để làm phim.
Mỗi mùa Noel vì không có người thân nên chúng tôi làm cái bánh, nấu cơm chiều đặc biệt hơn, ăn xong chúng tôi mặc thật ấm đi dạo quanh làng sau thánh lễ dưới bầu trời đầy tuyết rơi. Nhà nhà đều có Réveillons quây quần bên bàn ăn trong nhà ấm cúng. Chúng tôi kéo con gái tôi trên chiếc sleigh, trượt trên tuyết dày đi nhìn thiên hạ đón Noel. Cũng có những đồng nghiệp của chồng tôi mời nhưng chúng tôi từ chối vì đối với dân Canada, Noel là ngày của gia đình nên mình tránh.
Giờ nhìn lại qúa trình sinh sống, mới thấy rằng thời gian ở nơi quê yên ả trong lành và thân thiện vì ai cũng biết ai. Sống không qúa gần gũi nhưng sự tương trợ thì không cần phải hỏi hoặc nhờ. Tính bộc trực và tốt bụng của dân làng khó có thể tìm được ở những nơi thành phố nhộn nhịp.
Tháng bảy này chúng tôi định làm một chuyến thăm viếng lại nơi mà mình đã có một thời gian dài sinh sống, đã nuôi lớn các con tôi và đã tôi luyện nuôi dưỡng tâm tình tôi.
Chúng tôi thầm cám ơn những người bạn khác giống nhưng tốt bụng đã dung dưỡng chúng tôi như những người thân gần gũi, không chút tị hiềm, nâng đỡ quí trọng chúng tôi như một người công dân Canada chính gốc. Những người đã cho chúng tôi cơ hội làm lại cuộc đời khá hoàn mỹ theo cái nhìn của chúng tôi.




Hoa Hồng Dại ở rừng St. Lazare.
Ảnh : Bạch Nữ
Winnipeg, 18-Apr-2019.
Bạch Nữ.


Lời thật, chuyện thật nhân tháng từ mẫu nhớ về người Mẹ!
Tháng Từ Mẫu!
Ngày này năm rồi, anh con trai vào thăm Mẹ nơi viện dưỡng lão. Trên chiếc ghế đặt cạnh cái giường đơn cô độc, Bà ngồi hàng ngày như in trên mặt ghế dấu ấn của riêng mình. Đời sống trong viện bình yên đến buồn.
Bà hàng ngày chỉ có chờ đợi các con vào để kể chuyện xưa. Nhờ lòng tin mạnh mẽ và tính lạc quan, Bà hội nhập và sống rất vui trong viện và con trai Bà sau giờ làm việc hàng ngày viếng thăm và trò chuyện cùng Bà. Cũng có cô con gái làm trong viện, thăm viếng Bà thường xuyên.
Các con Bà người còn đi làm, kẻ bận vì con cái gia đình công việc, chỉ có anh con trai lớn, nhà gần nên vào hầu như mỗi ngày để Bà có dịp mắng về cái quần, cái áo, cái tóc và hỏi ba chuyện thế gian.
Sau ngày Covid hoành hành nên vợ chồng con trai lớn không được tự do ra vào nữa, Bà buồn không hiểu nguyên do vì cách ly với thế giới bên ngoài đã lâu. Càng không thể tin được cái con Covid đã ngăn Bà gặp gỡ các con. Bà bảo: ”Bỏ cái con Covid gì đó vào trong hộp đem vào cho Má xem cho biết mặt thế nào!“.
Thỉnh thoảng Bà nhờ cô y tá dễ thương và tốt bụng gọi về cho con trai vòi tí cho có chuyện. Bà chỉ sợ bệnh ung thư của con trai Bà tái phát mà dấu vì sợ Bà lo. Mỗi lần nghe tiếng con trai, Bà vui vẻ hỏi đủ thứ chuyện và nhắc cô con dâu đừng quên làm bánh tặng các nhân viên trong nhà dưỡng lão.
Với số tuổi 100 Bà minh mẫn, trí nhớ tuyệt vời Bà nhắc con trai: “Cho Má tiền sữa nhe” rất đúng thời hạn, Má cần tiền trong túi để cho các cháu khi đến thăm hoặc tặng mọi người khi cần hay cho từ thiện. Bà vẫn mua báo đọc và cho tiền các tổ chức, các ơn kêu gọi hàng năm. Mấy năm sau này Bà ít đọc sách vì mệt mõi và mắt kém đi.
Lòng tin vững mạnh Bà cầu nguyện và sẵn sàng lên đường khi Chúa gọi. Bà dọn mình để có thể ra đi không nuối tiếc vì nghĩ rằng mình đã sống quá đủ, quá trọn vẹn chỉ muốn ra đi một cách thanh thản và bình an.
Những ngày cuối cùng, Bà nhắc tên con trai với người y tá cho họ gọi vào gặp. Ngày 5-3-2021 Bà mở mắt, nhìn con trai, trả lời những câu hỏi rồi nhắm mắt lại vì mõi mệt. Anh con trai hỏi Bà có muốn gì không? Bà lắc đầu mắt vẫn nhắm, bảo: ”Má muốn chết lành” và đưa tay lên không làm dấu thánh ba lần. “Má có muốn gặp ai không?” Bà lắc đầu, mắt vẫn nhắm nghiền. Đôi khi gọi tên anh và cậu con trai Út rồi im lặng nhắm mắt. Bà nhớ đứa cháu nội trai và nhắc cháu lập gia đình mỗi khi cháu về ghé thăm Bà. Trước khi ra về Bà còn vói tay ôm hôn trán cô con dâu.
Ngày 07-5-2021, y tá gọi vào lần nữa vì Bà cứ kêu tên cậu con trai lớn. Vợ chồng anh con trai vào thăm Bà, nhìn Bà nhắm nghiền đôi mắt, mặt thanh thoát trong hơi thở nhẹ như tơ.
Ngày 8-3-2021 Bà theo lời kêu gọi của Chúa ra đi thanh thản nhẹ nhàng. Mặt Bà ngời sáng nằm yên như ngủ ra đi với sự hiện diện của các con, trên môi như thoảng một nụ cười mãn nguyện.
Bà hiện về trong giấc mơ của cô con dâu vào ngày thứ 47. Trong mơ Bà mặc chiếc áo thun màu đỏ hồng, tóc cột cao vì dài quá. Bà mới ngủ dậy chậm rãi đi ra khỏi giường ngủ vừa đi vừa nói: ”Con cho Má cắt tóc đi, tóc dài quá phải cột lại, trông lôi thôi lắm!“. Chợt nhớ ra vì Covid không được cắt tóc nên tóc Má dài khuất vai nên phải cột lên.
Bà yên tâm nhé, cháu trai đang muốn thực hiện sự mong mõi của Bà. Mong Bà vui!
Winnipeg, một ngày của tháng Từ Mẫu.
22:55, 06-May-2021.
Con dâu của Má!
Bạch Nữ
________________________________


Cây cảnh Bonsai là một nghệ thuật có tiến trình chậm và rất chậm. Muốn chơi Bonsai cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Những hình dáng của cây cảnh Bonsai ngã nghiêng theo sự hướng dẫn của chủ nhân. Mỗi dáng có ý nghĩa riêng và nét đẹp rất riêng liên hệ đến người hướng dẫn cây Bonsai.
Có cây thẳng đứng hiên ngang, có cây nghiêng như ngả theo chiều gió, có cây như dòng thác đỗ, có cây như rủ xuống, ẻo lã như cô gái mới lớn…Có người hỏi rằng làm sao để làm thành một cây Bonsai? Nếu ta chăm sóc chậu cây một cách chăm chút thì đó là Bonsai tuy chẳng phải cần hình thể Bonsai, theo ý riêng của tôi.

Năm 1997, tôi mua được một cây lựu bé xíu chừng gang tay từ một tiệm bán thực phẩm Việt nam do chồng chị chủ ăn lựu rồi phun hạt trong chậu kiểng trong nhà, không ngờ mọc ra cây. Tôi nhớ nhà Ông Nội tôi lúc sinh thời có trồng cây lựu trước cửa nhà của Ông Bà tôi. Bà bảo cây lựu được ông tôi trồng lâu lắm. Tôi thích thứ có thể giữ lâu để làm kỹ niệm. Tôi thích và bắt đầu trồng cây với cây lựu bé tí ti.
Tôi nhớ cái hàng rào dâm bụt ngăn lối đi và ranh giới vườn nhà tôi. Hoa nở từng chùm như lồng đèn đong đưa trong gió. Tôi nhớ bà tôi gọi các bác họ tới cắt bằng phẳng và chung quanh cho gọn ghẽ. Những hình ảnh đó gợi tôi nhớ những cây kiểng nhà tôi. Nhìn dáng cây sa-bô-chê uốn éo cong vòng thấp hơn
ngọn dừa và cây trôm (Sterculia foetida) thẳng, cao ngút ngàn trên nền trời xanh. Tất cả những thứ hình ảnh làm tôi sống lại tuổi thơ giữa những hàng cây dáng dấp đẹp đến nao lòng người, đẹp rất ngoạn mục.
Cây lựu bé xíu lớn với tôi trong căn nhà như một dấu ấn của sự chăm sóc, lo lắng, theo dõi qua nhiều năm tháng. Cứ mỗi lần Đông về, nhìn lá rụng trơ cành trong những năm đầu làm tôi nao núng lo sợ cho sự hồi sinh của cây khi mùa Xuân tới. Từ những ngạc nhiên tôi học được lối sống của cây lựu trong mùa Đông.
Vào cuối tháng chín tôi mang Lựu vào nhà để nơi nắng nhất trong nhà cho hoa nở trọn chu kỳ và trái được chín. Đầu tháng mười hai tôi cho cây vào phòng lạnh khoảng 10 độ C, cây bắt đầu rụng lá và giữa tháng mười hai thì hầu như không chiếc lá nào còn xót lại trên cành. Lựu đã ngủ yên một giấc ngủ dài.
Cuối tháng hai tôi cho Lựu ra ánh sáng nhiều hơn và bắt đầu cắt tỉa, thay đất mới vô phân bón chuẩn bị cho chồi non vượt mắt vỏ cứng, vươn ra ánh sáng. Những mầm non nhú ra xanh mướt để trở thành những chiếc lá non đầu đời tươi mát chào xuân.
Cây lựu của tôi bây giờ gốc to lắm, có lẽ tới lúc vô chậu Bonsai. Đã chờ gần hai mươi lăm năm rồi để có một cái đế cỗi chuẩn cho Bonsai. Sau ba lần chiết cành, cây lựu của tôi ra dáng cỗ hơn, vừa to vừa sần sùi da rạm. Có gốc to, cây lựu tôi sẵn sàng vô chậu.
Năm 2019, tôi muốn có dáng cây lựu Bonsai đẹp tôi đã mạnh tay cắt cành, hậu quả là lựu không ra lá trong mùa xuân đó. Tôi muốn khóc vì tưởng rằng mình làm chết cây lựu hai mươi hai năm
chăm dưỡng cho có gốc to. Nhưng vẫn đặt niềm tin vào sức sống mãnh liệt của cây lựu, tôi không nản lòng cứ chăm bón như cây bình thường có lá cành đầy đủ. Thật là đền bù cho bao nhiêu ngày tháng lo âu và tuyệt vọng, cây lựu cho ra cành non mới và lá non xum xuê trong giữa tháng bảy cùng năm không bỏ công tôi chăm sóc.
Hoa lựu thật đẹp, thật rực rỡ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và hạnh thông. Hoa tượng trưng cho sự cát tường, nhìn màu hoa đem lại sự vui tươi rộn rã. Bao năm nay tôi chăm sóc một cách ân cần chu đáo, khiến hoa trái đủ đầy không phụ lòng mong mỏi. Nếu chăm sóc kỹ lựu có thể sống tới 200 tuổi. Qua sự chăm sóc Bonsai mà tôi học được tính kiên nhẫn chờ cây lớn, biết mong chờ cho đúng thời điểm và biết trân quí thiên nhiên. Hy vọng cây lựu Bonsai sẽ ở với tôi suốt cuộc đời này.
Năm 2005, anh xã tìm đem về cho tôi cây mai tứ quí và cây hoa giấy hồng tím bé xíu. Hai cây này là cây con trong chậu cây trồng của ba chồng tôi ở quê nhà nên có ý nghĩa về kỹ niệm nhiều. Tôi tưng tiu như trứng, chăm sóc cho lớn trong khi cây lựu của tôi cho hoa, cho trái từ mấy năm nay. Tôi để chúng lớn một cách tự nhiên, cây hoa giấy thì cao ngất ngưỡng còn cây mai thì chậm lớn lắm, ốm tong. Cả hai đều cho hoa đều đặn. Tôi nghiên cứu nhiều hơn về hoa giấy và hoa mai. Gặp ai quen tôi cũng hỏi thăm để học cách chăm sóc chúng. Từ cây Mẹ tôi chiết được nhiều cây con với cành to làm Bonsai đở tốn thời gian nuôi gốc. Còn cây mai cho hạt và cây con mọc đầy trong chậu.
Sau này có một người bạn trong Bonsai Club tặng tôi cây hoa giấy màu cam và tôi tậu được cây hoa giấy trắng trong khi đi dự hội chợ cây cảnh của nhà vườn cây.
Năm 2008, các con tôi đi xa, con gái sống xa nhà, con trai tôi trong chương trình thiện nguyện thế giới cho một năm service oversea; tôi có nhiều giờ để tìm những thú vui ngoài giờ làm việc. Tình cờ thấy quãng cáo Bonsai Club trên bulletin của thư viện thành phố, tôi muốn tìm hiểu nên ghi danh để tham gia. Tôi có zero kiến thức về Bonsai, ngoài những hình ảnh cảnh cây được cắt cành hồi thuở bé mà tôi hồi tưởng lại nhà của Ông Bà tôi.
Mỗi tuần tôi đi dự Bonsai Club ba giờ để nghe thuyết trình, workshops và học từ nhiều loại cây cảnh khác nhau. Thích vì có liên hệ với nhiều người, kết bạn, vui đùa, và thấy gần gũi vì mình có cùng chung sở thích. Học hỏi, trao dồi kiến thức trong phạm trù cô độc của nghệ thuật Bonsai. Bonsai đẹp đứng một mình trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất để vươn mầm sống trong thiên nhiên. Uốn éo lượn cong vươn tới ánh dương trong môi trường để sinh tồn.
Làm cây cảnh là một nghệ thuật cô độc và chậm rãi. Người chăm sóc cây cảnh chia sẻ vui, buồn, hãnh diện lẫn lỗi lầm với thành quả đã đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, và công sức cho cây. Qua Bonsai, người làm Bonsai biết và theo dõi từng mầm sống qua sự phát triển của mỗi giai đoạn, biết thói quen, biết cây cần gì và đáp ứng nhu cầu trong mỗi thời kỳ. Từ ấy phát sinh những ý tưởng học hỏi ở cây những điều mới lạ trong suốt quá trình khám phá. Ngạc nhiên hơn cho những gì mà chúng ta tự khám phá ra chính bản thân ta qua cây cảnh Bonsai.
Cây cảnh là mầm sống và sống cùng chúng ta cho dù chúng ta không nhận biết. Mỗi hành trình sống của cây gieo cho chủ nhân những dự đoán khi mới thực hiện, hân hoan khi trông chờ sự phát triển, thỏa mãn vì hướng dẫn cây theo chiều hướng của ước mơ được hoàn thành. Cũng gieo trong lòng chủ nhân những cảm hứng trong sự điêu khắc mầm sống liên quan với những nguyện vọng của con người.
Triết lý khai phá trí tuệ khi làm Bonsai giúp cho ta khám phá chính bản thân mình qua quá trình sáng tạo, nuôi dưỡng, sự cân bằng đồng điệu giữa con người, tâm hồn và thiên nhiên. Từ đó hình thành một Bonsai mang nét đẹp rất riêng của chủ nhân.
Bonsai đòi hỏi thời gian, nhiều kiên nhẫn, sáng tạo, và không bao giờ thấy mình có thể thông hiểu hết cho dù cố gắng làm cho hoàn hảo vẫn luôn luôn thấy cần chỉnh sữa. Hoàn thành một cây Bonsai có thể mất rất nhiều thời gian, đôi khi cả đời người và để lại cho người sau những tâm tình và hình ảnh tồn tại. Người sau nhớ đến trong cách riêng với chủ nhân Bonsai lúc sinh thời.
Chiêm ngưỡng thành quả Bonsai trong suốt thời gian để rồi khai mở trực giác ngủ yên trong tiềm thức và Bonsai trở thành tri kỹ với chủ nhân.
Winnipeg, 21-Feb-2021
Bạch Nữ
Chia sẻ chút thú vui trong đời tuy rằng tôi chỉ là hạt cát bé nhỏ trong lĩnh vực cây cảnh, còn rất non nhưng lòng đam mê Bonsai thật là cao độ. Học càng nhiều càng thấy mình quá bé mọn so với các bậc thầy, các bậc đàn anh, đàn chị. Xin làm người học trò, người em bé nhỏ trong làng Bonsai.
Bonsai Của Tôi!



