top of page
hmpg.jpg
Titlej (1).jpg
HTTL_Jun29_catwriting.jpg

HOÀNG THỊ

TỐ LANG

Canada

____________

ToLang_motkhucxuanca.jpg
GSChanDienMucPhamHuyVien.JPG

Viết Lại để Nhớ Thầy Phạm Huy Viên ....

 

                . Hoàng Thị Tố Lang

 

 

 

Bài viết để tặng Thầy Phạm Huy Viên nhân ngày giỗ đầu của Thầy 26 tháng 3

                                                                                  Viết cho Thầy Tôi - Giáo Sư Phạm Huy Viên-

 

Thầy kính thương

Thế là Thầy đã thực sự ra đi vĩnh viễn và em HoàngThịTố Lang Cô học trò của Đệ Tam B2 năm nào của trường NTT bên trời Tha Hương nầy đã không về được bên nhà để tiễn đưa Thầy đến nơi an nghỉ sau cùng.

Em đọc lại đoạn văn em viết cho Thầy trong lần Thầy Trò ta gặp gỡ sau cùng vào tháng 7 năm 2018 mà nghe lòng rưng rưng, không ngờ gặp Thầy lần đó và cũng là lần sau cùng, nhớ Thầy vô cùng là nhớ:

 

“Sau hơn 60 năm ở Rạch Gía, thầy tôi đã là người Rạch giá thật sư. thầy yêu mảnh đất hiền hòa đầy tình người nầy như chính quê hương của Thầy song rồi Thầy đã bỏ Rạch giá mà đi. Hôm về đến Rạch giá may mà gặp được Thầy vì 2 ngày sau Thầy đã lên đường di chuyển về Bảo Lôc. Buổi sáng nơi nhà HTTL nghe Thầy nói"Tụi nó có 3 Đặc Khu, Thầy cũng mới vừa mua một Đặc Khu ở Bảo Lôc nè TL.

Ngỡ là Thầy giễu, trước tình hình đất nước Thầy cay đắng nói thế, ai ngờ hôm sau đi uổng cà Phê cùng Thầy, thầy Trịnh Long Tuyền cùng các em học sinh NguyễnTrung Trựccũng là buổi chia tay để mai Thầy lên đường.

Thầy đã bỏ Rạch giá mà đi về phương trời mới theo anh Trân Bang Thạch - chủ xị Blog Phan thanh giản Đoàn Thị Điểm USA có lẽ cũng là chuyện Đặc Khu Phú Quốc ...

Có lẽ Thầy muốn đi xa hơn để không còn nhìn thấy nay mai những cảnh huống đau lòng ngày mai của Rạch giá.

Thầy ra đi, buổi sáng hôm đó nơi quán cà phê của Ngọc Sương học trò Thầy ngồi chờ Thầy ghé lại để tiễn Thầy lên đường, song Thầy đã không ghé cho học trò Thầy nói câu giã từ lần cuối.

Dù sao em cũng còn may mắn gặp được Thầy lần nầy sau mấy ngày phone tìm Thầy mà không được.

Chị Kim Quang ơi, Nguyên Nhung ơi, anh Trần Bang Thạch ơi, anh Lê đình Chơn Tâm ơi, TL đã chia đến Thầy phần quà của chị Kim Quang gởi sang như món quà mọn của chị KQ để tiễn Thầy lên đường. và khi nhận quà của anh Chơn Tâm em thấy hình như có giọt lệ nào trong mắt Thầy anh ơi....

 

Thầy đã đi rồi biết có trở về không?

Để bao học trò xưa bàng hoàng ngơ ngẩn

Rạch giá chiều nay sao buồn tha thiết

Mưa ngất trời, mưa.. mưa. mãi không thôi

 

Thầy đã đi rồi biền biệt xa xôi....

Ly cà phê  sáng nay ai buồn ứa lệ

Cà phê không Thầy quán buồn biết mấy

Chúng em vẫn ngồi đây chờ đợi Thầy về”

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bây giờ thì chúng em không còn lần nào bên quán cà phê mà đợi Thầy về nữa rồi, vâng “Cà phê không thầy quán buồn biết mấy”, hình ảnh Thầy cùng đám học trò năm xưa  bên quán Marina Đường Nguyễn An ninh sáng hôm nào như đang hiện ra trước mắt em, quán cà phê nầy mà học trò Rạch giá hay gọi là quán của Thầy Viên mà, có lẽ Thầy hay hẹn gặp học trò nơi đây lắm thì phải, em còn nhớ hôm ấy lúc ở quán ra và  từ giã nhau ra về em hỏi cô bạn đi cùng”ai đưa Thầy Viên về”, Thầy nghe HTTL hỏi thế và Thầy đáp ngay”Thầy có xe, Thầy lái về mà TL, em khỏi lo cho Thầy”

Quay lại tôi thấy Thầy tay dắt chiếc Honda và bắt đầu đề máy mà giựt mình …Thì ra ông Thầy còn khỏe lắm, lái Honda thật ngầu, năm đó Thầy đã 83 mà Thầy còn dám lái Honda trên đường phố Rạch giá với xe cộ như mắc cửi, tôi ngồi sau xe bạn tôi lái mà tôi còn run trước xe cộ đông đúc bây giờ, vậy mà hôm nay Thầy đã đi rồi …

Ba Mẹ tôi có 8 đứa con và 8 chị em tôi đều là học trò của Thầy, Thầy hay nhắc điều nầy với mọi người”Chị em nó 8 đứa đều là học trò của tôi”như một niềm hãnh diện nào đó cũng như Thầy hay khoe với bạn bè những đứa học trò Thầy thương quí  mà có lần tôi nghe Thầy khoe   anh Lê Đình Chơn Tâm tốp học trò đầu tiên của Thầy ở NTT rằng” LĐCT thương tôi lắm, nó email  đòi mua vé máy bay cho tôi đi Paris chơi vv và vv”, cũng như Thầy hay nhắc và lo lắng cho Nguyên Nhung khi cô học trò xưa của Thầy đang mổ mắt  bên nầy ….

Thầy thương học trò lắm và ngược lại cũng vậy, sau 75 trong hoàn cảnh nghiệt ngã của quê hương Thầy Trò RG càng gần nhau hơn, những tiệc rượu cuối tuần nay nhà trò nầy mai nhà trò kia, trên chiếu rượu đều có mặt của Thầy, có lần thằng em trai của tôi viết thơ sang bảo” Tụi em mới nhậu cùng Thầy Viên vui lắm”, cái vui theo tôi nghĩ là cái tình Thầy Trò còn mãi trong lòng người học trò Rạch Gía. Thầy tôi hay tếu lắm và các câu chuyện tiếu lâm châm biếm đầy thi vị của Thầy đã làm đám học trò cười nghiêng ngữa  quên đi phần nào cuộc đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã của quê hương.

