top of page
hmpg.jpg
Titlej (1).jpg

Thơ         

Trương Nhị Kiều

Người Kéo Màn

Nguyễn Đấu Lộc 

 

Toronto,Canada_____________________________

Nỗi buồn cuối năm

Ta ở bên này vui đón Xuân,
dù không pháo đỏ cũng men nồng,
bạn bè dăm đứa say chè chén,
chếnh choáng hơi men khóc Núi Sông!

Nhưng làn hơi rượu thoảng bay mau,
để lại trong tim một nỗi sầu,
cơm, áo, nhà, xe chừ lận đận,
non sông hề, biết để vào đâu?


Bao năm ta sống đời lưu lạc,
chưa làm được gì cho Núi Sông,
có chăng dăm bảy lời vô bổ,
mà tưởng công dầy như Thái-Sơn.


Những lúc cuồng ngông ta tuốt kiếm,
ra chiêu hóc hiểm phạc anh em,
giặc thù đứng ngắm: cười khanh khách,
bè bạn phẩm bình: chê nhỏ nhen.

Môt đêm chìm hẳn vào suy tưởng
tìm được chính mình sau chiếc gương
mỗi năm Tết đến, buồn thêm tuổi
chưa làm được gì cho quê hương!!!

Buồn!

 

NGUYỄN ĐẤU LỘC
 

đầu năm xông đất

 

trước cuối năm gởi thiệp xuân cho bạn

viết mấy dòng thăm, chúc được an khang

hạnh phúc yên vui, tài lộc đầy tràn

sáng mùng một bạn hồi âm, chán nản.

 

"cảm ơn anh bao nhiêu năm ròng rả,

tết đến xuân về chúc bạn gần xa.

tài lộc đầy sân, hạnh phúc chật nhà

mở cửa sớm rước Xuân vào,

say chếnh choáng!

nhưng bạn ơi,

những thứ đó bây giờ là của đảng

chứ dân mình cùng khổ đã nhiều năm !

có bao giờ họ thấy đươc mùa Xuân

suốt tháng quanh năm, sống đời cơ cực

thật xa xỉ khi nói đến từ hạnh phúc

sống từng ngày trong lừa lọc, mưu toan

khắp quê nhà đâu cũng thấy dân oan!

tham nhũng tràn lan, nợ công chồng chất

đời sống dân nghèo khốn cùng chật vật

biết bao giờ được vui Tết đón Xuân !

 

tết năm sau, nếu bạn còn nhớ chúc mừng

xin bạn chúc cho tôi còn lý trí

sống xứng đáng, không thờ ơ vị kỷ

biết đau lòng theo vận nước nỗi trôi

sống làm sao cho xứng đáng một con người

không vô cảm nhìn nỗi đau đồng loại

không yếu đuối, không nhác hèn sợ hãi

sống ngẩng cao đầu, cho con cháu có mùa Xuân".

 

nguyễn đấu lộc

Toronto Canada 

 

 

Mùa Thu Không Mơ

Trương Nhị Kiều

 

Khác với mọi năm, mùa Thu năm nay nơi tôi ở bon chen đến sớm. Mới đầu tuần lề thứ ba của  tháng 9, trong lúc cây cỏ còn xanh tưổi tận hưởng thời tiết nắng ấm của những ngày cuối Hè, khí hậu thay đổi đột ngột, trời nhiều mây, gió nhẹ và thỉnh thoảng buổi chiều có mưa lắc rắc, nhiệt độ giảm xuống vào ban đêm. Dự báo thời tiết cho biết mùa Thu năm nay về sớm hơn thường lệ hai tuần. Một vài loại cây sau nhà, trước ngỏ lá bắt đầu kém xanh chuyển sang màu vàng trước khi lìa cành. Tạo một cảm giác buồn man mác. Tôi chợt nhớ lại bài thơ Gió Thu của thi sĩ Tản Đà:

 

"Trận gió thu phong rụng lá vàng Lá rơi hàng xóm, lá bay sang. Vàng bay mấy lá năm già nửa Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng! Trân gió thu phong rụng lá hồng. Lá bay tường Bắc gió sang Đông. Hồng bay mấy lá thu hồ hết. Hờ hửng kìa ai vẫn đứng trông!"

 

 

Ông cụ đã về hưu, bác An, ở nhà bên cạnh có thú vui mùa Hè thích đi câu cá ở các vùng có sông hồ nước sạch rất xa thành phố. Ông cụ có tay sát cá, mỗi lần đi câu đều được rất mhiểu loại cá ngon, đem về phân chia cho gia đình mấy bạn thân quen để dành nhậu lai rai suốt mùa Đông.

Ông nghe radio báo tin mùa thu đến sớm làm ông không vui. Ông cụ tặc lưởi phàn nàn.

 

 - Lại mùa thu nửa "cướp chính quyền!"