Vỉ bánh tráng bằng lá dừa Phơi bánh tráng Bánh ướt ngọt cuộn đậu xanh
Chạy Vỉ
Cây mai Tứ Quí của tôi báo hiệu Tết đã gần kề. Ở phương trời Tây này, không có vẻ gì là không khí Tết cả. Ở xứ người nhiều năm, vì bận bịu tôi không nhớ ngày mùng một Tết là ngày nào nữa. Nhờ cây mai vàng là dấu chỉ của Tết đến; nhắc tôi nhớ những kỷ niệm về mùa Tết lúc tôi còn nhỏ.
Vào năm 1967 ba tôi đem tôi về Cần Thơ. Lúc đó tôi ở Sài Gòn đang học đệ thất ở một trường mà nhiều người ước mơ được vào, niên khóa 1966-1967. Nhập học chưa được bao lâu thì phải về Cần Thơ. Lúc ấy tôi mười hai tuổi rất buồn vì xa bạn bè và tưởng rằng mình không còn được học nữa. Cuối cùng tôi thi đậu vào trường Đoàn Thị Điểm năm 1968, trễ mất một năm học chỉ vì ba tôi muốn tôi về Cần Thơ sống với bà tôi. Nhờ vậy mà tôi có những ký ức phong phú về miền Tây quê tôi.
Bắt đầu tháng chạp, tôi còn nhớ trong gia đình tôi đã rộn rịp chuẩn bị đón Tết. Cô dượng Hai tôi nuôi heo, gà, vịt từ đầu năm để chuẩn bị cho Tết. Cô dượng tôi là người nông dân nên rau, củ, quả có sẵn trong vườn nhà. Cô cung cấp cho cả đại gia đình; từ sà lách, khổ qua, mướp, hành, kiệu, hẹ…
Cô Hai tôi giỏi về bánh, mứt và nấu ăn. Khoảng tuần đầu tiên của tháng chạp, gia đình tôi xôn xao sắp đặt để đón Tết. Cô tôi bận rộn chuẩn bị các loại mứt và dưa.
Ba tôi là đích tôn của dòng họ nên tất cả bà con trong họ đều phải tụ họp tại nhà tôi vào những ngày Tết, và các ngày giỗ. Vì vậy nên cô tôi chuẩn bị rất nhiều thứ. Mọi việc tiến hành theo trình tự. Bánh phồng thường mất nhiều công nhất vì phải quết, cán và phơi nên phải làm trước. Kế đến tráng bánh tráng, dưa kiệu, dưa hành, rồi đến các loại mứt. Ngã heo, chia thịt cho dòng họ gần xa, gói nem, gói bì, bánh tét và bánh in là cuối cùng.
Bánh tráng là bánh không thể thiếu cho những ngày Tết, cũng như bánh tét, bánh ít, và bánh in. Sôi nổi nhất là chạy vỉ bánh tráng.
Dượng tôi lãnh trách nhiệm quết bánh phồng. Quá nửa đêm về sáng, tiếng chày giả bánh phồng của dượng tôi vang lên trong đêm tối. Tiếng chày đều đặn như thể không còn có tiếng nào nhịp nhàng hơn. Đến sáng hôm sau, bánh đã được các cô tôi cán ra thành những chiếc bánh tròn như cái dĩa. Bánh được đặt lên những tấm vỉ đã chuẩn bị sẵn, chờ chúng tôi, những đứa trẻ nhất trong nhà, chạy đi phơi bánh. Nhất là tôi, cầm đầu những đứa em gái họ, con cô Sáu tôi, trừ chị Hai con của cô Hai tôi là lớn hơn tôi; nhưng chị đã có chồng nên tôi là lớn nhất về vai vế cũng như về tuổi, hiện diện lúc ấy.
Song song với bánh phồng là chuẩn bị tráng bánh tráng. Bánh tráng ngọt tráng trước, kế đến là bánh tráng dừa, bánh tráng nhúng tráng sau cùng vì phải làm nhiều nhất.
Trong khi người lớn chuẩn bị cho việc tráng bánh; tôi và hai đứa em gái họ, con cô Sáu tôi, theo sự hướng dẫn của tôi sẵn sàng để chạy vỉ.
Chạy vỉ là những cuộc khiêng vỉ bánh tráng đưa cao trên khỏi đầu và chạy đi phơi các vỉ bánh. Vài ngày trước khi tráng bánh các cô tôi phải đan vỉ . Vỉ được làm từ lá dừa. Lá dừa chẻ dọc theo chiều dài của lá ngay sống giữa, sau đó từng lớp lá được đan chéo vào nhau tạo thành một tấm vỉ dài như chiều dài chiếc lá, hình chữ nhật như một cái thang cao có hai chân. Mang các vỉ ra sông rữa rồi phơi ráo.
Bột bánh tráng làm bằng bột gạo tẻ. Tùy theo loại bánh mà cho gì trong đó. Bột được chuẩn bị nhiều ngày như ngâm gạo, xây gạo, bồng bột thì mới thành bột tẻ được.
Bánh tráng ngọt còn gọi là bánh tráng dẻo; có màu vàng của đường mía; có mè, dừa, đôi khi có cả sữa; để ăn chơi. Tôi thích nhất là bánh ướt ngọt còn nóng cuộn đậu xanh và dừa nạo ở trong, rắc mè rang trên mặt. Ăn vào ngọt thanh; thơm vì sữa và mè; bùi vì dừa và đậu xanh. Bây giờ chỉ còn nhớ trong ký ức. Tôi không biết quê nhà mình có còn ai tráng những cái bánh ngọt bùi như thế nữa không?
Bánh dừa thì có mè đen, mè trắng, dừa; tráng hơi dầy để nướng phồng lên ăn dòn dòn, bùi bùi; có thể để ăn chơi hoặc ăn với gỏi.
Bánh tráng nhúng là để nhúng ướt, cuốn với rau thịt, cá hấp hay cá nướng chấm nước mắm hoặc mắm nêm tùy theo món.
Báng tráng được tráng trên tấm vải dầy, phủ kín trên cái nồi nước hấp to với nồng độ lữa vừa phải. Bánh tráng xong, được đặt lên vỉ này và con nít nhỏ như chúng tôi cầm vỉ đưa cao qua đầu, mang đi phơi dọc theo những hiên nhà hoặc dựa vào những gốc cây nghiêng nghiêng dưới ánh nắng. Xong một vỉ lại chạy về chỗ chờ vỉ kế tiếp. Cuộc tráng bánh này kéo dài khoảng ba, bốn ngày mới tráng đủ cho mấy tháng Tết.
Với tôi đó là một trời ký ức vui tươi và sống động nhất. Tôi may mắn được hưởng thụ cả cảnh quê và thành thị. Đến tuổi này tôi lại nhớ cảnh quê nhiều hơn.
Ba tôi vì sinh kế sống ở Rạch Giá với Mẹ kế tôi và các em tôi. Nhà chúng tôi ở đường Tầm Vu ( tên cũ là Nguyễn văn Khương) gần nhà máy xay lúa Võ Văn Sửu. Quê vườn của bà tôi phải qua đò trước bến nhà máy xay lúa Võ Văn Sửu; qua rạch Cái Da, qua rạch Bà Mán, qua luôn rạch Cái Nai. Đi sâu chừng vài cây số có ngả ba, hướng Xẻo Kè bên phải (hình như bây giờ là khu đô thị Nam Long), bên trái vô chừng sáu cái cầu khỉ là vườn nhà chúng tôi (Xưa gọi là rạch Cái tắc) Không biết bây giờ gọi là gì?
Ba tôi về Cần Thơ khoảng 28, 29 Tết. Nhiệm vụ ba tôi là mang về những con cá lóc to. Ở Cái Sắn, Rạch Giá, cá lóc to lắm vì nồng độ phèn của nước thích hợp cho cá. Những con cá này cô tôi rộng nước trong khạp sành to để ăn tới ra giêng.
Nhà nhà đều có một nồi thịt kho trứng, dưa kiệu, dưa chua, nem chua, bì chua, một nồi khổ qua hầm, thịt khìa để cuốn bánh tráng; đồ ngọt như bánh, mứt, trái cây, dưa hấu, dừa, Sa bô chê…
Sau ngày đưa ông Táo là những ngày dọn dẹp nhà cửa, giặt mùng màn, quét dọn để sẵn sàng đón xuân, không quên vài cây pháo cho đêm giao thừa thêm nhộn nhịp.
Đêm trước ngày giao thừa là ngày gói bánh tét, bánh ít. Ngày cuối cùng cô tôi nấu bánh tét và chúng tôi sau khi tắm rữa sạch sẽ thay quần áo mới, gõ bánh in trong khi chờ đợi giờ đón giao thừa.
Năm nay Tết đến, tôi tuy không có nghỉ như mọi người ở quê nhà để mừng xuân cho đúng nghĩa. Tôi sẽ chuẩn bị nhà cửa và ít ra phải có một nồi thịt kho và nồi khổ qua hầm, miễn màn bánh mứt. Trên bàn thờ mẹ tôi sẽ có hai quả dưa hấu và một mâm ngũ quả, bên cạnh có cây mai vàng đang chào đón xuân sang. “Đón xuân này để nhớ xuân xưa.”.
Winnipeg, 23-Jan-2019.
Bạch Nữ
Hệ Lụy Năm Cũ! Ước Vọng Năm Mới!

Còn đêm nay thôi là ngày của năm mới bắt đầu. Mỗi cái cuối cùng là mở đầu cho một cái gì mới. Quyển lịch mới 2021 được mở ra. Cái năm Covid-19 của 2020 đang qua, cũng là ngày cuối cùng của năm lo buồn nhiều hơn là vui hưởng. Những gì xảy ra trong năm qua sẽ hy vọng bị chôn vùi trong năm đó, để cho năm mới tươi như một tờ giấy trắng và được vẽ trên ấy những bức vẽ màu tươi sáng hơn nhiều so với năm vừa qua.
Đêm giao thừa năm nay thật khác lắm so với những năm khác, một đêm giao thừa không tiếng pháo, không tụ họp, không gặp gỡ và không có champagne tiễn đưa năm cũ cùng lúc chào mừng năm mới.
Hằng năm đêm giao thừa với bao nhiêu háo hức, mong chờ để mừng vui chia sẻ chào đón một năm mới đầy hứa hẹn. Chơi hết mình ngày đầu năm với pháo nổ, rượu nồng.
Năm 2020, năm của lo âu và sợ sệt, của cô đơn và vắng vẻ. Cái cảm nhận về thời gian của thời Covid-19 cho thế hệ già thật là chậm. Thời gian càng chậm khi có người thân ở xa cần gặp gỡ, thăm viếng hay mong chờ người thân trở về trong dịp lễ đầu năm. Càng mong chờ thì càng thấy buồn và sự khát khao càng lẻ loi hơn.
Năm 2020, một năm lạ lùng, khác hẳn năm trước đó và chắc chắn phải càng khác hẳn cho năm tới đây. Những đại dịch toàn cầu đã xảy ra trong quá khứ và cũng đã vượt qua do ngẫu nhiên hay chu kỳ cùng sự sắp đặt của bàn tay vô hình nào đó. Thật là khó hiểu?
Covid-19 quả là một bệnh nhiễm nguy hiểm chết người trong thế kỷ nầy. Nó làm gián đoạn tất cả nhịp sống của loài người và vẫn còn đang đe dọa ít nhất một thời gian nữa, nào ai biết bao lâu nữa? Hy vọng năm mới sẽ là năm hồi phục với thuốc chủng ngừa đang được sử dụng. Chỉ là thời gian!
Thời gian được xác định bởi những giai đoạn cuộc sống và tuổi tác. Thời gian tỉ lệ nghịch với buồn thương, càng chậm thì buồn khổ càng tăng đối với người đang trông chờ mong mỏi. Cuộc sống đương nhiên cho mỗi con người vào từng thời điểm. Thời gian đầu là thời gian của học hỏi và được giáo dục, làm việc ở giai đoạn trung niên, cuối cùng về hưu và hưởng thụ khoảng thời gian còn lại. Chỉ ước mong xảy ra êm đềm và trôi chảy như thời gian trước thời Covid và bây giờ tiếp tục cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời sau thời Covid. Sự buồn và cô đơn làm cho con người giảm đi khả năng cảm nhận thời gian và đời sống.
Có phải đại dịch xảy ra theo một chu kỳ được sắp xếp để cân bằng quả địa cầu sắp trở thành quá tải vì con người phá đi sự hoàn hảo? Hoặc giả con người làm cho mất quân bình do phát triển quá nhanh và đã bị trừng phạt như ngọn roi trách phạt của Đấng Tối Cao?
Những thách đố về sức khỏe, về tất cả phương diện đời sống ảnh hưởng con người theo chiều hướng bi quan là nguyên nhân của những đau khổ sâu xa, lâu dài nhất. Sự tương quan gần gũi cùng sự đầm ấm cần thiết của con người với nhau cũng bị giới hạn do giãn cách. Vì vậy phẩm chất của đời sống bị giảm đi một cách trầm trọng. Trong thiên nhiên các loài có những thách thức khác nhau bằng cách hội nhập vào thiên nhiên để sống và sinh tồn. Trước Đông các loài chim di Nam để tránh Đông, từng đoàn bay về nơi có thực phẩm và cư ngụ cho qua mùa Đông lạnh giá ở Canada.