Có một email Thầy viết cho tôi Thầy nói rằng” TL ơi MT bây giờ gọi Thầy bằng anh”, Chị MT là học trò Thầy và cũng là bạn học cùng lớp với Chị KC phu nhân của Thầy, đọc email đó tôi viết bài” Lá Thư gửi người Thầy Cũ bên nhà đến Thầy như sau:

Thầy kính mến.

Nhận được thư Thầy chiều nay. Em đọc thư Thầy một hơi mà trong lòng vui vô cùng.Thật vui Thầy a. Vui vì sau bao nhiêu năm tình Thầy Trò ta vẫn còn đó dù là kẻ chân  mây người cuối bể. Đứa học trò nhỏ bé năm xưa của Thầy giờ đang phiêu bạt nơi đất khách quê người, xa Thầy cả mấy biển rộng sông dài rồi Thầy ơi. Thế mà mấy mươi năm trôi qua rồi Thâỳ nhỉ? Bây giờ thì Thầy trò ta tóc ai cũng nhuộm màu sương tuyết hết rồi. Em nhớ lần nào đó em qua Cali, em có dịp gặp lại các học trò cũ của em. Cô bé học trò năm xưa nũng nịu bảo cô giáo cũ của nó rằng:

- Cô ơi Cô xem tóc em bạc hết rồi Cô ơi.

Và em nhớ em đã rưng rưng ôm con bé vào lòng và nói: 

- Không sao đâu em, tóc bạc mình có thể nhuộm được miễn tình Thầy Trò mình không bạc là đủ rồi. Phải thế không em?

 Thầy ơi! Em đọc thư Thầy bao nhiêu lần nghe Thầy kể các anh chị học trò cũ từ bên nầy có về thăm nhà và có đến thăm Thầy để em thấy cái hạnh phúc thật đầy mà Thầy nhận được từ những tấm lòng"Tôn Sư Trọng Đạo", từ những tấm lòng Tình Nghĩa Quốc Văn Giáo khoa Thư bên trời viễn xứ nầy. Nhưng trong thư có đọan Thầy viết:

" Mà TL ơi MT không gọi Thầy là Thầy nữa mà gọi Thầy là anh" .... làm em tự hỏi và hoang mang "Hình như có cái gì hơi là lạ trong câu nói ấy" Vâng, Chị MT xưa kia là học trò của Thầy em mà, Nhưng nghe Thầy nói  em không nghĩ là Thầy khó chịu về cách gọi của Chị mà có thể đó là một cách Thầy khoe với học trò của Thầy cái thân tình của Thầy trò sau bao năm gặp lại, và có thể Cô học trò năm xưa thấy Thầy mình vẫn trẻ trung như dạo nào chăng? Có đúng thế không Thầy? Mà cũng có thể Thầy hơi hụt hẩng nghe mất mát một cái gì đó chăng? Em lại nghĩ như thế?

Mà Thầy ơi chị MT  có gọi Thầy là anh thì cũng còn có thể vì chị là bạn cùng lớp với chị Kim Chi em - phu nhân của Thầymà -, đôi khi chị ấy muốn gọi Thầy là anh cho thân tình hơn vì bây giờ Thầy đã là phu quân của bạn chị rồi. Nói là nói thế chứ nếu em là chị MT em không gọi Thầy như vậy đâu.  Muôn đời thì Thầy vẫn là Thầy. Em hơi "Old Fashion" Thầy nhỉ?

Còn có cái chuyện nầy em sắp kể cho Thầy nghe đây thì học trò gọi thầy bằng anh mới là chướng, mới là coi không được.  Em phản đối vô cùng. Để em kể Thầy nghe nha như là một câu chuyện phiếm cuối tuần. Chuyện nầy có thiệt 100% đó Thầy. Đừng nghĩ con nhỏ học trò Thầy hay viết rồi nó đặt chuyện lung tung trên trời dưới đất mà kể cho Thầy nghe nhá ...  Thầy không tưởng tượng được khi nghe xong đâu. Cách đây cũng khá lâu khoảng 20 năm về trước em có đi một cái Party thân hữu tại thành phố em ở nè thì lúc ấy có một Thầy của quê mình ngày xưa vừa từ trại tị nạn mới sang. Lúc đó Thầy mới đến, em gặp em mừng lắm hai vợ chồng em cuối tuần là đến nhà Thầy khiêng đô khiêng đạc, lượm cái nọ cái kia mang đến, từ cái chén cái dĩa cho đến cái giường cái tủ cho Thầy. Trời ơi, hồi cái khoảng thời gian  đó mà gặp lại người cùng quê cùng trường mừng như chết đi sống lại đó Thầy. Một bữa đó cuối tuần em đi đến nhà một người bạn dự Sinh Nhựt, em lại gặp Thầy ấy trong party đó, Party  nầy  cũng có một vài người em biết ngày xưa  cũng là học trò  xưa của Thầy. Thấy Cô học trò đó, em mới bương bả dắt cô ta lại giới thiệu ... Đây là Thầy ... Chị còn nhớ không? Thầy dạy trường ... hồi xưa đó năm .... .Thầy vừa ở đảo mới sang.  Tưởng là chị học trò đó sẽ mừng rỡ, lăng xăng, vồn vã chào người Thầy cũ của mình,  ba điều bốn chuyện ai dè cô ta ỏng ẹo và phang một câu nghe xanh rờn, lạnh lùng sương khói luôn, em nghe thiệt tối tăm mày mặt,  tay chân em nổi gai ốc cả lên. Thầy nghe nha cô ta  nói như thế nầy nè: 

- Tui nhớ hình như ngày xưa tui có học với anh thì phải!

Trời đất! Em có nghe lộn không nè trời. Thiệt tình em nghe mà nóng mặt cả lên. Hai lỗ tai em lùng bùng. Trời đất như quay cuồng muốn đảo lộn. Mà ngộ lắm Thầy ơi, ông Thầy nầy cũng điềm tĩnh một cách thật lạ lùng không nói năng gì cả.

Cô học trò đỏng đảnh chờ câu trả lời từ ông Thầy song thấy ai cũng im re, cổ  có lẽ hơi quê bèn nói bồi  thêm như muốn đính chánh cái gì đó: 

- Mà thật ra tui cũng không biết bây giờ phải gọi là anh hay là Thầy nữa? ( nghĩa là đã xác nhận mình là học trò của ông Thầy rồi ! )

Đến đây mới là đoạn hấp dẫn nè Thầy. Lúc đó em nhìn sang Ông Thầy em bắt gặp Thầy nhìn em. Thầy điềm tĩnh (thật điềm tĩnh), nhìn Cô ấy và nói thật nhẹ nhàng, tự nhiên như không có gì hết:

- Cô muốn gọi như thế nào cũng được. Có sao đâu phải không TL vì bây giờ tôi "mất dạy" rồi. Rồi Thầy cười khẩy. Cái nụ cười hết sức là cay đắng và Thầy tiếp theo luôn như để giải thích hai chữ mất dạy mà mình vừa thốt ra: 

- Thì sau 75 tụi VC không cho tôi dạy nữa thì tôi không mất dạy thì còn gì nữa

Không đúng sao ?