 

Nghe ông cụ lầu bầu, tôi rất ngạc nhiên nhìn ông trân trối. Một năm có bốn mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông đã có từ thời khai liên lập địa, trở thành những biểu tượng mang tính ước lệ, "rất trung hoa", trong văn chương của nhiều văn nhân thi sĩ từ trước đến giờ. Tứ Thời Thi"Xuân du phương thảo địa. Hạ thưởng lục hà trì. Thu ẩm hoàng hoa tửu. Đông ngâm bạch tuyết thi."

từ ngày xa xưa đó có lẽ ông cụ quên mất rồi nên nét măt lộ vẽ không vui.

 

Cho đến bây giờ, khuông sáo cũ vẫn còn trói buộc nhiều người chưa thoát được. Có người ngồi trầm ngâm bên bàn viết với tách trà hay đang gật gù nhấm nháp một ly rượu hoặc cốc cà phê, đã lấy được cảm hứng "nhả ngọc phun châu", không cần phải ‘tức cảnh sinh tình" vẫn có thể cho ra nhiều "tuyệt tác" văn chương phẩm bình bất hủ.

Nhớ ngày đầu tiên khi vào lớp đệ Thất ở trường Phan Thanh Giản,cô giáo sư Việt văn cho chép một bài giảng văn xuôi Tôi Đi Học của nhà văn Thanh Tịnh và bảo về nhà học thuộc lòng. Giờ giảng văn tuần sau, cô kêu trả bài nhiều bạn không thuộc lòng nổi bài bài văn xuôi khá dài, bị cô giáo ghi vào sổ điểm hai số dê-rô mà chúng tôi thường "chọc quê"nhau.

 

 - Cô cho trò ăn hai trứng vịt lộn

 

Mùa Thu trong văn chương thật thơ mộng,trử tình rất đẹp nhưng cũng rất buồn man mát cảnh chia ly." Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu".Tôi lớn lên theo thời gian bỏ xa dần tính hồn nhiên của con nít để bước qua ngưỡng cửa tuổi biết buồn. Hè về nghe tiếng ve sầu, thương hoa phượng đỏ, viết lưu bút chia sẻ vẩn vơ với bạn bè, đầy lưu luyến trong dịp bãi trường..

Rồi mùa Thu, tựu trường tung tăng vào lớp, nhìn quanh tìm kiếm bạn cũ, lòng cảm thấy buồn khi phát hiện sự thiếu vắng vài ba khuông mặt thân quen. Những bạn đã không trở lại lớp trong năn học mới. Không còn dịp gặp nhau để lưu luyến, nói lời chia tay...

Tôi giật mình trở về thực tại khi nghe tiếng cốc cà phê đặt nhẹ xuống bàn và lời phê phán của cụ An.:

" Các anh cũng như con tôi, được sống ở Miền Nam quá nhiều ưu đải và bây giờ sống ở sứ tự bản "giẫy chết" này đã không thấy được những nỗi khốn cùng của người dân miền Bắc chúng tôi. Ngót ba phần tư thế kỷ trôi qua trong khổ đau cũng bởi cái mùa Thu chết tiệt này anh a. Mơ ước của người dân chúng tôi chỉ muốn có được một cuộc sống an lành, bình dị nhưng không được, nên đã hai lần phải bỏ xứ ra đi.".

 

Như chưa ngăn được dòng cảm xúc trào dâng ông kể tiếp nhiều mẩu chuyện về Mùa Thu Không Mơ- "Mùa Thu Cách Mạng" vẫn luôn luôn ám ảnh cuộc đời ông bắt đầu từ ngày niên thiếu đến bây giờ. Ông cụ An người láng giềng của tôi quê Hà Tỉnh ba đời gia đình ông bám biển, quen làm ngư phủ để sinh nhai. Năm 1946, ở tuổi thanh thiếu niên ông và nhiều bạn trẻ đi "theo cách mạng", được đoàn ngủ hóa trong các đội thanh niên cứu quốc, một số xung phong gia nhập bộ đội "cụ Hồ". Nhắp thêm một ngụm cà phê cụ An thở dài.

 

- "Ở tuổi 30, tam thập nhi lập, tôi đã biết suy nghĩ cái đúng cái sai. Tôi hiện đã quá tuổi"bất hoặc" từ lâu nên không còn mơ hồ, ảo tưởng nửa. Tôi không cảm thấy hảnh diện tí nào khi nhắc đến một khoảng đời của mình bị người ta lợi dụng."

                                                                                                                                      

Sau hiêp định Geneve năn 1954, ông An và nhiều người trong thôn biết mình đã bị lừa nên quyết định rời Hà Tỉnh di cư vào Nam. Gia đình ông định cư tại Quảng Tri và vẫn tiếp tục theo nghề bám biển mưu sinh. Năm 1982 trong một lần ra khơi, cụ An quyết định bỏ nghề đánh cá để chuẩn bị cho cả gia đình đi vượt biển tìm tự do. Nghe cụ An kể "chuyện đời mình" tôi mới hiểu vì sao cụ không thể yêu mùa thu, bởi vì cụ và hàng triệu triêu người Việt Nam đã khốn khổ triền miên bởi Mùa Thu Không Mơ, một mùa thu "chết tiệt" này.

 

(2/9/2018)

bottom of page