Loài ngỗng trời gặp những thách thức của thiên nhiên trong khi loài người chúng ta đang bị Covid-19 tấn công. Một số ngỗng phải ở lại vì không theo kịp đoàn của chúng vì thương tật. Trong khi loài người chúng ta vì Covid-19 không được chia sẽ những phút giây quan trọng của đời người như đám cưới, đám tang, sinh nhật hay có những người thân qua đời không có ai bên cạnh.
Những cản trở nầy sẽ khiến con người có cảm giác cô lập và tuyệt vọng. Quan trọng hơn ở lứa tuổi vị thành niên đang đi tìm bản ngã của chính mình qua những quan hệ bạn bè. Mỗi sự chấm dứt là một điểm bắt đầu. Pandemic or Endemic? Cuộc đại dịch Pandemic này có thể sẽ trở thành một căn bệnh trường kỳ Endemic như bệnh trái rạ, bệnh sởi, bệnh cúm với mức độ tác hại nhẹ hơn. Nhân loại đang kiên nhẫn ngóng trông đến phiên mình nhận chủng ngừa vaccines.
Rồi đây sự ảnh hưởng lâu dài của nền kinh tế, về sức khỏe, việc làm, chuỗi sản xuất bị đình trệ, giảm đi đến mức chỉ còn những gì thật sự cần thiết để sống còn. Sự gián đoạn của những sự tương quan xã hội như lễ lạc, hội hè, Tết, ciné, nhà hát, nghi lễ của các tôn giáo… Hơn nữa các hàng quán đóng cửa, mất công ăn việc làm dẫn đến nghèo khó. Những tiệm ăn, tiệm làm tóc, móng tay, ngay cả bán quần áo cũng dần dà đóng cửa. Dân chúng giảm tiêu xài tới mức tối thiểu. Kinh tế thật sự thụt lùi theo vận mệnh của toàn cầu. Ngành du lịch như những chiếc tàu cruises to lớn bị phá bỏ vì không đủ ngân quỹ để bảo trì. Những khách sạn và resorts khóa chặt cửa vì không còn ai thăm viếng. Tất cả như đang yên ngủ chờ ngày thức giấc.
Đêm giao thừa trên toàn cầu tuỳ theo mỗi nước mà tổ chức. Ở Canada hầu như nhìn pháo nổ online. Chánh phủ cũng cố giúp người dân có một ngày vui chào năm mới trong hoàn cảnh giản cách báo động đỏ.
Ôi! Năm Covid kinh hoàng là thế! Tuy nhiên đại dịch cũng mở lòng cho con người biết nhận thức và trân quý cái hiện có; đồng thời cũng dạy cho mọi người vệ sinh cá nhân một cách hoàn chỉnh hơn. Mỗi người là một nhà vệ sinh phòng dịch hữu hiệu nhất. Ý thức về cộng đồng tăng lên trong khi chủ nghĩa cá nhân đi xuống. Dân chúng học cách tuân thủ luật lệ chánh quyền tốt đẹp hơn. Giãn cách nhưng vẫn giữ những tương quan xã hội qua phương tiện truyền thông. Giữ vững tinh thần lạc quan bằng những sinh hoạt, công việc và thú tiêu khiển để giảm bớt những áp lực bi quan vì dịch bệnh. Do vậy việc bình thường hóa trong năm mới chỉ là trong sớm muộn mà thôi. Nhìn về một tương lai gần với tinh thần cảnh giác và ước vọng. Năm 2021 hy vọng sẽ là năm phục hồi lại những nhịp sống bình thường nhờ những đầu óc tài giỏi của các nhà khoa học.
Năm 2021 sẽ là một năm mới tốt đẹp hơn.
Winnipeg, 03-Jan-2021
Bạch Nữ

Đại Dịch Toàn Cầu.
Từ thời xa xưa đã có những cơn dịch hoành hành gần giống như corona virus hiện nay. Tính cho đến bây giờ toàn cầu trải qua biết bao nhiêu đại dịch (global outbreaks) trong lịch sử loài người.
Nhìn quá khứ để hiểu chuyện hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Những đại dịch trong quá khứ đã dạy cho ta những bài học gì để giúp ta vượt qua cơn đại dịch hiện tại.
Một số đại dịch trong quá khứ gây hại nhiều nhất được ôn lại sau đây.
1- Antonine Plague ( 165 AD)
Đại dịch đầu tiên được ghi chép năm 165 AD, Antonine Plague tiêu diệt năm triệu người và đã lấy đi mạng sống của vị hoàng đế La Mã Lucius Verus năm 169, tên họ của vị nhiếp chính của hoàng đế là Antoninus được đặt tên cho đại dịch cổ đại nầy. Thời ấy không ai biết vì sao bởi y học còn thô sơ, gần đây những nhà nghiên cứu có giả thuyết là do bệnh sởi hoặc đậu mùa gây ra. Vào thập niên 1950 Việt nam vẫn còn những người chết vì bệnh này nhất là trẻ em. Tôi còn nhớ mình được trồng trái trên cánh tay để ngăn ngừa.
2-Justinian Plague (541-542 AD).
Đại dịch kế tiếp xảy ra vào năm 541-542 AD, mang tên của vị vua La Mã Justinian I (527-565AD). Ước đoán khoảng từ 20-50 triệu người tử vong, gần một nửa dân số toàn cầu lúc ấy. Kết quả là sự đi xuống của đế quốc La Mã.
Dịch này từ Trung Quốc và Bắc Ấn Độ qua đường buôn bán trao đổi. Những con bọ chét từ những con chuột bị nhiễm bệnh tình cờ lên theo những tàu buôn nhập cư vào các cảng ở Địa Trung Hải và bắt nguồn lây lan từ đó. Trong khi chuột chỉ đi xa nhất là hai trăm mét từ nơi chúng sanh ra trong suốt cuộc đời của chúng. Lúc ấy ngành vi trùng học chưa phát triển đủ để biết vi trùng đã gây ra bệnh này. Dịch này được tin là do vi trùng Yersinia pestis gây ra do phát hiện sau này trên mẫu nghiệm của những hài cốt chôn tập thể vì dịch bệnh. Bênh dịch hạch vào năm 1950-1960 rất đáng sợ ở Việt nam gieo rắc bởi chuột, gây ra rất nhiều tử vong.
3- Japanese Smallpox Epidemic (735-737). Bệnh Đậu Mùa Nhật Bản.
Dịch bệnh đã khiến một triệu người tử vong, ước lượng bằng 25%-35% dân số nước Nhật thời ấy. Dịch bệnh do một người làm nghề đánh cá bị kẹt ở eo biển Đại Hàn (The Korean peninsula) mang về thành phố Kyushu và lây lan với mức độ trầm trọng không thể kiểm soát được.
4- Black Death, Buboni Plague (1346-1353) Đại Dịch Đen.
Đại dịch lớn này đã giết khoảng một phần ba dân số Châu Âu, và mất khoảng 200 năm để có thể khôi phục lại số dân đã mất. Bệnh dịch hạch do vi trùng từ chuột bị nhiễm bệnh qua bọ chét, theo những tàu buôn từ Á châu mang tới châu Âu và các nơi khác. Đại dịch này vẫn còn hoành hành trong vùng sâu thiếu phương tiện y tế trong những nước kém phát triển trên thế giới.
5- Great Plagues trong những năm 1600.
Những dịch bệnh nhỏ hơn làm giảm trầm trọng dân số ở nhiều nơi trên thế giới.
a- 1665-1666 The Great Plague ở Luân Đôn, Anh quốc, mức độ dịch lây lan nhanh qua mùa hè, đã giết khoảng 15% dân số nước Anh lúc ấy. Đại dịch ngưng nhờ đám cháy kinh thiên vào tháng chín năm 1666, đã thiêu rụi phần lớn thành phố Luân Đôn đồng thời thiêu chết mầm chuột bệnh ẩn nấp trong thành phố, đã chấm dứt dịch bệnh trong nhiều năm kế tiếp.
b- 1720-1723 The Great plague ở Marseille, Pháp quốc, cũng do bọ chét nhiễm bệnh từ chuột lan tràn thành phố, giết chết khoảng 100,000 người trong ba năm liền tại vùng gần biển, ước đoán 30% dân số ở Marseille bị tử vong.
Mãi tới năm 1894, Doctor Alexandre Yersin cùng các nhà nghiên cứu của viện Pasteur tìm ra thuốc kềm chế được dịch bệnh. Hải Học Viện Nha Trang là nơi mà bác sĩ Yersin dùng để sản xuất serum vào năm 1895 cho bệnh dịch này và phân phối điều trị cho dịch xảy ra ở Hồng Kông và các vùng lân cận. Tên nhóm vi trùng Yersinia nói chung, Yersinia pestis nói riêng, mang tên danh dự của vị bác sĩ người Pháp gốc Thuỵ Sĩ tài ba có lòng yêu thương dân Việt Nam chúng ta.
6- Third Cholera Pandemic (1852-1860). Đại Dịch tả.
Đại dịch này xuất xứ từ Ấn Độ do dòng sông Gange ô nhiễm lây lan qua Delta tràn ngập Á Châu, Âu châu, Bắc Mỹ và Phi châu. Khoảng 23,000 người ở Anh bị tử vong vào năm 1854.
Khoảng một triệu người tử vong toàn cầu.
7- Flu Pandemic, Asiatic Flu or Russian Flu (1889-1890). Đại Dịch Cúm Nga H2N2 và H3N8.
Một triệu người tử vong. Những ca đầu tiên khám phá ở Russia, sau đó lây lan khắp châu Âu, Athabasca, Tây Bắc Canada và toàn cầu mặc dù phương tiện vận chuyển bằng máy bay chưa có lúc này.
8- Sixth Cholera Pandemic (1910-1911). Đại Dịch Tả lần thứ sáu.
Tử vong hơn tám trăm ngàn người từ Ấn Độ lan tới các nước Trung Đông, Bắc Mỹ, Đông Âu và Nga Sô.
9- Flu Pandemic 1918. Đại Dịch Cúm. Spanish Flu, H1N1.
Số người tử vong ước khỏang 20-50 triệu. Từ năm 1918-1920, một nửa dân số tòan cầu bị giảm. Trong 25 tuần có 25 triệu người tử vong, số người bị nhiễm bệnh trong lứa tuổi từ năm tuổi và nhóm tuổi 20-40 là cao nhất, kế đến là nhóm tuổi 65 tuổi trở lên, nghĩa là không chừa ai. Đại dịch này hại chết nhiều nhất trong lịch sử loài người trong thời gian ngắn nhất.
10- Asian Flu 1956-1958. Flu Influenza A virus. H2N2.
Đại dịch này xuất xứ từ tỉnh Quý Châu (Guizhou), Trung Quốc vào năm 1956 tới năm 1958, lây lan tới Singapore, Hong Kong và Mỹ quốc. Gần hai triệu người tử vong, 69,800 người chỉ ở Mỹ thôi.
11- Influenza A Hong Kong Flu 1968. H3N2 cùng dòng dõi của H2N2. Cúm Hong kong.
Một triệu người tử vong trong đó có một nửa người dân Hong Kong, 15% của dân số Hong Kong lúc ấy, ở Mỹ giết khoảng một trăm ngàn người. Sau mười bảy ngày lan tới Singapore, Việt Nam. Ba tháng sau lan tới Philippines, Ấn Độ, Úc, Châu Âu và Mỹ quốc.
12- Đại Dịch HIV/AIDS. Bệnh Sida 2005-2012 cao điểm, vẫn còn đến hiện tại.
Hơn ba mươi sáu triệu người chết vì đại dịch này. Bệnh lần đầu được xác định vào năm 1981, Được biết xuất xứ ở nước Cộng Hòa Congo. Bệnh lây lan qua đường sinh dục và huyết dịch, bệnh vẫn còn ảnh hưởng tới đời sống của nhân loại hiện tại.
13- SARS 2002-2003. Corona virus từ Dơi.
Sars khiến cho 770 người tử vong. Hong Kong là nơi đầu tiên tìm thấy bị nhiễm và đã lan rộng toàn cầu. Riêng tại Canada có 438 ca nhiễm và 44 người tử vong.
14- Swine Flu/ Pig. H1N1.(2009-2010). Cúm heo.
Xuất xứ từ một nông trại nhỏ ở Mễ Tây Cơ. Khoảng 200,000 người tử vong vì bệnh dịch này.
15- Ebola 2014-2016.
Dich Ebola được biết do sự dùng thịt thú rừng như khỉ, heo. Xuất xứ từ xứ Guina, Liberia và Sierra Leone ở Phi Châu. Toàn cầu có 11,000 người tử vong.
16- MERS 2015- Hiện tại. Dơi và Lạc Đà dịch bệnh.
Ca đầu tiên phát hiện ở Saudi Arabia và đa số trường hợp xảy ra ở eo biển Arabia. Dịch giết khoảng 850 người.
17- Covid-19. 2019- Hiện tại.
Bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc, bùng phát cuối năm 2019. Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hay cách kiềm chế được cơn đại dịch này. Covid-19 đã giết chết hơn 16,521 chỉ số 4.36% (ước tính ngày 23-Mar-2020) dân số toàn cầu. Mức độ lan nhanh theo cấp số nhân. Thật đáng sợ.
Đây chỉ là một số những dịch bệnh lớn và điển hình trong lịch sử loài người. Cứ mỗi thời kỳ có những dịch bệnh riêng. Đại đa số của sự lây lan nhanh chánh yếu là do di chuyển từ nơi nguồn dịch bệnh. Phương tiện di chuyển ngày xưa bằng đường thủy hay đường bộ cũng ngầm ủ những mầm bệnh trong thời gian di chuyển. Bây giờ với phương tiện giao thông chớp nhoáng, sự lan tỏa còn nhanh chóng hơn gấp nhiều lần.
Nghĩ lại từ thời cổ đại đã có những trận dịch kinh thiên động địa, chết gần nửa số dân toàn cầu nhưng không hiểu làm sao loài người có thể tìm cách ngăn chận được sự lây lan?
Từ thời 430 BC, đại dịch Plague of Athens người thời ấy đã dùng cách xây một bức tường thành dài ngăn chận dịch lan để bảo vệ thành phố Athens. Hay là trận cháy thế kỷ ở Luân Đôn đã được tin là tình cờ tiêu diệt hầu hết lũ chuột gây nhiễm dịch vào những năm 1665-1666.
Hiện nay với sự hiểu biết và công nghệ mới giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh cùng việc cách ly hữu hiệu khiến dịch bệnh có thể nằm dưới tầm kiểm soát của cơ quan y tế địa phương và thế giới. Đồng thời phương tiện truyền thông nhanh chóng giúp giáo dục ở những vùng sâu vùng xa càng được hiệu qủa nhanh hơn. Hy vọng chúng ta sẽ tìm được phương cách để kiềm chế dịch bệnh Covid-19 trong thời gian rất gần. Toàn thế giới đang tận dụng những đầu óc siêu việt để tìm ra vaccine cùng cách chữa trị để phong tỏa dịch bệnh cho nhân loại sống trong niềm vui và hạnh phúc.
Về phương diện tư duy một câu hỏi được đặt ra: “Đại dịch trong lịch sử loài người đã xảy ra một cách ngẫu nhiên hay có chu kỳ?”
Informations based on multiple scientific articles and List Of Epidemics Wikipedia on Internet.
World Map Picture from WHO on Internet.
Winnipeg, 23-Mar-2020.
Bạch Nữ