Câu chuyện kết thúc ở đó. Cô học trò tái tím mặt mày và  bỏ đi một mạch không ngoái lại. Có thể tại tiếng Việt ta phong phú quá mờ, chỉ một chữ "you" của tụi Mỹ mà ra biết là bao nhiêu chữ VN nào là:

Thầy cô, ba má, bố mẹ anh chị chú bác, cô dì cậu mợ vv. nên Cô ta là dân tây rồi thì Thầy và anh cũng là một, cũng là you mà thôi. Gọi Thầy là anh thì đúng quá rồi có sao đâu nè?.. Em  nắm tay Thầy như muốn chia sớt chút ngậm ngùi nào đó trong cảnh huống bẽ bàng như thế nầy. Thầy chớp mắt. Em thấy hình như có giọt lệ nào buồn tủi vừa ứa ra. Thầy gượng nhoẻn miệng cười và nói với em rằng: 

- Chắc là trông tôi ở đảo mới qua còn tả tơi lắm phải không TL?

Em im lặng. Em biết dù không muốn buồn Thầy vẫn buồn. Thầy em như người lái đò đưa khách sang sông thế thôi. Ai nhớ?. Ai quện?. Ai có lòng . Ai bạc bẽo với người đưa đò năm cũ? Thầy biết hết, nhưng Thầy chưa hề đòi hỏi học trò của Thầy bao giờ.  Em  khẽ nói:

- Thầy đừng nhớ. Quên đi chuyện ấy đi Thầy. Không phải ai cũng vây. Còn bao nhiêu đứa học trò có tình có nghĩa khác mà ...

Tới lúc đến bàn lấy thức ăn em nghe nhà em nói nhỏ:

- Ông Thầy "chơi chữ" làm Cô học trò ngày nào chảnh chọe  ăn mất cả ngon luôn em ạ . 

Ông nhà em đến bên ông Thầy và nắm tay Thầy anh khẽ bảo:

- Thầy đừng buồn. Thầy đừng bận tâm với những người như vậy.

Ông Thầy cười nhẹ và nói:

- Đâu có gì đâu anh. Buồn mà làm gì.  Đất nước quê hương đã mất hết cả rồi  thì xá chi một chữ Thầy nhỏ nhoi nầy có mất cũng là chuyện bình thường thôi anh ạ.

Em đứng đó, em nghe thật đắng cay trong từng câu nói của Thầy. Em đòi nhà em đưa về . Không còn cảm thấy muốn ở lại trong cái không khí rộn ràng nơi đây.  Một nỗi buồn mênh mang trải dài trong lòng...

 Đó là chuyện em muốn kể cho Thầy nghe trong lá thư nầy .  Trong đời cũng còn có biết bao tấm lòng Tôn Sư Trọng Đạo, có nghĩa , có tình.  Em nhớ cái hồi ở trại tỵ nạn. Lúc đó Thầy gặp em chắc Thầy còn nhìn không ra . Em ốm nhom, đen thui, tiều tụy, trong hoàn cảnh đó em gặp lại dăm đứa học trò xưa, cũng còn có đứa có nghĩa vô cùng. Ngày ấy nhìn em tả tơi thấy mà thương, hai bộ đồ bạc thếch  mặc cho đến ngày cuối cùng ở trại. Em còn nhớ buổi tối đêm trước khi lên Malaysia cũng khuya lắm rồi  Xuân Mai một em học trò xưa đến lều em ở ấp úng nói lời tạm biệt cô giáo và trao cho em một cái gói nhỏ:

- Mai cô đi rồi em không biết có lần nào gặp lại Cô nữa không. Em tặng Cô chiếc áo nầy để Cô mặc lên đường . Chiếc áo nầy em mang theo lúc vượt biên đó Cô. Cô mặc cho tươm tất .... và để nhớ em nghe Cô

... Nói đến đó em òa lên khóc. Hai Cô Trò em ôm nhau mà nước mắt đầm đìa ... . Bây giờ sau ba mươi năm. Em trôi dạt đến phương trời nầy , chiếc áo của em học trò xưa vẫn còn đây mà người xưa giờ đã ra người thiên cổ. Mỗi lần nhìn chiếc áo em nhớ XM vô cùng. Em nhớ hoài mấy chữ " Cô mặc cho tươm tất để đi định cư"... Trời ơi trong hoàn cảnh lúc đó mà tôi vẫn còn nhận được một tấm lòng thật đẹp từ đứa học trò nhỏ bé năm xưa ...

Thầy ơi

Rán đọc với em nha. Đừng lầm bầm cái đứa học trò sao hôm nay nó lắm chuyện thế. Em chỉ muốn kể cho Thầy nghe chút chuyện bên trời Tha Hương nầy mà thôi.  

Còn riêng em, sao em thương và quí mến vô cùng từng hình ảnh các Thầy Cô lần nào đã truyền cho em những kiến thức để em đi vào đời cho đến những vị Thầy mà Trời dung rủi cho em gặp được bên trời viền xứ nầy  mà những giao tình thật đẹp, dù chưa một lần ngồi trong lớp của Thầy, dù Thầy chỉ day, khuyên bảo em một lời một chữ cũng làm em quý mến và mang theo những hình ảnh nầy cho đến suốt cuộc đời . Nhất tự vi sư, bán tự vi sư mà . Em chỉ tiếc cho Cô học trò xưa của hai mươi năm trước đã dại dột ngu xuẩn chối bỏ Tình Thầy trò của mình và em tự hỏi chẳng biết có khi nào Cô nghe một nỗi ray rức nào đó khi nhớ lại chuyện xưa ... Bây giờ cô ta không còn ở thành phố nầy nữa và ông Thầy cũng đã đi xa lâu lắm rồi em không có dịp gặp lại song bức thư Thầy chiều nay làm em chạnh nhớ đến câu chuyện xưa mà  mỗi lần nhớ đến vẫn làm cho em nao lòng Thầy ạ ...


Thơ đã khá dài. Em xin tạm biệt Thầy nơi đây. Hy vọng một lần nào đó Thầy trò ta sẽ gặp lại nhau tay bắt mặt mừng để em kể cho Thầy  nghe bao chuyện vui buồn bên trơì viễn xứ nầy. Em kính chúc sức khỏe đến Thầy và mong Thầy và gia đình mãi mãi an vui.

Hoàng Thị Tố Lang

Và sau đó tôi nhận được bài viết sau đây của Thầy viết cho HTTL:

______________________________________

 

    Thầy đọc thư của em mà suy nghĩ nhiều

    Tuy em đã hiểu thầy , không bao giờ nghĩ sai về thầy , nhưng thầy vẫn muốn viết thêm .

    Đúng là thời bây giờ có nhiều thay đổi , nhưng thầy không thấy ngỡ ngàng vì ... trái đất quay mà !  Em thắc mắc vì tình thầy trò của ... người ta . Nhưng thầy thấy trời sinh ra mỗi người một tính , mình phải có lòng bao dung mà chấp nhận thôi .

     Thầy kể em nghe chuyện thầy lê lết ở chợ trời nhé ! Có một anh học trò ( không thân ) ghé chỗ thầy ngồi để gây chuyện ( vì cạnh tranh buôn bán ) . Khi bắt tay , anh ta bóp tay thầy rất mạnh . Tuy thầy không cảnh giác , nhưng do thầy có phản xạ nhanh nên không đau . Thầy chỉ cười giả lả , tranh luận vài câu nhẹ nhàng rồi mời anh ta đi . Lát sau anh ta quay trở lại cười với thầy một phát ( chỉ một phát thôi ) , giọng nói nhỏ nhẹ , nhưng lừ mắt và tuôn ra những lời gay gắt . Những người chung quanh ( nghe giọng nhỏ nhẹ ) cứ nghĩ rằng anh ta trở lại xin lỗi thầy .   Thầy vẫn cười , đó là cái cười không trung thực chăng ?     Nhưng anh ta đóng kịch siêu giói kệ anh ta , thầy thực không muốn đóng kịch , chỉ muốn cho qua ... để còn buôn bán .   Chuyện ở chợ trời ly kỳ lắm em ạ ( nghe nói ở trại cải tạo ... mà không biết ngày về , chuyện còn ... ly kỳ hơn ) .  Ở chợ trời có một cô giáo chuyên đi bán đồ trả góp , chết danh " D góp " luôn , học trò chê bai sao cô giáo mà đi làm nghề như thế . Nhưng thầy rất thông cảm vì ... hoàn cảnh mà !    Đội khi người ta phải quên đi cái vinh quang quá khứ (!) .  Một cô giáo khác ra chợ trời ngồi cạnh vợ thầy , luôn nói lớn chuyện dạy học ... , mỗi khi có học trò đi qua , cô gọi lại nói lớn ... cô .. cô ... tụi bay ... tụi bay ...rồi sai học trò ....Khỏi phải nói , những người chung quanh nhìn  " cô giáo " đó như thế nào !!!

      Nhập gia tùy tục thôi .  Một cô học trò tuy không học trực tiếp với thầy , nhưng vẫn gọi bằng thày , hơi thân , nhưng có một buổi cô ta ra chợ ghé chỗ thầy , đột nhiên cô ta gọi thầy bằng ông , vuốt vuốt cổ áo thầy nói : Sờn hết rồi , tội chưa , bữa nào ghé tui , tui sửa lại cho .       Thầy lại cười , ở đây là chợ trời mà , sao lên mặt nghiêm , nói giọng mô phạm ... ( vả chăng thầy còn muốn bán cho cô ta mấy món đồ nữa chứ , gia cảnh đang đói mà !!! ) .  Ấy ! Cái văn hóa chợ trời nó như thế đó ! Em có trách thầy không ?  Thầy không dám tự bào chữa mà nói rằng thầy bao dung , độ lượng .....  chỉ muốn nói rằng : " gặp thời thế , thế thời phải thế "

       Trở lại câu chuyện một cô học trò khá thân , mà em cũng biết , gọi thầy là anh ( mà em nhấn mạnh rằng , ở trường hợp em , dù em thân với vợ thầy , em sẽ không bao giờ gọi thầy bằng anh )

      Em thì đúng rồi ! Nhưng thầy gặp cả chục trường hợp gọi thầy bằng anh . Như nhà hàng xóm ... cô ta gọi thầy bằng anh trước khi vào lớp học thầy ( gọi anh ngoài sân , ngoài đường , chứ không gọi ngay trong lớp ) . Hoặc hai gia đình rất thân , má cô ta gọi thầy bằng anh ( gọi theo con , kiểu Bắc Kỳ ) rồi cô ta cũng gọi thầy  ... bằng anh luôn !   Ấy ! Đại khái như thế , nên thầy thấy cái tiếng THẦY nó cũng chẳng Cao Quý hay THIÊNG LIÊNG gì ! Chỉ là giao tế thường tình thôi !

      Nhưng với em thì lại khác , dù em gọi thầy là gì thì thầy vẫn trân trọng , vì thầy biết cái tấm lòng sáng như gương của em .

      Ôi !  Người ta ở trên đời , cái quý giá nhất là tình cảm .

     Cái chào hỏi , xưng hô , mời nhau ăn uống .... chỉ là bề ngoài , cái chân tình bên trong nghĩ về nhau mới là đáng quý !

     Thầy tuy sống phóng khoáng , tự do , ngông nghênh , nhưng ráng giữ lại một chút xíu nguyên tắc là giữ cho lòng mình chân thành , không tự lừa dối mình . Em cứ thấy cái bút hiệu của thầy là em sẽ hiểu : đó là thầy tự răn mình !   Thầy rất không thích cái câu :  Đi với bụt mặc áo cà sa , đi với ma mặc áo giấy .

   Đi với Bụt hay Ma thì thầy vẫn mặc cái áo thường tình của thầy thôi .

    Em quý mến ! Em thấy chuyện Quản Trong và Bảo Thúc Nha thời chiến quốc chứ ! Quản Trọng cực kỳ quý mến Bảo Thúc Nha . Các đệ tử hỏi sao thầy coi trọng Bảo Thúc Nha thế ?  Quản Trọng nói : Bảo Thúc hiểu ta . Ta từng cầm quân , không bao giờ đi đầu , Bảo Thúc không chê ta là hèn nhát , biết ta còn cha mẹ già phải phụng dưỡng .  Ta từng buôn bán chung với Bảo Thúc , lần nào ta cũng chia lời phần nhiều hơn , Bảo Thúc không chê ta là tham , biết ta gia cảnh túng quẫn .....  Sinh ra ta là cha mẹ ta , Biết ta là Bảo Thúc , vì thế ta rất trọng Bảo Thúc .


Em quý mến !  Em đã hiểu thầy , Chúng ta đã coi nhau là tri kỷ , phải không em , nên hôm nay thầy viết hơi nhiều . Thầy rất muốn nâng niu cái tình cảm thầy trò này mãi mãi , cô tiểu thư xinh đẹp , trẻ mãi không già của thầy ạ . 

ViệtNam 3-6-2012

Thầy của em”

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sáng nay 28 tháng 3 gia đình và bè bạn cùng học trò Thầy bên nhà đã đưa Thầy đến nơi an nghỉ sau cùng, bên trời Tha Hương nghe tin Thầy ra đi mà chừng như đất trời đảo lộn, mới gặp Thầy đây và tuần rồi mới được bài Thầy gởi cho Tha Hương đây mà bây giờ Thầy Trò ta vĩnh viễn không có lần thấy nhau

 

Thầy đã đi rồi biền biệt xa xôi....