Nét Đẹp Mùa Đông
Mùa Đông chính thức bắt đầu từ ngày ngắn nhất trong năm (Soltice). Đó là khoảng hai mươi mốt của tháng mười hai kéo dài tới cuối tháng ba vào ngày có thời gian ngày và đêm bằng nhau ( Equinox) thì chấm dứt. Tháng giêng và tháng hai là hai tháng lạnh nhất trong mùa Đông. Mỗi năm có vài ngày nhiệt độ thấp - 40 độ C, ra đường không che kỹ chừng vài phút búng lỗ tai chắc bị rơi xuống mất.
Tuyết rơi vào cuối thu khi chiếc lá vàng hãy còn treo lác đác trên cành cây chực chờ cơn gió nhẹ để trở về với đất. Những hạt tuyết lấp lánh nhiều hình dạng từ bầu trời xám ngoét phủ lên mặt đất che cả mùa Thu vàng lá. Gió đông thổi luồn qua kẻ hở của áo quần, khăn nón như thể ngắt véo vào da thịt làm tê tái bên trong lẫn bên ngoài.
Thông thường tuyết rơi vào ngày cuối cùng của tháng mười, ngày lễ hội Halloween cũng là ngày báo hiệu sắp sang Đông. Mùa Đông ở Canada lạnh lắm, khí hậu khá khắc nghiệt ở xứ lạnh vùng Bắc Bán Cầu, đặc biệt thành phố Winnipeg được xem là một trong những thành phố lạnh nhất trên toàn cầu vào mùa Đông. Sự thiếu vắng nhiệt độ và hơi ấm của ánh mặt trời, khi mà hơi thở như làn sương mỏng uốn éo qua từng nhịp thở chưa kịp bay xa đã biến thể thành hạt đá mỏng manh giúp cho mùa đông mang đúng nghĩa của nó.


Ảnh chụp: - Hình trái Băng nhủ ở Johnston Canyon Upper Water Falls, Banff, Alberta, Canada, Francis Pham.
- Hình phải: The Forks, Winnipeg, Manitoba, Canada, Bạch Nữ
Cuối hè các thú rừng chuẩn bị dự trữ thực phẩm cho mùa Đông dài lạnh giá. Các chú sóc chạy lên xuống cành cây miệng tha một mẫu bánh vụn, hạt thông hay nấm dại, đem về cất giữ trong tổ để dành sẵn cho mùa Đông. Chim gõ kiến (Woodpeckers) mổ những lổ tròn trên thân cây để chứa những hạt dẻ, lương thực trong suốt mùa Đông dài lạnh giá.
Mọi sinh hoạt của các loài hầu như chậm lại và thực vật dường như dừng lại, dành năng lượng cho mùa Xuân. Muôn thú cùng thực vật ẩn mình ngủ kỷ, cây cỏ được dịp khoe dáng cành vì không còn lá che đi nét đẹp hùng dũng hay ẻo lả của cành cây. Những dạng Bonsai tự nhiên không chỉnh sửa, ngả nghiêng dõi theo ánh mặt trời.

Ảnh chụp : Nai bên ven rừng, Winnipeg. Bạch Nữ
Mùa Đông đẹp nhất vẫn là cảnh tuyết rơi, tuy lạnh nhưng không ai có thể không khỏi lắng lòng khi chiêm ngưỡng tuyết rơi. Cảnh tuyết rơi là một cảnh sắc đẹp tuyệt vời. Nhìn cảnh tuyết rơi tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng như chùm tuyết bông gòn bay lơ lửng giữa bầu trời. Xuyên qua làn sóng ánh sáng phản chiếu màu trắng tinh khiết của hạt tuyết giống như hàng triệu viên kim cương hoàn hảo lấp lánh trước nền trời xanh xám. Bầu trời về đêm ửng hồng báo hiệu tuyết sắp rơi khác với trời âm u báo hiệu sắp mưa trong mùa hè. Tuyết rơi và mưa thì cũng là mưa đó thôi nhưng ở thể đặc hay thể lỏng. Mỗi hạt tuyết là một hạt thủy tinh lóng lánh tia sáng ngời. Mỗi giọt mưa tắm mát cỏ cây và gội sạch bụi bẩn trần gian.
Tuyết rơi đọng lại trên cành cây và muôn vật tạo cho chúng ta có cảm giác thật đặc biệt, vừa dạt dào, vừa lâng lâng…Dầu ai đang buồn phiền, giận hờn chi cũng dịu lòng khi nhìn tuyết rơi. Cũng giống như chúng ta sống ở sông nước miền Tây nơi quê nhà Việt Nam, nhìn nước sông chảy lững lờ bao muộn phiền như trôi đi hết. Có lẽ vì thế mà dân sống miền sông nước dễ dãi, thân thiện, hiền hoà và chân chất hơn chăng?
Trời mùa Đông hình như xám hơn. Đêm Đông như dài thêm ra. Chúng ta hình như ngủ rất ngon vì hơi lạnh làm nhiệt độ trong cơ thể thấp hơn. Suy nghĩ cũng vì vậy sẽ rõ ràng vì được ngủ tròn và ngon giấc. Ngày thì ngắn chưa kịp làm gì thì trời đã tối. Hàng ngày khoảng bốn giờ chiều trời đã chập choạng. Muốn đi đâu cũng rất khó. Cảm thấy chúng ta dường như ở rất xa mặt trời vào mùa Đông. Bầu trời thì thấp chừng như có thể với tới.
Mùa Đông cũng cần cho chúng ta ngăn chận muỗi ngừa được bệnh tật do chúng gây ra. Mùa Đông làm giảm ô nhiễm, không bụi bậm bay mù trong không khí. Chúng ta mặc nhiều lớp áo vào mùa Đông, tha hồ đủ kiểu làm ấm thân thể, với khăn choàng cổ nhiều kiểu và màu sắc để làm đẹp vì chỉ có khăn choàng là đập vào mắt người nhìn nhiều nhất so với bộ dạng chúng ta vào mùa Đông.
Mùa Đông là mùa Giáng Sinh của người Thiên Chúa Giáo và lễ Tết Dương Lịch cho toàn thế giới. Mọi người chờ đợi dịp này để san sẻ yêu thương cùng đoàn tụ gia đình. Dầu ai ở xa cũng về thăm gia đình cùng thân quyến. Những đường phố, nhà thờ, đèn hoa rực rỡ, bắn pháo bông trong đêm giao thừa và trượt băng làm lòng người cũng cảm thấy vui và cần chia sẽ những yêu thương. Mùa của mong mỏi, ước mơ, vui vầy và đoàn tụ.
Những ngày đẹp trời, tiếng chim sẻ ríu rít trên cành cây, vài chú sóc chạy để những vết chân bé nhỏ trên tuyết, dân chúng đổ xô ra ngoài. Người lớn tuổi đi dạo, người trẻ chơi thể thao như trượt băng, trượt tuyết, chơi Hockey. Mỗi loài có sinh hoạt và thú vui riêng.
Nhà ai có hot tub ngoài trời, có dịp lăn ra tuyết và nhảy vào bồn nước nóng để có cảm giác nóng lạnh đánh thức làm mới các tế bào, làm mới tâm hồn cùng suy nghĩ. Ngồi trong hot tub bên tách trà hay tách chocolate nóng, trên đầu tuyết rơi lả chả nhìn trời đêm vào những đêm trăng sao thiết nghĩ không gì thú vị bằng. Ai có tuổi thơ tắm mưa cùng lúc ngâm mình trong dòng sông thì đây là một hình ảnh gợi nhớ ký ức tuổi thơ với cùng cảm giác.
Đôi khi chúng ta thấy may mắn ngồi ấm êm trong phòng khách có lò sưởi trước cái ti vi to mà cũng chạnh lòng khi nghĩ đến các loài thú phải ra đi ngàn dặm để tránh Đông. Mùa Đông thật sự không dễ dàng cho một số sinh vật trong đó có loài người. Các thú đi xa không chỉ vì tránh lạnh mà bị bắt buộc phải ra đi vì mất nơi cư ngụ. Xa rời những thói quen sinh hoạt, thay đổi, đối diện với những hiểm nguy, đương đầu với những vi sinh vật mới vì sự thay đổi môi trường, Do vậy phải đối đầu với sự yếu đuối về thể lý. Có loài phải thay đổi diện mạo như đổi màu lông để sinh tồn, tránh hiểm nguy bị tấn công bởi các sinh vật mạnh mẽ hơn. Các thỏ rừng hay chồn hoang từ xám thành trắng cho phù hợp với nền tuyết trắng tránh bị phát hiện.
Những đêm tuyết rơi suốt, mọi người dành thêm nửa tiếng đồng hồ mỗi sáng để dọn đẹp lối đi, cào tuyết phủ lấp xe đang đậu trên đường, dành thêm vài mươi phút để lái xe đến chỗ làm. Các công nhân bắt đầu làm việc từ hai giờ sáng để dọn sạch tuyết trên đường cho dân chúng lái xe vào sáng hôm sau. Tuy làm vì sinh kế nhưng vẫn có những tâm hồn thích cho đi những sự chăm sóc tưởng chừng như không có gì, lại mang ý nghĩa của sự tương quan nhân văn trong đời sống. Người ta thường ví von Canada xứ lạnh tình nồng thật không ngoa chút nào.
Ai sống ở Canada thế nào cũng có đôi lần ú tim khi lái xe trên đường có lớp băng mỏng. Những trải nghiệm bất ngờ không bao giờ ta ngăn ngừa được, mùa Đông đường đi rất trơn trợt khi tuyết tan dưới ánh nắng ấm, rồi đông lạnh lại về đêm. Cái lạnh của mùa Đông có thể làm đông cứng những mảnh hồn thơ mộng đang chờ đợi xuân về như những loài cây chờ đợi dịp nở hoa. Dưới lớp băng, dòng nước chảy đang lượn lờ, chờ đợi tia nắng ấm nhẹ nhàng xuyên thấu, vẫn chảy chầm chậm bên dưới lớp chăn lạnh giá tìm về biển cả.


Ảnh chụp: Trái: Ice Fishing trên Red River, Winnipeg, Bạch Nữ
Phải: Trượt tuyết ở Kicking Horse, BC, Canada. Bạch Nữ
Mùa Đông có những loại thể thao như ski, skate, snow boarding, ice fishing… cho những ai thích thách thức với cái lạnh kinh người của Canada. Cũng có những trò chơi ngộ nghĩnh như International Hair Freezing Contest vào mỗi tháng Hai ở Takhini Hotprings, Yukon Territory. Người dự thi làm ướt tóc mình trong hotsprings và làm kiểu cho tóc mình, để tóc bay hơi và hơi lạnh làm tóc bị đóng băng trong vòng vài phút. Tóc bị đóng băng với hình thể nào sẽ là hình dự thi. Người được giải nhất khoảng hai ngàn đô la Canada.
Những lễ hội ở mỗi tỉnh bang Canada làm nên ý nghĩa của một mùa không được ưa chuộng trở thành mùa có những trò chơi thú vị, lạ kỳ, không kém phần lôi cuốn. Những đường trượt băng tự nhiên trên kinh đào dài nhất thế giới ( UNESCO World’s Heritage) ở thủ đô lá phong, Ottawa, là nơi tụ họp nhiều dân chúng trong mùa Đông lạnh giá. Thành phố Winnipeg là thành phố thứ nhì có đường trượt băng tự nhiên trên sông Red lôi cuốn bao khách đến thăm và tham dự trượt băng.
Mùa Đông tuy lạnh nhưng không có mùa Đông thì các loài như thiếu sự nghỉ ngơi. Cây cỏ cần dành năng lượng để lớn và cho hoa, cho trái. Mùa Đông làm ngưng sự phát triển của muỗi và côn trùng, do đó giảm bớt bệnh tật. Loài người ngủ tốt và suy nghĩ tốt hơn vào mùa Đông. Sự hiện diện của mùa Đông là cần thiết, là gạch nối giữa mùa Thu và mùa Xuân làm cho mùa Thu nồng ấm và quyến rũ hơn, tôn nét đẹp của mùa Xuân thêm tươi mát, thú vị và mong chờ hơn.
Cái lạnh của mùa Đông làm cho đời sống ý nghĩa nếu trong lòng chúng ta ấm áp, cũng giống như một vắt nước đá nhận giữa mùa Hè nắng nóng. Sự việc tuỳ thuộc vào cách chúng ta nghĩ về đời sống lạc quan trong cái nhìn qua lăng kính đa màu.
Sự góp mặt của mùa Đông vào chu kỳ của thiên nhiên đóng góp vào sự đa dạng làm phong phú cho đời sống nhân loại. Tưởng tượng Noel không có tuyết thì cảnh sắc sẽ rất buồn vì sẽ không có cảnh thơ mộng và huyền diệu trong ngày lễ lớn nhất của năm.
Dù ta thích hay không thì mùa Đông hiện hữu để phục vụ các loài có mục đích riêng của mẹ thiên nhiên.
Winnipeg, 09-Nov-2020
Bạch Nữ
______________________________