Ly cà phê  sáng nay ai buồn ứa lệ

Cà phê không Thầy quán buồn biết mấy

Chúng em vẫn còn đây mà Thầy đã xa rôì …”

Em xin chia buồn cùng Cô Kim Chi hiền thê của Thầy cùng các em Phạm Chi Phương, Phạm chi Linh Thảo, Phạm Huy Phong, Phạm Huy Nhã … cùng tang quyến trước sự mất mát lớn lao nầy.

Nguyện cầu Cho hương linh Thầy sớm về nơi Cực Lac. Vĩnh biệt Thầy …..Ngàn thu vĩnh biệt

Học Trò của Thầy:

Hoàng Thị Tố Lang

HTTL_thayVien_1.jpg
HTTL_ThayVien_2.jpg
Chiều Rơi__HTTL_TBT_KQ_KO_KP_4.jpg

Nối thơ: CHIỀU RƠI

Giáng Xưa - Trần Bang Thạch - Kim Quang, Kim Oanh, Kim Phượng

___________________________________________________

TL_gio ron mua sang trai la vang.jpg
TL_Phuong.png

                                                                                     Quê nhà và Tôi,

                                                              buổi hạnh ngộ của Hoàng Thị Tố Lang                                                                cùng Thầy Phạm Huy Viên và bạn hữu

                                                                                             Hoàng Thị Tố Lang

HTTL_withthayPHV.jpg

Phải nói chuyến đi về VN lần nầy của tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác một cách đầy thú vị. Người xưa có nói "Tha Hương ngộ cố tri". Xa Xứ mà gặp người quen thì còn gì bằng. Còn trên phố ảo  thì sao? Có thể ta có lần gặp nhau chăng ?  Chuyện thật là không tưởng. Thế mà kỳ lạ thay tôi đã gặp Thầy Trầm Vân rồi, và hôm nay chị Kim Quang mới vừa phone cho hay ngày mai theo "gánh hát Kim Quang"  sẽ có  sư huynh Trần Bang Thạch cùng phu nhân Ánh Nguyệt tháp tùng chị lên đường  đi về Rạch Gía, và trong buổi hội ngộ nầy sẽ có thầy Cao đình Vưu tức nhà thơ Cao Thoại Châu từ Tân An sẽ về Rạch Gía để chung vui ngày Blog Tha Hương Thầy Trò hội ngộ.
Như thế Tha Hương có còn là phố ảo nữa chăng? Nhớ một email nào anh Trần Bang Thạch viết cho tôi "Trời ơi Tố Lang ơi! Winnipeg và Houston anh em mình  không thể gặp nhau mà phải về VN, rồi xuống tận Rạch giá mới gặp được cô em nè trời". Như vậy thì quí vị cũng hiểu thế giới ảo gặp được nhau như thế nầy không phải là chuyện dễ mà phải có một  nhân duyên nào đó mới được.



 

 

 

 

 

 

 

 

Sáng nào cũng vậy, trời còn sớm lắm tôi đã thức. Tôi thả bộ một vòng ra biển, từ hôm về đến giờ tôi đã có thói quen nầy như từ bao giờ. Từ nhà ra biển không xa lắm. Khác với cái oi bức của buổi trưa, buổi hừng đông sáng gió hây hây từ biển trổi về cho tôi một vuốt ve thật dễ chịu. Từng bước, từng bước một mình trên con đường đi học ngày xưa.. Bên bờ biển trong buổi bình minh, nhìn mặt trời lên tôi như sống trọn vẹn cho mình, cho riêng mình trong giây phút nầy, lòng vô cùng thanh thản và cảm thấy một hạnh phúc thật tuyệt vời nào đó, một yên bình thật sự hơn lúc nào hết. Tôi bỗng chợt nhớ bài thơ lần nào đã đọc của Đông Phong:
 

Biển mênh mông  thuyền ai xuôi nhẹ lướt

Trôi về đâu, về tận bến bờ nào

Nghe sóng lượn mơn man thuyền vỗ nhẹ

Chở tình nầy  gửi  đến bạn đường xa

 

Em vẫn đợi anh hoài, em vẫn đợi

Mặc xuân tàn, hạ đến, lại đông sang

tình đôi ta nồng thắm dưới trăng ngàn

Biển có can, tình mình không vơi cạn

 

Xuân mãi xuân dù dòng đời bãng lãng

Tình vẫn xanh thơm ngát mộng hương yêu

Biển rì rào như ai hát  trong chiều

Sóng vẫn gợn thiết tha trời gió lộng

 

Đêm vằng vặc ánh trăng buồn lẻ bóng

Thuyền ơi thuyền xin ghé bến yêu thương

Hãy trở về dù say mộng viễn phương

Xếp cánh nhẹ  ngủ say  tình thắm mộng

 

 

Tôi đi vòng ra chợ mua hoa để thay bình hoa mới. Hôm nay thì  tiệm hoa có hoa hồng lớn và rất đẹp mà người chủ tiệm  buổi sáng chào khách  đon đả, vồn vã quảng cáo "Hoa mới về đó Cô". Cô còn hỏi thêm "Hình như Cô ở nước ngoài mới về thì phải". Tôi đã nghe câu hỏi nầy nhiều lần. Tôi chỉ mỉm cười nhẹ và bảo "Tôi người Rạch Gía mà".

Bó hoa thật đẹp mà chỉ có 200.000 VN nghĩa là 10 đô. Nhìn bó hoa thật rực rỡ tôi nghe lòng vui vui.

Mẹ tôi thì lầu bầu : 

- Mua hoa chi cho tốn tiền con, con bày vẽ quá, chưng một chút xíu thì héo, thì bỏ.

Tôi nhỏ nhẹ thưa vơí Mẹ :

- Biết vậy song hôm nay phải có hoa mới vui Mẹ ơi...
Mẹ lắc đầu, nghe con gái nói song Mẹ nào hiểu hoa đã mang đến niềm vui cho tôi tự bao giờ. Hơn lúc nào hết nhất là buổi hội ngộ hôm nay...

Phone reo. Phone bà chị KQ. Chị Kim Quang đang trên đường đến đây, chị hí hửng báo tin khoảng một tiêng nữa là đến Rạch Gía, Nguyên nhung không sang được vì đang trên đường ra Bắc,  có anh chị TBT nữa.

Nghe anh chị TBT qua Rạch Gía thiệt tôi nghe lòng thật vui và thật cảm động, vì chỉ còn vài ngày thôi anh sẽ lên đường trở về Texas. Thế mà anh chị cũng đã dành chút thì giờ cho buổi hội ngộ nầy. Trong cái giao tình bấy lâu anh em chúng tôi chỉ biết nhau qua sợi dây thân tình của Thầy Trò bè bạn 2 trường Nguyễn Trung Trực và Phan Thanh giản mà thôi. Tôi là học trò của Thầy Phạm Huy Viên nơi Rạch Gía. Anh là học trò của thầy Võ văn Trí nơi Cần Thơ và Thầy TRí  với Thầy Viên lại là đồng nghiệp nhau lúc Thầy Viên từ Rạch giá đổi qua CT. Chúng tôi quen nhau qua các Thầy từ đó và càng thân tình hơn trong việc trao đổi bài vở trên website vì anh cũng như HTTL. Anh em chúng tôi cùng"ăn cơm nhà vác ngà voi" mà thôi.

Chúng tôi đến với nhau như vây. Tuy không ai biết mặt ai song cái thân tình thật đep, càng ngày càng gắn bó như anh chị em cùng thầy, chung trường chung lớp tự bao giờ. Chúng tôi chia xẻ cho nhau biết là bao nhiêu điều. Như chị Kim Quang, người chủ xị buổi tiệc hội ngộ nầy tôi chưa một lần biết mặt mà chị em tôi như thân nhau từ kiếp nào. Tôi rất quí và thương chị cũng như chị bao giờ cũng xem tôi như cô em nhỏ của mình, và buổi tiệc hôm nay chị bảo "Mừng em về" đã nói lên điều đó. Chị làm tôi cảm động trong cái tình thật đẹp mà chị gửi gấm trong buổi tiệc tao ngộ nầy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi về lần nầy như món quà tốt nghiệp cho con trai  sau 4 năm Đại Học, vì đi cùng con nên thì giờ cho riêng mình và bè bạn cũng giới han. Do đó khi nghe cô em báo tin chị KQ bảo "Em không ghé Cần Thơ được thì chị sẽ sang Rạch Gía thăm em vì biết có lần nào mà gặp được em", sẵn đó thăm Thầy Phạm Huy Viên cho biết ông Thầy luôn. Rồi chị vẽ ra một buổi tiệc thật " hoành tráng"nào là món đặc biệt nem nướng Cái Răng chị sẽ mang qua Rạch giá đãi nè rồi ... rồi lung tung món đủ thứ. Tội chị ghê! tôi nghe mà cảm động khôn cùng. Tôi không ngờ cái tình cảm chị dành cho tôi nhiều đến như vậy. Chờ cho chị nói xong tôi mới đề nghị :

-Em nghĩ mình nên làm tiệc chay đi nha chị. Em muốn thưởng thức các món chay thần sầu của chị.

Các bạn có biết tại sao tôi đề nghị thế không? Vì chị KQ là người ăn chay trường lâu nay, mà một người ăn chay trường mà mua đồ mặn để đãi mình tôi thấy nó làm sao đó và khi nghe tôi nói thế, mặc dù miệng chị nói "Không được đâu em, bắt mọi người ăn chay kỳ lắm, vui mà ăn chay ăn không được mất vui" song tôi biết chị mừng lắm vì người ăn chay mà nghe người khác muốn ăn chay thì vui vô cùng
Bàn qua bàn lại và với sự hổ trợ đặc biệt cái tiệc chay từ Cóc Con bên trời Cali, chị tôi đồng ý đãi chay và đã cho tôi cái Menu lạnh lùng sương khói như sau :  

         

           1/ Đồ nguội ( Chả lụa , giò thủ, ham).

           2/ Súp ( Nấm hầm bà lằng).

           3/ Gỏi + Bánh phòng tôm chay.

           4/ Bánh ướt thịt nướng chay.

Bài viết cho buổi hội ngộ cùng Thầy Phạm Huy Viên sau 40 năm được post lại hôm nay như một nén hương lòng tưởng niệm người Thầy kính thương đã khuất

HTTL ___________________________________

HTTL_self.jpg
HTTL_withson.jpg
HTTL_food.jpg

Chao ơi ! Tôi nghe mà muốn nhễu nước miếng luôn các bạn ạ. Nhìn qua cái menu nầy quí vị nghe đói bụng không? Tôi không nghe mùi chay đâu cả mà giống như  tiệc đám cưới đồ mặn quá chừng chừng  ha ha. Vơi cái tật tham ăn hàng vặt của con gái Rạch giá, tôi còn đòi chị mua sang cho  bánh cà bắp và mấy đòn bánh Tét Thập Cẩm Cần Thơ,  cùng bánh bao chay. Thấy tôi mới bị Tào Tháo rượt một trận muốn hết xí quách mà bây giờ đòi ăn tưng bừng như thế chị cũng phì cười. Tôi còn nói thêm " Em thèm ăn xôi bánh phòng nữa chị ơi ". Thế mà tưởng là nói chơi ai dè chị mang qua thiệt .... Chị mang không thiếu một món gì cả trời ạ. 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       Sư huynh Trần Bang Thạch, Thầy Cao Thoại Châu, Chị Kim Quang, 
       Thầy Viên và HoàngThịTốLang nơi sân trước nhà 43 HuỳnhT inh của


Buổi sáng 12 tháng năm trời Rạch Gía thật đep như để đón mừng khách từ phương xa đến. Em tôi đã chuẩn bị hai bàn ăn thật đẹp, khăn bàn  thật tươm tất với ly chén bày ra  vô cùng lịch sự. Người Rạch Gía quê tôi tuy nước mặn song tình thì ngọt vô cùng, nên nghe tôi bảo mai các bạn chị bên Cần Thơ sang chơi, mặc dù dở dang bán buôn buổi sáng em cũng sửa soạn đàng hoàng cho chị nó. Mẹ tôi nghe con gái đãi tiệc chay mẹ mừng lắm. 

Đúng 9.30 thì xe chị và phái đoàn đã đến. Đã biết chị qua hình và nói chuyện phone nên chị em tôi không ai lạ nhau chút nhau. Chị là cựu học sinh Phan Thanh Giản thuở xua và cũng là giáo sư cùng là Hiệu trưởng TH Tân Hưng Cái Răng. Đến lúc nầy tôi mới tin là sự thât. Tôi ôm lấy chị, tôi cười mà thấy giọt lệ hạnh phúc nào long lanh trong mắt. Trời ơi mừng quá chị ơi. Cả sân trước nhà rộn ràng. nhốn nháo hẳn lên. Theo sau trên xe bước xuống là anh chị Trần Bang Thạch. Anh y chang hình tôi thấy trên Web Phan Thanh giản mà thôi. Cùng dáng dấp đó. Cũng nụ cười đó. Trông anh xa xa tưởng là ông Tây nào vì tóc anh trắng quá ( tóc anh trắng quá nhìn không ra  anh ạ ) ha ha.  Cho đến hôm nay tôi mới  được diện kiến chị Ánh Nguyệt nàng thơ của anh. Thì ra vầng trăng của anh đây, theo anh trên vạn dặm đường ... Chị ơi chị nghe anh nói nè, tình quá đi thôi:

 

Có chút gì… như chút dễ thương

Chút mộng, chút mơ, chút hờn, chút dỗi…

Chỉ một chút của em mà lòng anh bối rối

Nghe sao thương giọt nắng bên thềm

 