Giáng Sinh Không Có Em
Giáng sinh không có em.
Giáo đường buồn tẻ nhạt.
Nhớ búi tóc cong phồng.
Cái lưng ong nhỏ nhắn.
Màu áo xám nhạt thanh.
Ôm tròn bờ vai nhỏ.
Giáng sinh không có em.
Chúa không viếng đến nhà.
Thiên thần không múa hát.
Santa đi thoảng qua.
Santa buồn không ghé.
Vì biết không có em.
Giáng sinh không có em.
Reveillons tẻ nhạt.
Rượu nhạt chẳng mềm môi.
Vì thiếu nồng hương vị.
Và thiếu bóng dáng em.
Như thiếu cả bầu trời.
Winnipeg, 22-Dec-2019.
Bạch Nữ
__________________

Giã biệt
Mùa Thu
Cuối Thu
Mùa Thu sắp qua đi
Và mùa Đông chợt đến
Đâu còn hoa Cúc vàng
Rung rinh trong nắng ấm.
Trên những tàng cây khô
Không còn những lá xanh
và tiếng chim chíu chít
Mùa Thu đi đâu rồi.
Mùa Đông phủ tuyết rơi
Không còn mảng cỏ xanh
Không còn hoa dại nở
Và em cũng không còn.
Không gian như trầm lắng
Như vùi trong tuyết trắng
Yên bình trong giấc ngủ
Mơ thấy em dịu dàng.
Winnipeg, 10:20, 20-Nov-2019.
Võ Thị Bạch Nữ
_____________

Chiều nay gió lạnh hơn, nhiều lá vàng rơi rụng, liên tưởng tới những chuyện tình yêu trắc trở trên đời (không phải của ngừơi viết) mà lòng thoáng cảm xúc bâng khuâng.
Xin tặng những tình yêu trắc trở.
Lá Tình Thu
Một cơn gió thoảng qua
Chiếc lá vàng rơi rụng
Nhìn lá rơi chầm chậm
Lòng em buồn biết mấy.
Thêm một làn gió nữa
Bao nhiêu lá rụng rơi
Lá đáp xuống nhẹ nhàng
Nằm trên mặt đất khô.
Từng lớp, từng lớp lá
Nằm cận kề bên nhau
Như những cặp tình nhân
Yêu nhau, yêu nhau mãi.
Mùa Thu đến rồi chăng?
Sao lá vàng nhiều thế!
Phải chăng bởi Thu về
Làm lá rời xa cây.
Như ta rời xa nhau
Như tình ta gián đoạn
Như lòng ta cách xa
Như lời yêu không trọn.
Lá rơi và lá rơi!
Tình ơi và tình ơi!
Những chiếc lá xa cành.
Những tình yêu dang dỡ.
Đẹp như lá mùa Thu.
Rơi đi và rơi mãi!
Winnipeg, 12:25 Sáng 8-Oct-2019.
Bạch Nữ
__________________

Thu về
Màu xanh của cỏ bớt xanh hơn những ngày trước, từng bầy ngỗng trời vẫn cặm cụi trên nhữngđọt cỏ xanh. Thảm cỏ xanh lốm đốm những vệt cỏ đổi màu vàng sậm vì nhiệt độ hạ thấp những đêm qua. Ngày trở nên ngắn hơn vì thế nắng nhường lại cho chập choạng tối và đêm như dài thêm ra. Ngược lại mây trắng xanh, trời trong xen lẫn màu vàng vọt của nắng trời báo hiệu Thu về trên xứ sở lá phong, mệnh danh “Xứ Lạnh Tình Nồng " Canada.
Cảnh sắc Thu êm đềm. Thu lạnh trong đêm, sáng ra chợt thấy mình cần chiếc áo len. Gió thổi từphương Bắc lúc xế chiều nhưng đến từ phương Nam lúc ban trưa, gió tới từ muôn hướng tạo cho một sắc Thu vừa ảm đạm vừa thu hút người thưởng ngoạn một cách huyễn hoặc thần kỳ. Lá vì thế cũng đổi màu nhanh và gió lay rụng mấy chiếc lá vàng tô điểm khắp mặt đường. Không gì kỳ diệu cho bằng tiếng lá vàng vang tiếng giòn rụm dưới bước chân.
Ai cũng nghĩ là mùa Thu cảnh sắc buồn, nhưng thật ra Thu cho nhiều màu sắc, nhiều cảm giác ấm lạnh bất chợt khiến người ta dễ gần gũi nhau hơn. Tình yêu cũng sáng chói trong trời Thu tản mạn, mùa của yêu đương, mùa của ngợi ca tình yêu, của mật ngọt nồng ấm. Mùa Thu của thi ca và thơ văn lãng mạn.
Mùa Thu đẹp và thơ mộng trong những chiếc áo len đủ sắc màu, vớ dầy và giày ấm đạp trên lá vàng giòn tan dưới đôi giày cao che khuất cổ chân, thêm vào bàn tay trần khá lạnh và đôi má hây hây đỏ hồng vì gió. Mùa Thu là mùa của những chiếc áo tay dài phủ cổ tay, se tròn dưới lòng bàn tay vừa hợp thời trang vừa ấm áp, mặc kèm với chiếc quần jeans bó có cảm giác ấm áp khi nhìn. Chiếc áo choàng ấm tạo dáng cho mùa Thu thêm đậm sắc màu của thời trang.
Mùa Thu cũng là mùa tóc xoả che chiếc cổ tròn cao được ấm và những lọn tóc được dịp tung bay trong gió hay những bím tóc xinh xinh tạo nét nhí nhảnh một thời. Mùa Thu của điểm trang đậm màu hơn là màu sáng nhạt của mùa Hè, màu nâu thay cho màu hồng sáng, màu chocolate thay vì màu vàng hay màu cam.
Hơn thế nữa, mùa Thu còn làm ta nhớ cố nhân, nhớ người thân thương và cảm thấy ngôi nhà mình thêm ấm cúng, an toàn hơn hết. Ngoài kia gió lạnh, bên trong kín gió cạnh tách nước trà nóng, ôi thôi là nồng ấm! Ta nhận biết, cảm thấy gần gũi và yêu cái tổ ấm của mình mà đôi khi chúng ta bỏ quên. Mùa Thu là mùa nhung nhớ, từ lá chuyển màu rồi rơi rụng, đến gió lạnh làm người ta nhớ thuở xa xưa, quá khứ hiện về như một giấc mơ.

Sự trộn lẫn giữa cái hơi hơi lạnh, với bầu trời có mây xanh biếc, thêm vạt nắng vàng vừa đủ ấm giống như một thứ gia vị tuyệt vời đậm món ăn ngon. Không khí mang độ ẩm nhẹ, lạnh nhưng không khô khan, thỉnh thoảng có mùi củi đốt thơm lừng trong không khí. Thu còn là mùa của gặt hái cùng nhiều loại trái cây chín vào mùa Thu như cam, quít, bưởi, trái vả, lựu…Đầu mùa Thu là mùa khai trường, rộn rịp với bao nhiêu là quần áo, giày mũ, sách vở thơm mùi giấy mới. Tuy không còn cắp sách đến trường, chúng ta không khỏi nhớ lại thuở ấu thơ mà rộn ràng cùng con trẻ.
Những giọt sương tuyết sớm đã khiến cho đầu cây ngọn cỏ mặc áo khoác mới vừa lóng lánh như kim cương vừa làm lá chuyển màu vàng ối, trĩu xuống ủ rũ buồn và mùa Thu trở lại khiến lá vàng, lá đỏ, lá cam thi nhau khoe sắc. Ôi mùa Thu đẹp như thơ, qua nhanh như giấc mơ. Gió muôn phương, lá chuyển màu, đổi sắc chỉ vì Thu!
Mây mang nhiều hơi nước nên trời u ám như chực mưa. Mùa Thu về chừng một tháng thôi mà khí hậu dịu hẳn, màu sắc đất trời cũng đổi nhanh. Gió lạnh, nước sông trong suốt nhưng nhẹ nhàng êm ả. Vài tảng băng mỏng qua đêm lạnh che phủ mặt nước lỏm chỏm đủ cho những con ngỗng trời ngụp lặn chưa muốn rời đi.
Mây bay trong gió len trong lá.
Sương phủ giăng mờ dấu lối xưa.

Sáng ra tuyết phủ mặt đường trắng xoá, trên cành cây những hạt tuyết mang nhiều độ ẩm trĩu nặng cành. Cảnh đẹp giữa
mùa Thu theo lịch nhưng thực tế thấy tuyết trắng là ta biết Đông về. Thu giới thiệu Đông về.
Trời lạnh ẩm ướt làm con người khó chịu, lòng người nhũn ra bởi vẫn còn Thu cho tới tuần thứ ba của tháng mười hai. Có ngày sương mù giăng khắp lối, mờ ảo như cõi thiên thai!
Bóng chiều chập choạng như say nắng.
Ngả xuống bên thềm gió Thu đưa.
Gió Thu không đồng nhất, khi nhẹ nhàng thoang thoảng, khi cuốn nhanh làm lá rơi đầy. Đầu Thu, gió từ hướng Tây, hướng Nam hay hướng Đông, rồi Tây Nam, hay Đông Nam làm ta có cảm nhận khác nhau, mới mẻ, lạ lẫm như được vỗ về. Đôi lần vài ngọn gió từ phương Bắc làm lá xanh vàng nhanh hơn và vài cơn gió mạnh làm lá vàng rơi từng cụm. Tuy gió nhiều nhưng vẫn êm đềm, đằm thắm. Mặt nước sông gợn nhẹ nhưng liền lạc nhau tạo nên di động khá êm, không to tác như mưa dầm nước lũ. Mây mù nhiều hơn nên trời ui ui như chợt mưa, chợt nắng không dự đoán trước.
Gió len trong lá.
Gió lùa trong cây.
Gió tràn qua đồng cỏ.
Gió muôn chiều làm lá tung bay.
Lá rơi lìa cành!
Tuyết đầu mùa Thu đang tan dần để lộ những mảng cỏ xanh tươi rói mọc chỉa thẳng lên không.
Bên triền dốc từng cụm ngỗng trời đang mải mê rỉa từng cọng cỏ non xanh mềm mại. Bên kia ngọn đồi, vài chú nai đang gặm cỏ trong buổi sáng mai chan hoà dưới tia nắng đầu ngày. Nhìn nắng ban mai dịu dàng mà lòng cảm thấy nhẹ nhàng, mùa Thu vẫn còn quanh quẩn chưa rời đi.
Vẫn còn vài lá xanh trên cành trong nắng sớm. Cuối tháng mười tuyết đầu mùa rơi làm úa những cành hoa thu muộn. Những đóa Thạch thảo, đóa Hồng sắc tươi thắm không đủ ấm lòng trong tiết thu.
Đám ngỗng trời vẫn kiên trì ở lại với bải cỏ thơm mùi quê hương cho đến khi tuyết phủ bải cỏ tươi ngon rồi mới chịu lên đường. Sáng ra trên đồi cỏ nhỏ, từng bầy ngỗng vẫn chăm chú điểm tâm trên cụm cỏ nhô lên giữa mảng tuyết vừa rơi. Trong kinh nghiệm sống, ngỗng còn ở lại là Đông không dám đến, thời tiết chưa lạnh lắm. Ngỗng trời chỉ ra đi khi bãi cỏ phủ kín tuyết không chịu tan dưới ánh nắng mặt trời và mặt nước sông bị đóng những mảng băng. Không còn lương thực, nước uống đành phải rời đi. Cánh chim trời bạt gió bay xa, hẹn mùa xuân năm sau trở lại thăm quê nhà êm ấm.
Mùa Thu với nhiều sắc màu, mùa lễ tạ ơn với thu hoạch mùa màng, mùa Thu thơ mộng ngập tràn cảm giác của lãng mạn trong thi ca và tình yêu. Mùa Thu sáng tạo và tưởng tượng trong chu kỳ của cuộc sống, của sự bắt đầu và sự kết thúc để bước vào một sự bắt đầu của chu kỳ mới. Mùa Thu làm chúng ta ngạc nhiên ngỡ ngàng vì những thay đổi nhanh chóng của thiên nhiên, xảy ra định kỳ sao chúng ta luôn thấy mới mẻ, luôn mong chờ vì có lẽ vừa nhận biết lại sắp qua rồi!
Winnipeg, 20-Oct-2020
Bạch Nữ
________________