Nghe ngọt ngào từng hạt mưa đêm

Để anh thức làm thơ. Và làm thêm nỗi nhớ

Rồi từng hạt ngọc châu tình yêu tuổi nhỏ

nối dài thêm Xâu Chuỗi Ân Tình ....( TBT)

 

Rồi Loan bạn của chị Kim Quang với tay xách những giỏ đồ ăn nặng trĩu cười thật dễ thương chào tôi vào nhà. Đến lúc nhìn thấy như thế nầy mới biết cái tình của bà chị tôi như thế nào. Loan móc trong giỏ ra lủ khủ hai chục cái bánh bao, mấy xâu bánh cà bắp, rồi xôi vò, bánh phòng, bánh Tét thập cẩm Cần Thơ cho tới 5 đòn. Các anh lỉnh kỉnh theo sau nào  nồi súp, thau gỏi, giò chả, bánh phồng tôm lung tung đủ thứ món khác. Má tôi hôm nay thật vui. Má như vui trong nỗi vui của con gái mình  ...

Mọi người đã chuẩn bị đồ ăn dọn ra bàn thì tiếng lao xao ngoài ngõ . Thầy Viên đã đến cùng chị Kim Chi và Thầy Cao Thoại Châu nữa.Tôi chạy ra đón tiếp các Thầy. Thế mà cũng gần 40 năm tôi mới gặp lại vị thầy cũ năm xưa. Trong tôi vẫn còn đó hình ảnh Thầy Phạm Huy Viên trong những giờ học Việt văn năm Đệ Tam với Thầy. Đi bên cạnh Thầy Chị Kim Chi vẫn thật tươi, vẫn xinh như thuở nào. Tôi biết chị từ những ngày chưa học với Thầy, từ những ngày chị và gia đình dọn về căn phố nhà nước gần nhà tôi. Em chị là Kim Mai học cùng lớp với tôi nên chị xem tôi như em út trong nhà, vì thế mặc dù chị trở thành phu nhân của ông Thầy mà tôi vẫn quen miệng không sao sửa được, cho đến bây giờ cùng thế, xoay qua Thầy thì thưa Thầy, xoay qua chị thì thưa chị và em nghĩ có lẽ Thầy và chị cũng thông cảm cho em điều nầy phải không ?
 

Đây là lần đầu tôi hân hạnh gặp Thầy Cao Thoại Châu. Thầy là bạn thân của thầy Viện, thầy mới đến Tha Hương trong thời gian gần đây. Điểm đặc biệt tôi thấy ở Thầy là với mái tóc pha sương, dài chấm vai và xoăn xoắn lại ... và tôi nghĩ chắc các thi sĩ hay để tóc như vậy cho có vẻ nghệ sĩ chăng? Chị Kim Quang cứ líu lo hết Thầy sang bạn thấy mà thương. Chị tôi hôm nay vui quá. Chị như cô nữ sinh 15, 16 khi xưa. Hôm nay anh TBT chắc là vui hết biết, vì có ngờ đâu gặp lại ông bạn đồng nghiệp đàn anh ngày xưa "Cao Thoại Châu" trường Thủ Khoa Nghĩa một thời nơi Châu Đốc. Trong cái rộn ràng mừng các Thầy lúc nầy tôi nghĩ phải có thầy Võ Văn Trí thì càng vui biết chừng nào... Ai cũng nói. Ai cũng cười. Chưa ăn mà hình như mọi người đã no. No trong cái tình Thầy Trò, bè bạn. Tội bà chị KQ, chị cứ lo mà nói :

- Nghe em xúi làm đồ chay hỏng biết có ai ăn không nữa, coi chừng ăn không ngon hết vui em ơi. 

Tôi cười  và nói cho bà chị yên lòng:

- Ha ha em vui là được, chị vui là được và Cóc con vui là đủ rồi. 

 Chị cười và đùa với tôi :

- Con nhỏ nầy ăn nói ngộ chưa. 

Tôi tiếp lời chị :

- Để rồi chị coi bày đồ ăn cho vui  thôi, không ai ăn đâu mà ngon với dở, mặn với chay, mừng gặp nhau nói chuyện cho đã đời mà thôi chị ơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


               Chị Lương Minh Nhựt, cô Kim Chi (Hiền thê Thầy Viên,) thầy Cao Thoại Châu,

               thầy Viên và huynh Trần Bang Thạch)


 
Đến với buổi tiệc hôm nay còn có một số bạn học cũ cùng lớp, cùng trường ngày xưa với tôi như Chị Lương Minh Nhựt, anh Lê văn Thu, Trần Đức Minh, Trần Ngọc Thuận, Phạm Ngọc Yên và Lâm thị Quyên.


 

Bạn kể tôi nghe những ngày yêu dấu cũ

Tiếng guốc ban trưa lối nhỏ tan trường

Thầm thì kể những ngày yêu dấu cũ

Như cổ tích nào vời vợi lắm yêu thương (VIỄNXỨ)


Nhìn đồng hồ đã 11 giờ hơn. Chị Kim Quang kêu tôi nói đôi lời như để khai mạc buổi tiêc. Nói gì trong phút giây thật cảm động nầy đây? Tôi chỉ biết cám ơn sự có mặt của các Thầy và bạn bè đã đến trong buổi hội ngộ thật kỳ thú tuyệt vời nầy như anh TBT đã nói"Thiệt là một buổi hội ngộ vô tiền khoáng hậu" và người tôi phải nói lời cám ơn ân tình nhất là chị Kim Quang tôi vì không có chị sẽ không có buổi họp mặt đầy kỷ niệm như hôm nay. ..

Cám ơn ai có lần ta gặp lại

Hong lại tuổi đời bao năm tháng pha sương

Xóa hết nỗi buồn của kiếp sống viễn phương

Kể lại nhau nghe khoảng đời ta đánh mất ( GX)

 

Rồi mọi người nâng ly. Kẻ thì bia, người thì nước ngọt. Tiếng cười hòa vỡ vang dậy cả một góc trời. Mọi người hả hê nói cười không ngớt. Niềm vui như bất tận tưởng chừng không bao giờ hết. Những máy ảnh đua nhau làm việc không ngừng, như để lưu dấu một lần gặp gỡ trong đời.

Các món ăn món nào cũng ngon. Xôi vò chị Kim Quang làm quá khéo, hột nếp tơi ra thật đẹp cho đến những khoanh giò thủ cắt khoanh xếp trong dĩa ai mà biết đó là món chay mà ăn thì khoái khẩu vô cùng. Món xúp của chị dách lầu luôn và món sau cùng là bánh ướt thịt nướng thì thật tình tôi ăn không nổi nữa vì tôi đã lén ăn trước hai cái bánh cà bắp ha ha. Nó tham ăn như thế, mà thật ra bánh cà bắp khó mà tìm được ở xứ người quí vị ạ.