Ở Winnipeg tháng chín mưa nhiều. Chiều nay trên đường về bị đoàn xe lừa chạy ngang. Ngồi trong xe dưới trận mưa rào mà thấy lòng man mác. Cảm nghĩ về mưa thật đầy, thật tròn trịa.
Tiếng Mưa Rơi
Tiếng mưa rơi đều đặn nhỏ từng giọt cách khoảng đều nhau. Tiếng mưa rớt trên mặt sông từng giọt vừa thánh thót, vừa lỏm bỏm làm thành những vòng tròn lan rộng ra và biến mất tan vào mặt nước mênh mông. Có những giọt nổi bọt trôi lềnh bềnh trên mặt hồ rồi tan biến đi không để lại dấu vết gì. Mưa mơn trớn. Mưa lẳng lơ.
Xen lẫn đâu đó tiếng mưa rơi trên lá xô đẩy nhau làm cành cây khẽ đong đưa để những giọt mưa rơi xuống thấm vào đất. Mưa thế này thì dai dẳng lắm, nằm trên giường nghe tiếng mưa mà lòng chừng như chùng lại, nhớ về thuở xa xưa. Mưa da diết. Mưa nhớ cội, nhớ nguồn.
Tiếng mưa rơi đều trên mái ngói chậm rãi, đều đặn như tiếng di chuyển của chùm ruột trong bụng một bà mẹ có mang, ru đứa trẻ thơ chín tháng ấm êm trong lòng mẹ. Mưa vỗ về. Mưa âu yếm.
Mưa dai dẳng khác với tiếng mưa có sấm sét và tiếng gió hú vang trong đêm lạnh làm cảm giác ấm cúng khi nằm trong chiếc chăn ấm áp. Thỉnh thoảng có tiếng gió rít lên tạo thanh âm như tiếng hú từ cõi xa xăm. Vẳng vẳng tiếng côn trùng rên rỉ, tiếng dế kêu hòa lẫn tiếng mưa rơi làm cõi lòng người thêm ấm cúng. Mưa cho cuộc tình bắt đầu. Mưa trong hạnh phúc. Mưa cho sự tan vỡ, mưa buồn như nước mắt. Mưa của tuyệt tình.
Có những trận mưa giông, nước mưa trút xuống ầm ầm trên mái ngói, mái tôn, trên đọt lá, trên đất khô cằn vì nắng cháy. Mưa phần phật trong gió, mưa ào ào trong không gian như giận dữ xua đi cái nóng đun người của trời đất. Mưa tàn nhẫn. Mưa vô tình.
Mưa tắm gội cho cây cỏ hoa lá tươi mầm, cần thiết cho sinh vật gột rữa những bụi bẩn trần gian. Mưa tưới mát. Mưa làm mới sinh vật và cỏ cây.
Mưa nhớ đất, mưa tuôn xuống thấm vào đất, len lõi tìm về nguồn nước nhỏ năm nào rồi vui vẻ chảy ra ngọn suối con, nhập vào con rạch nhỏ gọp về sông lớn rồi cùng nhau ra biển. Mưa ân tình. Mưa thủy chung.
Mưa cả ngày, tiếng mưa rả rít như nhớ ai, như nhớ tới những buổi mưa dầm ngồi nhà gặm bắp nóng hay khoai lang luộc và nghe bà, nghe cô kể chuyện ngày xưa, chuyện mẹ tôi lúc sinh thời. Chuyện cây vú sữa trái sai quằn thiếu điều gảy nhánh. Nhớ mùi mít chín thoang thoảng ở góc nhà, thèm mà không được ăn vì trời tối Bà sợ nặng bụng không ngủ được nên để dành hôm sau. Nhớ cây chùm ruột bên hông nhà Bà chờ đợi tôi hái. Nhớ tiếng dế kêu ra rả ngoài hiên nhà như réo gọi ai về. Nhớ thuở xưa trầm mình trong nước sông ấm áp giữa cơn mưa, vừa tắm mưa vừa xách chứa nước mưa trữ dùng làm nước uống. Mưa mong nhớ. Mưa trong nỗi nhớ.
Tiếng mưa như một niềm nhớ nhung dạt dào, nhớ thuở xưa trên đường đi học về mắc mưa ướt sủng, bị cảm lạnh vì mưa. Chứng kiến những chuyện tình nho nhỏ dưới cơn mưa hay đứng trú mưa dưới hiên nhà nghe giọt mưa rơi thánh thót, trông vào nhà ai mà mơ ước bữa cơm chiều đầm ấm quanh bàn ăn.
Mưa rơi trên biển cả làm con thuyền chênh vênh, làm con người chới với, chòng chành trên sợi dây sanh tử. Mưa ướt cả mặt người hòa cùng nước mắt. Mưa khắc khoải, mưa quan hoài như trông chờ định mệnh đẩy đưa. Mưa trong những đêm đen huyền diệu, mơ về cõi xa xăm hay mơ về những chuyện tình ấm áp ngọt ngào.
Những cơn mưa rữa sạch những con đường bụi bậm, làm mới những bộ mặt của cỏ cây, muôn hoa xinh tươi mọc đầy lối.
Sao ta vẫn mãi mê trên đường thiên lý chẳng muốn dừng chân tuy đường dài đã mỏi? Mưa đưa lối cho ta về nơi cũ kẽo ta đây đang lạc nẻo đi về…
Winnipeg, 11:40 PM, 01-Sept-2020
Bach Nu Vo
______________________

MÁI TÓC
Ngày 4-11-2018 thầy Hùng chia sẽ cho tôi nghe bài nhạc “Tóc Xưa” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc từ bài thơ Tóc Xưa của Bác sĩ Dương văn Thiệt viết về sợi tóc tình cờ nhặt được trên gối sau khi vợ mất nên ông xúc cảm viết lên bài thơ. Sau khi nghe nhạc tôi thương cảm mà viết lên bài “Mái Tóc.
Bài thơ "Mái Tóc" được ra đời trong tâm trạng đồng cảm với một người không quen, ông đã tìm thấy sợi tóc thân thương của người vợ vừa qua đời, còn vương trên gối.
Bài thơ "Mái Tóc" của tôi được ra đời sau khi thầy PLH chia sẽ bài nhạc "Tóc Xưa "với tôi.
Mái tóc!
Quanh quẩn đâu đây dáng ai ngồi.
Chải tóc bên thềm, hong gió hạ.
Tóc thơm mùi nắng, dạ ngẩn ngơ.
Tóc buông lơi, phất phơ trong gió.
Tóc buông dài, nuôi dưỡng tình ai.
Mái tóc huyền; suối, mây cả thẹn.
Óng ả trôi, chảy xuống suối đời.
Sợi tơ tình buộc tóc xuân xanh.
Đem thương cảm ướm lòng cô quạnh.
Winnipeg, 10:55 PM, 05-Nov-2018.
Bạch Nữ.
_______________________________________
Sáng nay trên đường đến sở làm đi qua cánh đồng rộng xanh rì một dãy xa. Bãi cỏ được cắt bằng phẳng trông thật đẹp. Những ngày cỏ chưa được cắt tôi thấy có những lũ chim, ngỗng trời, vịt trời, thỏ... sáng sáng điểm tâm trên ngọn cỏ non tươi. Hôm nay các loài thú đi nơi khác vì các ngọn cỏ non đã không còn nữa!
Thiên nhiên là của muôn loài, chúng ta chỉ là một trong những loài. Bài thơ "Đâu rồi ngọn cỏ non" ra đời trong tâm trạng thương cảm cho muôn loài đã mất đi nguồn sinh sống quen thuộc hàng ngày. Bài thơ được làm năm 2019.
Năm nay 2020 thì bãi cỏ đã biến thành bãi đậu xe.

Đâu rồi ngọn cỏ non!
Trên cánh đồng cỏ,
mênh mang.
Có con chim nhỏ,
lang thang.
Có con thỏ nhỏ,
hoang mang.
Và con chuột nhỏ,
huênh hoang.
Nai vàng ngơ ngác,
lan man.
Có con mèo nhỏ,
miên man.
Bò vàng miệt mài,
gặm cỏ.
Nắng vàng chan hoà,
ấm áp.
Kìa, xe cắt cỏ,
lù đù.
Đi lằn ngay ngắn,
đoạn lìa.
Ngọn cỏ non xanh.
Không còn.
Những luống cỏ non.
Để cho.
Loài thú ngơ ngác,
Nghiêng đầu.
Lửng thửng bước đi.

Ảnh chụp: Bạch Nữ
Winnipeg, 20:00 01-Aug-2019.
Bạch Nữ.
Kỷ niệm một thời nghiêng ngã trước đôi mắt đẹp của cô bạn thân thương. Xin tặng những ai có ánh mắt đẹp như ngõ hẹp của thiên đường, có đôi môi thắm xinh như hoa dại bên đường. Không cần son phấn, không cần điểm tô mà vẫn cuốn hút qua cái nhìn, cái duyên ngầm chưa điêu luyện.

Em Chưa Đẹp Lắm!
Em chưa đẹp mà đất trời nghiêng ngả.
Mắt em buồn trời lấp ló trong mây.
Miệng em cười như vầng trăng mười sáu.
Đoá hồng tươi phải dấu mặt thẹn thùa.
Ngỏ hẹp thiên đường dưới hàng mi rậm.
Sâu thăm thẳm thời gian như ngưng đọng.
Đưa anh lên từng nấc thang tuyệt diệu.
Xin một lần như “Lưu-Nguyễn”lạc thiên thai!
Anh là sa mạc khô cằn nắng cháy.
Chờ em như nước mát tự suối nguồn.
Tưới hồn anh thấm mát những mầm xanh.
Để anh nhìn áng mây trời nồng ấm.
Ánh nắng ban mai ngọt ngào soi sáng.
Vẫn còn nhường hồng nhuận của đôi môi.
Mấp máy thôi thì anh đã say rồi!
Như nhấp phải “nước đời ”nồng hương vị!
Em ở đó đừng đi đâu em nhé!
Để anh còn thưởng thức ánh chiều buông.
Đợi vầng trăng than khóc giữa lòng trời.
Vì em cả ! Rằng em chưa đẹp lắm!
Winnipeg, 22:05, 04-Nov-2019.
Bạch Nữ.

BƯỚM VUA
Xứ lạnh như Canada và phía Bắc nước Mỹ nhiều thú vật phải thích ứng với môi trường sống để sinh tồn như ngỗng trời, bướm vua…Nhìn sự chuẩn bị tập dợt theo đội hình vào cuối thu báo cho loài người biết là mùa đông sắp đến. Những dự báo tự nhiên này rất chính xác khiến người dân bản xứ họ chỉ nhìn vào hiện tượng chuyển mình của các loài như ngỗng trời để tiên đoán mùa.
Các loài thú này phải ra đi hàng ngàn dặm đường để tránh mùa đông khắc nghiệt ở Canada. Ngỗng trời to và đi từng đàn nên dễ nhận ra còn loài bướm vua, thân bé nhỏ nên ít ai để ý đến chúng. Tôi quan tâm đến chúng vì mỗi khi đi dạo dọc bờ sông gần những cây thông sữa, nhận ra chúng nhờ màu sắc cam trên thân thể chúng. Loài bướm này cánh màu cam có vân đen và những đớm trắng viền quanh rìa cánh. Đặc biệt là có màu đỏ cam đậm gần phía trên cánh.
Bướm ở vùng Bắc Mỹ, vào mùa thu phải bay xuống phía nam để tránh đông. Chúng trốn mùa đông từ tháng mười tới tháng ba trên những cành thông linh san trên đồi cao ở Mễ Tây Cơ. Hay chúng tụ chung với nhau trong những khu rừng trắc bá kín đáo ở miền Nam California hoặc Florida.
Hàng năm vào mùa thu khoảng cuối tháng tám tới tháng mười, những con bướm vua ở Canada, phía Đông của dãy núi Rocky, phải chuẩn bị bay một cuộc hành trình dài gần 5000 cây số xuống Mễ Tây Cơ để trú đông, bay với tốc độ chín cây số một giờ. Phía Đông bờ Đại Tây Dương thì bay xuống Florida, phía Tây bên kia dãy núi Rocky cạnh bờ Thái Bình Dương thì bay xuống Nam California.
Chúng phải bay qua suốt chiều dài nước Mỹ để tới Mexico trú đông trong rừng, tụ với nhau từng nhóm, ngủ và sống bằng chất mỡ dự trữ trong mùa Hè. Đến mùa xuân chúng chuẩn bị bay về Canada vào cuối tháng năm tới cuối tháng sáu hoặc đầu tháng bảy cho kịp mùa hè. Ở Canada cho mùa hè trong thời gian ba tháng là chúng bắt đầu bay trở lại nam.
Trong mùa xuân trên đường bay về, chúng phải dừng lại để đẻ trứng trên những cây thông sữa (Milkweed). Sau đó qua qúa trình biến thành những con bướm con để tiếp tục hành trình bay về phương bắc thay cho ông bà và bố mẹ chúng.
Bướm vua đẻ trứng trên lá cây non của cây thông sữa trong mùa xuân. Mỗi con có thể đẻ ngàn trứng. Trứng sống trên cây thông sữa và ăn lá cây này để sinh tồn. Khoảng ba tới tám ngày để trở thành ấu trùng và sống hai tuần để trở thành bướm và bắt đầu tiếp tục hành trình về phương bắc. Tuy nhiên hành trình dài sẽ không hoàn thành vì vậy chúng phải dừng và đẻ thêm.
Qua vài thế hệ thì bướm mới bay về tới quê hương Canada và vui hưởng mùa hè. Những con bướm bay đi đã không có dịp trỡ lại quê nhà mà là những đàn chắt hoặc chít của chúng hoàn thành cuộc hành trình về quê hương của cha, ông chúng. Tuy vậy chúng không lạc dấu về quê do sự xúc cảm tự nhiên, chúng biết đúng hướng để bay về quê hương Canada của cha ông, mặc dù chúng chưa bao giờ biết nơi bắt đầu cho việc di cư tạm.
Thế hệ sau cùng bay về đến Canada sẽ chậm phát triễn đường sinh dục để hoàn thành sứ mạng nên chúng có thể kéo dài sự sống tới bảy tháng trong khi bướm chỉ sống bốn đến sáu tuần trừ phi chúng đang mang sứ mạng trên hành trình cuối bay về.
Loài bướm này giúp các loại trái cây được thụ phấn cho chúng ta ăn. Chúng còn có tên là “biến thể trong khi ngủ” (sleepy transformation). Chúng cần ba ngày để phát triển bộ phận sinh dục sau khi lột khỏi lớp ấu trùng và bắt đầu sinh sản sau năm ngày. Chúng còn được gọi là milkweed butterfly.
Loài vật cũng có những hành trình di dân gian nan để hoàn thành sứ mạng sinh tồn và tìm về nguồn cội. So với khả năng và hoàn thành nhiệm vụ chúng ta cũng phải ngã mũ chào những sinh vật tuy bé nhỏ cho dù phải vạn dặm bay về quê hương chỉ để thăm nơi tổ tiên mình đã được sinh ra và đã không quên đi cội nguồn dù trải qua bao nhiêu thế hệ.
Winnipeg, 24-Feb-2019.
Bạch Nữ.
_______________________

Tỉnh giấc!
Bừng tỉnh dậy hơi hướm còn phảng phất.
Giấc mơ nào như chợt hiển hiện ra.
Bóng dáng ai thơ thẩn giữa khoảnh trời.
Lòng ta dại như thuở đầu yêu dấu.
Chiếc cầu vòng in trời mang màu sắc.
Ẩn sau màn sương mỏng đợi mây tan.
Dáng ai ẩn sau vầng mây rực sáng.
Đợi chờ hồng tia nắng gió thoảng qua.
Trong khoảnh khắc chợt hiện về tất cả.
Lòng phập phồng những cảm xúc thoáng qua.
Là ai đó đem tôi về qúa khứ.
Chiếc cầu vòng như tình bừng tỉnh cơn mơ.
Winnipeg, 12:30 24-Jun-2020.
Bạch Nữ

LÁ
Lá xanh, xanh mướt trên cành.
Lung linh trước gió, mỡ màng nắng mai.
Khi nắng ấm, lúc mù sương.
Lá thì thầm với gió xuân rộn ràng.
Lá xanh lả lướt rung cành.
Lao xao với gió, thì thào cùng cây.
Thoảng khi mây phủ che trời.
Cây xum xuê lá không rời xa nhau.
Hạ về nắng ấm tỏa lan.
Lá xanh mịn mượt, nhựa tràn non tơ.
Lá vui đùa với cây, hoa.
Hoa khoe sắc thắm, lá đong đưa cười.
Mưa tuôn lá tắm nước trời.
Lá tươi mát ngát một màu xanh trong.
Rằng cây giao cảm, dịu lòng.
Nương cây, lá luyến, dịu dàng sống vui.
Lá run rẫy trước gió lùa.
Vẫy tay chào Hạ, đón nàng Thu sang.
Qua bao sóng gió ngỡ ngàng.
Lá cùng cây vẫn chan hòa ấm yên.
Thời gian như thể bóng câu.
Héo hắt lá sầu, dạ rối thẩn thơ.
Chưa xa, lòng luống bùi ngùi.
Dọc bên sông, cây trơ soi bóng lẻ.
Lá bay theo gió, theo mây.
Sương lạnh xuống đầy, phủ nấm mộ trơ!
Dương trần cây nhớ điếu ai!
Lá về nguồn cội, đắp đầy chân cây
Cảm khái khi dự đám tang Bác Doãn. Đầu mùa Thu năm rồi.
BẠCH NỮ
LẮNG NGHE

Cảm giác lắng đọng vì Covid-19.
Lời kêu gọi!
Lắng Nghe!
Khép cánh cửa, nhốt mình trong khung gỗ.
Nhìn chung quanh, tôi thấy một mình tôi.
Ôi yên qúa, tôi nghe từng nhịp thở.
Tiếng côn trùng đang than khóc ngoài kia.
Sao yên thế, sao mà yên như thế?
Nhịp tim tôi đập khẻ, tiếng bập…bùng.
Vì sao yên? Vì sao lại qúa yên?
Nhịp sống chậm, tiếng ồn sao biến mất?
Lắng nghe lòng như thể chẳng được nghe.
Hãy chậm lại, nhịp đời đang nhanh qúa.
Trái đất này cũng bớt đi chấn động.
Ôi diệu kỳ, khói xe vơi hơn nửa.
Xã hội ta ngập chìm trong tiếng thét.
Luôn kích động, nhịp sống vội vô tâm.
Bình tâm lại, hưởng mùi hương hoa cỏ.
Sự sống này của muôn loài, muôn vật.
Của cỏ cây, trả lại khí trong lành.
Lặng suy tư các biến cố trong đời.
Điều chỉnh lại, hoà mình cùng tạo hoá.
Sẽ hạnh phúc khi ta nghe nhịp đập.
Trái tim người và cả trái tim ta.
Hòa nhịp điệu để cùng nhau chung sống.
Lắng nghe sâu tiếng gọi của chính mình.
Trong tăm tối, mong chờ ánh bình minh.
Nhớ ơn đời, ghi trí nhớ vào tim.
Chờ sớm mai tìm thấy mặt mọi người.
Dâng tâm hồn trong ý nghĩ cầu kinh.
Lòng cảm thấy an bình trong tâm tưởng.
Winnipeg, 3:10 Sáng 11-Apr-2020.
Bạch Nữ.
Bài viết về trí nhớ của một đứa bé chưa đầy năm tuổi trong đám tang của người mẹ được kể lại sau hơn sáu mươi năm cất giữ trong lòng. Hy vọng không làm cho mọi người buồn lây vì chuyện cũ đã qua rồi. Chu kỳ sống chết cũng bình thường như một phần của đời sống. Happy Mothers’Day.
Nước Mắt Trẻ Thơ
Năm ấy tôi gần năm tuổi, em trai tôi vừa lên bốn, mẹ tôi bạo bệnh qua đời sau vài năm vật vã trên giường bịnh và cách ly con cái. Bệnh lao phổi vào những năm cuối thập niên 1950 không có thuốc điều trị. Mẹ tôi qua đời vào giữa mùa Thu, trời se se lạnh nhưng trong xanh, mây trắng cao thăm thẳm. Nước sông êm ả, sóng gợn lăn tăn, từng đám lục bình trôi lững lờ theo dòng nước chảy. Trăng thu về khuya hình như cũng tỏ hơn, soi vằng vặc trên bóng cây vườn nhà bà tôi.
Mẹ tôi nằm yên ả trên một chiếc divan, cạnh bên cửa sổ. Mẹ nằm yên bất động, khăn trắng phủ khắp châu thân. Hôm ấy, chúng tôi chạy rong chơi bình thường như mọi ngày. Bốn, năm tuổi thì biết gì về chết chóc với lìa đời. Mẹ nằm đó như mọi ngày mẹ vẫn nằm, chỉ có hôm nay mẹ không ho như ngày thường mẹ vẫn ho. Không gian hôm nay hình như hơi thiếu vắng vì mẹ không ho như mọi ngày. Nhà nhiều người tới thăm, dòng họ và hàng xóm đều đến viếng.
Trên bến sông ngoài, một số người đang cố đẩy chiếc ghe tam bản vào con rạch nhỏ sắp cạn sát đáy. Trên ghe có môt chiếc quan tài màu đỏ, đỏ như máu bầm. Tiếng đẩy ghe hì hục hòa với bước chân lội bì bỏm trong lòng sông sắp cạn. Nhờ con rạch nhỏ nầy cung cấp nước hàng ngày cho gia đình tôi và cũng là nơi tôi tập tễnh ôm thân cây chuối tập bơi mỗi chiều.
Chị em chúng tôi theo cô Bảy và mọi người đi xuống bến trong để xem. Cuối cùng mọi người cũng đẩy được chiếc ghe vào tận đầu cầu bến trong. Hai chị em tôi đứng dưới cây vú sữa, nhìn mọi người đang đem cái quan tài đỏ kia lên bờ.
Nắng chiều chiếu xéo qua cành cây in bóng hai chị em tôi nằm dài trên lòng sông, giờ đã cạn. Trời chiều trong trẽo, xanh hơn mọi khi, hơi lạnh trộn lẫn với những làn nắng cuối ngày rọi trên chiếc hòm đỏ, phản chiếu chói vào mặt chị em tôi.
Nước ròng về chiều càng sát, lộ ra những vũng nước nhỏ trên lòng sông. Từng vũng nước ấy có chứa những con cá con mắc cạn vì không bơi ra kịp nước thuỷ triều. Đợi ngày mai, nước thuỷ triều trở lại, chúng sẽ tiếp tục cuộc hành trình trưởng thành trong dòng sông rộng lớn.
Chiếc quan tài đã được khiêng lên nhà, đặt phía bên trái trong căn nhà trên vì mẹ tôi là dâu và còn trẻ nên không được đặt giữa nhà. Cô Bảy dẫn chị em tôi theo đám người vào nhà. Ngoài sân rạp được che lên với bàn ghế cho khách đến thăm viếng ngồi.
Trời mùa thu tối nhanh. Bên ngoài trời bắt đầu chạng vạng; ánh trăng lưỡi liềm muộn treo lơ lững trên cành cây cao soi mờ mờ, tranh sáng với ánh đèn măng sông trong rạp. Trong nhà đèn đuốc sáng choang, người người đi lại sắp ghế, dọn bàn. Trà bánh được dọn lên cho những người thăm viếng.
Phía bên phải phòng khách, bà nội và bà ngoại tôi ngồi trên chiếc divan, đang chăm chú tháo những chiếc cúc áo của mẹ tôi. Hai bà khóc khi tìm thấy tiền giấy mẹ tôi may vào lai áo để cất giữ. Các cô, dì, chú, bác không cầm được nước mắt khi nhìn thấy vì nhớ mẹ tôi là một người tiết kiệm. Những chiếc áo này sẽ là hành trang mang theo cho mẹ tôi.
Cô, dì tôi đang may hai bộ áo trắng và khăn tang cho hai chị em tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy màu trắng gần gũi và thân thiết lắm. Hình ảnh và dấu ấn này mang theo suốt cuộc đời tôi, y phục tôi nhiều màu trắng và hầu như tôi không mặc màu đỏ cho đến khi tôi lớn tuổi. Lúc này tôi đã ý thức về sự ác cảm của tôi đối với màu đỏ kia.
Trời càng về khuya gió lùa nhẹ làm lá cây ổi ngoài cửa sổ đùn đẫy kêu lao xao. Tiếng kinh kệ và gõ mõ làm mọi người ngưng nói chuyện và làm tiếng lá rung cây càng nghe rõ mồn một.
Đến giờ khâm liệm mẹ tôi. Bốn người đàn ông nắm bốn góc khăn liệm màu trắng, nhấc mẹ tôi lên và đặt vào chiếc quan tài màu đỏ bầm kia. Hai chị em chúng tôi hốt hoảng; tôi thì nín thở, ôm mặt khóc không ra tiếng trong khi Năm Võ, em tôi, gào to và kêu : “Má ơi”.
Cô Bảy ôm Năm Võ vào lòng và dỗ dành em tôi. Còn tôi, đứng sau lưng cô Bảy, tay vặn xoắn chéo áo, cong người lại và nhìn người ta bỏ khăn trắng, áo trắng của mẹ tôi vào quan tài mà trong lòng run sợ, thấy hụt hẫng chơi vơi. Bà ngoại mặc tang phục cho chúng tôi, dắt chi em tôi quỳ trước quan tài và lạy từ gĩa mẹ. Phút chốc, chúng tôi quên đi và nín khóc. Chị em tôi từ đó không còn thấy mẹ nữa.
Tôi lặng đứng nhìn người ta dần dần đóng nắp chiếc quan tài màu đỏ lại mà quặn lòng hơ hãi. Tôi cảm thấy bầu trời như nhỏ lại bằng chiếc quan tài của mẹ và có cảm giác ngạt thở như mẹ bị ngạt thở trong cái nơi tù túng và tối tăm ấy. Tôi hình dung gương mặt mẹ. Tôi muốn ghi nhớ hình ảnh sau cùng của mẹ nhưng tất cả hình như nhạt nhòe không rõ nét.
Đám tang mẹ tôi diễn ra trong ngày thứ sáu sau khi mẹ mất vì tất cả mọi người đã về đông đủ. Ba tôi, chú tôi, các cô và dì dẫn chị em tôi đi cạnh quan tài mẹ, chậm chậm đi dần ra khu đất mộ gia đình, vượt qua khu vườn chuối, đi thẳng ra bờ dừa ngăn đôi khu vườn và khu đất mộ. Khu đất mộ gia đình nằm sát bờ ruộng lúa, cách một rạch nước nhỏ và hàng dừa dài suốt chiều ngang của đất nhà. Khu đất mộ trông mát mẻ và khá kín đáo nằm giữa hai hàng dừa xanh ngắt.
Tiếng thầy chùa tụng kinh và mõ gõ vang lên, hòa lẫn với tiếng khóc của chị em chúng tôi. Đến khu đất mộ, một cái huyệt được ông Bảy, dượng rễ của ba tôi, đào sẵn, nằm về phía chân và bên trái của mộ ông nội tôi. Quan tài được đặt trước huyệt và chúng tôi một lần nữa hụt hẫng như có một lỗ hổng trong tim. Cô tôi khóc, bà tôi khóc, chị em chúng tôi khóc, hầu như mọi người đều khóc trừ các ông đứng tuổi đang chăm chú lo việc chôn cất.
Sau khi thầy chùa đọc lời kinh kệ mà tôi còn quá bé để hiểu; quan tài mẹ tôi được dần dần hạ xuống. Tôi và em tôi khóc vật vã. Nhất là Năm Võ, khóc nhào ra đất và đòi theo mẹ tôi. Tôi vừa khóc trong thinh lặng, vừa nhìn từng cụm đất được quăng xuống, dần dần che lấp quan tài màu đỏ cho đến khi chúng tôi không còn thấy gì, chỉ còn đất và đất. Giờ thì không còn thấy gì nữa rồi, chỉ là màu đen xám của đất, nơi mà mẹ tôi phải ở lại mãi mãi.
Tôi có thói quen khóc không ra tiếng, đôi khi có tiếng nấc nho nhỏ hay tiếng mũi sụt sùi. Chúng tôi còn bé nên không hiểu gì nhiều ngoài việc chấp nhận mẹ phải ở trong chiếc quan tài đỏ ối kia. Mọi người dắt Năm Võ và tôi đi trở vô nhà. Cô tôi dỗ dành chúng tôi nín khóc. Tối hôm đó bà con về gần hết. Chúng tôi một lần nữa khóc đòi mẹ, đến khi mệt qúa Năm Võ ngủ vùi trong lòng bà ngoại, miệng còn mút ngón tay cái. Còn tôi nức nở mãi rồi ngủ với cô Bảy.
Sau ngày mở cửa mả, chúng tôi không khóc đòi mẹ nữa, chấp nhận là mẹ không về được nữa. Tôi trở lại trường học, tôi học lớp năm (lớp một bây giờ), còn Năm Võ học vở lòng nơi trường cô Ba ở ngoài đầu rạch Cái Da. Chú Út đi học ở ngoài chợ Cần Thơ, chú Út ở trọ nhà của ông Bề tôi gần bến Ninh Kiều để thi tú tài. Sau đó thì chú lên Sài Gòn học và sau này ở luôn trên ấy.
Có lẽ mẹ đi nhưng không được an lòng vì núm niú hai đứa con còn thơ dại. Mẹ tôi nhắn nhủ cùng các cô và chú tôi nhiều tháng trước khi qua đời: “ Anh Năm còn trẻ sau khi chị chết, ảnh sẽ đi tái giá, cô và chú hứa chăm sóc và thay chị nuôi hai đứa nhỏ nên người”. Bà Nội, các cô và chú hứa với mẹ tôi sẽ lo và chăm sóc chúng tôi nên người, không để sống chung với ba, nếu ba tôi tái giá. Lời hứa ấy được cô và chú tôi trân trọng cho đến khi tôi rời khỏi quê hương.
Một năm trôi qua nhanh. Ở cái tuổi lên bốn lên năm, chị em chúng tôi bận rộn sống, lớn và tập trưởng thành như một bổn phận nối dõi, nối dòng. Chúng tôi dần dà quên đi chuyện gì đã xảy ra, hình bóng mẹ dần dà phai nhạt, không còn hiện diện rõ nét trong trí của tôi. Bà Nội thương mẹ tôi lắm, bà Nội luôn kể về người con dâu vắn số này. Bà Nội muốn chúng tôi nhớ về mẹ của chúng tôi nên hay kể về sinh họat của mẹ lúc người còn sống. Nhờ vậy mà tôi nhớ rất rõ những sinh hoạt của mẹ tôi. Tuy vậy sau này khi lớn lên, tôi không tài nào nhớ được gương mặt của mẹ tôi, có lẽ vì bị cách ly lâu ngày và vì chúng tôi còn qúa nhỏ khi mẹ ra đi.
Mẹ được các cô và chú tôi nhớ đến như một người chị dâu hiền lành và tốt bụng. Có lẽ vì thế mà tôi được nuôi nấng và được cho học hành tử tế.
Năm 2016, tôi về thăm chú bị bệnh, chú tôi còn vui vẻ nhắc về người chị dâu qúa cố :“ Má con là người tốt và hiền lắm”. Và rồi chú cũng ra đi như mẹ tôi vài tháng sau khi tôi về thăm. Hầu như những người yêu thương tôi đều dần dà xa tôi vì lý do này hay lý do khác. Có lẽ khi mất mẹ rồi thì những người khác cũng rời xa tôi giống như là một điệp khúc buồn mà số phận đã gắn cho tôi. Mỗi người đến với tôi như một chương sách của đời tôi, ra đi và để lại cho tôi những nỗi buồn sâu kín.
Tôi như con cá mắc cạn trong vũng nước giữa lòng rạch nhỏ năm nào, chờ nước thủy triều lên để tiếp tục cuộc hành trình trưởng thành trong dòng sông đời rộng lớn.
Viết dựa theo lời kể của cô, chú và nhất là bà Nội của tôi.
Winnipeg, 27-Jan-2019. Revised 18-Feb-2019.
VTBN

Ba tôi khi trẻ. Mẹ tôi khoảng tuổi ngoài hai mươi, minh họa

Bây giờ mà kể chuyện vượt biển thì có lẽ hơi lỗi thời. Mỗi người trong chúng ta có kinh nghiệm riêng về chuyến hải trình của mình. Đây là chuyến hải trình của riêng cá nhân tôi đã trải qua xin được kể lại cho các bạn chuyến đi thay đổi vận mệnh đời mình. Thân ái.
Started 16-Feb-2020
Những Ngày Dài Nhất
Sự mong chờ
Sau năm 1976, tôi được học nội trú ở dự bị đại học. Không hiểu sao tôi không chọn Sư Phạm ngoại ngữ khi tôi đủ điểm đậu vô phân khoa này. Định mệnh dung rủi tôi chọn ngành Gây Mê Hồi Sức chỉ vì cái tên. Nhờ vậy tôi được biết người bạn tốt Bạch Loan. Bạch Loan và tôi học chung khoá Gây Mê Hồi Sức, sau vài tháng học chung chúng tôi trở thành bạn. Loan tính tình tốt biết cảm thông, thương người và có tính khôi hài. Đất Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn chúng tôi đi cùng khắp, chúng tôi đi ăn hàng khắp nơi đặc biệt là quận năm có nhiều khu vực ăn uống.
Năm 1975, Loan học xong lớp mười một chương trình Pháp ở Regina Pacis và có tú tài Việt năm 1976. Năm 1978, gia đình Loan đang tìm chỗ cho Loan đi vượt biên, Loan hỏi tôi có muốn đi cùng. Việc này ngoài dự định của tôi vì tôi không đủ vàng để thực hiện. Tình cờ Tết năm đó tôi về Cần Thơ, một người bạn thuở nhỏ của tôi có trong tổ chức vượt biên ở Cần thơ và tôi giới thiệu Loan như một người khách để được đi ké. Tôi trả lệ phí bằng một sợi chuyền vàng năm chỉ, cái đồng hồ Thụy sĩ Titoni và cái nhẫn xoàn ba ly của Bà nội tôi sắm cho tôi khi tôi mười sáu tuổi. Đó là tất cả kỷ niệm của bà Nội tôi để lại cho tôi. Trong khi Loan phải trả ba cây vàng. Việc học chúng tôi lúc ấy thật lơ là vì nghĩ rằng mình sẽ ra đi. Hai đứa mơ ước và dự định mình sẽ học gì và làm gì khi được đến nước ngoài. Giấc mơ Loan với tôi không thực hiện được khi biết tôi bị bỏ lại. Có thể chủ tàu muốn nhờ tôi ở lại móc nối thêm người cho ông ấy rồi sẽ đi chuyến sau cùng vì tôi có nhiều quen biết trong giới ngành y.
Trước ngày đi vào giữa tháng giêng năm 1979, Loan có nói tôi biết là tôi bị bỏ lại và sẽ đi vào chuyến kế tiếp với chủ tàu. Vị chủ tàu này cũng là chỗ quen biết của tôi. Loan cho tôi biết đường đi, nơi tụ điểm, nơi xuống tàu, lúc ấy tôi có thể đi theo như người “canh mer“, nhưng vì tự ái tôi chọn ở lại. Thế là tôi mất tất cả số nữ trang mà bà nội tôi sắm cho tôi và cũng không có lần đi kế tiếp. Nhưng nghĩ lại tôi thầm cám ơn vì bị bỏ lại, cuối tháng hai dương lịch năm 1979 Bà Nội tôi qua đời. Vị chủ tàu cũng không có cơ hội thứ hai để thực hiện. Đúng là cái số của ông ấy.
Khoảng giữa tháng giêng, tôi được tin Loan đến Pulau Bidong. Một năm sau thì Loan đi định cư ở Seattle, Washington State, Mỹ. Còn tôi ở lại lo học xong, ra trường và làm việc ở bệnh viện Chợ Rẫy cho tới ngày rời khỏi. Loan bây giờ là trợ y ( Physician Assistant) sinh sống ở Seattle.
Mãi hai năm sau tôi mới có dịp đi nhờ vào sự giúp đỡ của ba mẹ Loan và cô tôi. Lần đầu tiên tôi đi với em trai họ, con của cô tôi. Chuyến đi ấy không thành công. Cô tôi sợ và đòi tiền lại. Nhà của chị tổ chức ở cách cô tôi vài căn, hai gia đình quen khá thân. Cô tôi lấy lại phần vàng của em tôi. Chị tổ chức thấy tôi độc lập và vàng cũng đã chung rồi nên có ý định giữ tôi đi cùng. Cô tôi cho tôi phân nửa và ba mẹ của Bạch Loan cho tôi một nửa đóng lệ phí ra đi, dù rằng tôi chỉ phải trả có nửa giá thôi do có sự liên hệ tới nghề nghiệp của tôi.
Tổ chức gọi tôi đi lần thứ nhì sau đó vài tháng, với điều kiện chỉ một mình tôi đi thôi. Vì vậy tôi ra đi một mình. Chị tổ chức bảo tôi tìm cách ra khỏi nhà cô tôi trước khi đi vài tuần vì họ sợ bị lộ. Tôi không biết đi đâu đành tới nói thật với ba mẹ Loan, và tôi tới đó ở trong khi chờ đợi. Vì sự thân tình nên cô tôi không nghi ngờ gì và Ba tôi cùng gia đình không ai biết.
Rời Sài Gòn dấu yêu
Ngày bảy tháng bảy năm 1981, người tổ chức báo tin sẽ đi trong nay mai. Hôm đó là ca trực đêm cuối cùng của tôi. Sáng mùng tám trong giờ giao ban trước khi ra về tôi nhìn tất cả các bạn đồng nghiệp mà lòng hoang mang lắm. Cả ngày hôm đó tôi về thăm cô tôi, ăn cơm với gia đình và các em họ tôi. Sau đó tôi về nhà mẹ Loan và đi từ giã cô bạn thân của tôi, Cẩm Tú. Tôi nhờ Cẩm Tú mang đơn xin phép nghỉ của tôi với lý do ba tôi bị té nên tôi phải về quê gấp. Cẩm Tú, lúc ấy đang làm ở bệnh viện Ung Bướu, kế bệnh viện Nguyễn Văn Học cũ (Bv Nhân Dân). Sanh ra trong gia đình kịch sĩ nổi tiếng, Cẩm Tú thông minh lanh lợi nên việc xin phép dùm tôi rất êm xui. Tôi chỉ thấy áy náy với cô trưởng phòng mỗ đã yêu thương giúp đỡ tôi khi tôi muốn ở lại Sài Gòn, thay vì nhận nhiệm sở ở bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa Cần Thơ. Tôi luôn nhớ ơn cô.
Tôi rời lúc Sài gòn đang giữa mùa hè nóng bức. Năm giờ sáng ngày chín tháng bảy Bác trai, Ba của Loan, đưa tôi ra cửa và chờ tôi lên chiếc xe xích lô đi ra Xa Cảng Miền Tây. Bác trai nói: ”Con đi đừng quay đầu lại”, vì sợ tôi đi không lọt như nhiều lần trước. Đi ra bến xe sáng sớm tôi rất sợ vì hiếm khi tôi đi đâu một mình. Sợ, nhưng phải đương đầu một mình nên tôi phải cố gắng vượt qua. Rồi tôi cũng mua vé và lên xe đi về miền Tây với sự can đảm.
Xuống xe ở ngả ba Trung Lương tôi gặp được chị tổ chức với đứa con gái năm tuổi và đứa con trai ba tuổi. Chị ở cách nhà cô tôi vài căn nên chúng tôi cũng biết nhau. Tôi đã giúp người dì chồng của chị trong việc hồi sức sau mỗ nên được chị rủ và cho đi nửa giá. Chúng tôi ngồi chung lại với nhau trong quán cà phê bên đường chờ đợi hiệu lệnh của người dẫn đường. Không hẹn mà mọi người đều ngồi chung một quán cà phê. Ngồi cũng khá lâu thì có người đưa tin cho biết là phải vô Mỹ Tho ngủ qua đêm ngày hôm sau sẽ xuống tàu. Chúng tôi hai người lớn và hai đứa bé được ở chung một nhà nằm điểm ngay trung tâm thành phố. Tờ mờ sáng hôm sau chúng tôi được gọi dậy và trở ngược ra Trung Lương. Mệt vì mất ngũ và lo sợ nên chúng tôi khá uể oải.
Trong quán cà phê, chúng tôi tranh thủ mua bánh mì ăn sáng cho vững bụng. Đó là bữa ăn cuối cùng của tôi trước khi rời đi. Bữa ăn kế tiếp của tôi là trên sà lan của giàn khoan dầu ngoài khơi của Thái Bình Dương thuộc vùng biển của Nam Dương (Indonesia), sau mười hai ngày lênh đênh trên biển cả.
Xuống tàu
Do sắp xếp của người tổ chức, tôi xuống tàu trước một mình. Trong chiếc áo bà ba, quần soie đen đúng điệu gái quê, trên tay cầm giỏ rơm như đi chợ về trong đó có ba bộ đồ, một số đồ vệ sinh cá nhân và chiếc áo mưa. Bác gái, mẹ của Loan mua cho tôi một lượng sâm để ngậm khi cần và chuẩn bị một bọc nhỏ chanh đường phơi khô từ nhiều tháng trước. Tôi luôn nhớ ơn những người không ruột thịt đã thương yêu và giúp đỡ tôi. Tôi tin đó là những hồng phước hay là sự bù đắp mà tôi có được khi ơn trên đã lấy mất người mẹ để chăm lo cho tôi.
Từ trên quốc lộ đi theo đường mòn nhỏ xuống bến sông chừng tám trăm thước. Tôi đội chiếc nón lá lụp xụp cúi đầu bước đi mà lòng rối như đánh lô tô. Vừa sợ lại không biết đường đi chỉ nghe lời chỉ dẫn theo con đường này đi thẳng là tới bờ sông nơi ấy có chiếc ghe chở cây cam, chanh, chuối trên nóc ghe thì đi thẳng xuống không cần hỏi ai.
Tôi đi lầm lũi dè dặt từng bước, nhìn quanh không thấy ai ngoài hai lằn đường đi sạch cỏ do người dẫm chân qua nhiều năm tháng. Hai bên đường mòn là những đám cỏ rậm cao nửa người có hoa trắng và bong ra như đuôi chồn, trông hoang sơ và vắng vẻ. Tôi sợ mà không dám quầy trở ra, chợt nghe tiếng nói của một đám người dân địa phương đi cùng đường ngay phía sau tôi. Họ đi nhanh nên bắt kịp tôi không mấy khó khăn. Tôi đánh bạo đi nhanh hơn và cố trấn tỉnh, cúi đầu cấm cúi đi như không để ý ai. Họ đi vượt qua tôi mà chẳng để ý gì đến tôi vì mãi lo nói chuyện.
Xa xa tôi thấy một chiếc ghe ở bờ sông như đã được miêu tả, nhưng có đám người này nên tôi đi chậm lại, định đi thẳng luôn thì bỗng có người gọi tôi và nói to “Ghe đậu đây nè chị ơi.”. Tôi biết là họ nhắc tôi nên tôi vội xoay về hướng chiếc ghe và bước lên chiếc cầu ván nhỏ bắt nối liền ghe và bến để đi xuống ghe. Một phen hú hồn! Vừa bước lên đầu ghe, anh chủ tàu khoảng hai lăm tuổi, cũng là người em họ của chị tổ chức nên tôi cũng biết mặt, nói nhỏ với tôi “Xuống hầm nhanh đi chị”. Tôi im lặng bước xuống bậc thang dẫn tới hầm phía dưới ghe. Đó là ngày mười tháng bảy năm 1981.
Khoảng mười giờ sáng nên cũng sáng đủ để thấy rõ dưới hầm tàu. Tôi đưa mắt nhìn một chỗ trống gần người phụ nữ có đứa con trai nhỏ chừng hai tuổi và hai cô em gái chừng mười hai, mười ba tuổi, tôi ngồi xuống bên cạnh gần nơi cửa hầm. Hình như chị đang mang bầu. Tôi yên lặng quan sát chung quanh khoảng hơn bốn chục người ngồi san sát vào nhau. Một ý nghĩ thoảng nhanh trong đầu tôi: “Những người có cùng một đoạn đường định mệnh với mình đây”. Tôi chú ý một cặp trai gái còn trẻ mặt mày sáng sủa có vẻ là dân sinh viên thành phố, ngồi đối diện, tôi đưa mắt mỉm miệng cười hy vọng được làm quen. Sau này tôi biết hai anh chị học Y khoa năm thứ tư, đã có đám hỏi và gia đình anh đã lo cho hai người đi. Chiếc tàu dài khoảng sáu thước, chiều ngang không qúa ba thước. Chúng tôi ngồi gần nhau chật chội, chân không thể du