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà nhạc sĩ Mã Quốc Thái của Tha Hương ta vắng mặt hôm nay vì vợ bịnh, phải vào bịnh viện mổ. Thái phone gửi lời xin lỗi và cũng đã gửi một số CD với những bản nhạc mới của anh và Thầy Cao Thoại Châu trao tôi một sổ thi phẩm " Mời em uống rượu " của Thầy để mang về Canada gửi tặng thân hữu dùm Thầy,( mặc dù có lần Thầy bảo là Thầy không hề biết uống rượu ??)

  Nhớ tới mấy giỏ quà của tôi, tôi trở vào nhà mang ra cùng các phong bì của anh chị em bên trời Tha Hương gửi tặng các thân hữu của Tha Hương bên nhà cũng như nhờ chị KQ mang quà về cho MQT như chút tấm lòng của người viễn xứ. Qùa cáp cùng số tiền $800 từ các anh chị em Cát Dương, Bạn Láng Giềng, Trần Phiêu, Lê đình Chơn Tâm, Tố Lang, Cát Vân, Cóc Con, Học Trò Xưa từ bên trời viền xứ đã vượt trùng dương về đến bên nhà .Người gửi, người nhận chúng ta đã trao cho nhau những tình cảm thật quí giá trong giao tình bấy lâu nay phải không qúi Vị mà có mơ tôi cũng không nghĩ nổi có giây phút thật cảm động và chân thành như thế nầy.
 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

             Quán cơm Tấm Thiện TYTY 43 Huỳnh Tịnh Của

 

 Dù cho có vui cách mấy thì tiệc nào cũng tan. Mọi người lần lượt  đứng lên từ giã ra về để chị Kim Quang và phái đoàn CT còn sửa soạn lên đường trở về Cần Thơ cho kịp trong ngày. Những cái bắt tay giã từ sao mà ngùi ngùi, đầy lưu luyến ...

Xe đã từ từ lăn bánh. Tôi còn đứng bên đường, ngùi trông theo cho đến khi xe khuất dần qua ngã ba đường. Mấy tiếng đồng hồ ngắn ngủi bên nhau song cái tình của  người viễn xứ và kẻ bên nhà thật đep. Mong rằng những giao tình đó sẽ bền chặt mãi mãi với thời gian. Tôi muốn nói vơí chị KQ điều đó.


Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây...Tôi nghe văng vẳng bài ca tạm biệt hôm nào, lòng rưng rưng. Hình như có giọt lệ nào vừa ứa ra...


Xin Cám ơn Các Thầy

Cám ơn các anh chị cùng bạn hữu

Cám ơn những ân tình ta đã có cùng nhau

hôm nay,
ngày mai 
và mãi mãi...

 

Hoàng Thị Tố Lang Hè 2014

HTTL_5nguoi.jpg
HTTL_6nguoi.jpg
HTTL_MOI EM UONG RUOU copy (1).jpg
HTTL_quan com.jpg
HTTL_name.png
HTTL_thang ba va toi.jpg

Đưa tay xé tờ lịch cuối cùng của tháng hai. Tháng ba đang đi về đây. Trời tháng ba năm nay hình như ấm hơn mọi năm. Sáng thức dậy thấy nắng lên thật sớm. Từng vệt nắng vàng đầu mùa trong vắt xuyên qua cửa sổ như xua đi cái u ám của mùa đông lê thê, ròng rã mấy tháng trời nay. Buổi sáng cuối tuần  trời thật đẹp. Như mùa đông sắp giũ áo ra đi. Chả bù mọi năm cho đến cuối tháng tư trời vẫn còn tuyết.  Sáng nay bầy chim trốn tuyết của mùa đông kéo nhau bay về tổ xưa, chúng ríu rít  bên khóm thuộc bài kế bên phòng ngủ, tôi yêu vô cùng tiếng hót  nghe  thật vui tai của chúng  như báo hiệu mùa xuân đang từng bước đi về.  Thành phố như quang đãng hơn, như sắp cởi bỏ bao phiền muộn để bước sang một ngày mới. Thành phố  như sắp hồi sinh  mà...

 

 

Tự nhiên hôm nay tôi muốn viết. Muốn viết một chút gì đó cho tháng ba nầy. Tháng ba và tôi. Tháng ba mà nghe Ngoại kể lại tôi chào đời vào một đêm mưa gió. Tháng ba đã nằm trên tờ khai sinh của tôi một thuở lâu lắm rồi mà mỗi khi nghe tháng ba về, lòng tôi lại hòa vỡ ra, tôi nghe một chút bồi hồi, xao xuyến nào đó dấy lên pha chút ngậm ngùi. Các con tôi đưa Mẹ nó đi ăn Dim sam mới về gọi là mừng Birthday của Mẹ. Ngày sinh của tôi mà chừng như tôi vẫn thờ ơ không nhớ nữa. Tôi không có thói quen mừng ngày sinh nhật. Thế mà sáng nay, sáng thứ bảy tôi không ở nhà được như mọi khi, bằng mọi cách các con bắt Mẹ nó phải xuống phố. Tôi lười biếng cái chuyện lượn phố, ngắm hàng như cái thời thiếu nữ xa xưa. Tôi bảo các con:

 

- Xuống phố làm gì, mẹ có cần mua sắm cái chi đâu. Cho Mẹ ở nhà có được không con gái? Thứ bảy của Mẹ mà. Nha con. Đừng bắt Mẹ đi ...

 

Con Ty nguây nguẩy lắc đầu, quả quyết từ chối lời Mẹ nó: 

- Thứ Bảy nào tụi con tha Mẹ, chứ thứ Bảy hôm nay Mẹ phải đi.

 

Con My, thằng Bê vỗ tay tiếp theo lời chị nó:

- Đúng vậy. Mẹ phải đi mới được.

 

 Vậy mà tôi đã có một buổi sáng thứ bảy thật vui, thật đầm ấm bên gia đình. Tôi bồi hồi nói lời cám ơn các con.  Nhìn chúng nó líu lo, nũng nịu bên  Mẹ để thấy lại cái hạnh phúc mà tôi thật sự có trong lúc nầy. Tôi nghe lòng rưng rưng. Tôi chạnh nhớ Má. Tôi may mắn hơn Má nhiều lắm và thương người vô cùng. Mấy hôm nay Thầy Viên post bài thơ "Qụa lắm" gửi  đến học trò và bè bạn. Tôi rất thích bài thơ nầy. Âm điệu gợi nhớ một cái gì  thật xa của đời tôi  mà lâu rồi tưởng chừng  đã lãng quên. 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                Cô em Huệ xinh xắn
              Tha thướt và yêu kiều

               Đôi môi thật dễ yêu :

               - Ôi, ănh thì quạ lắm

 

               Ta ngọng hết trả lời

               Tìm từ nói bừa phứa

              - Anh là như thế rứa

               Kết tội nữa hay thôi   

 

               Tội anh thì nhiều lắm

               Tha cho cũng may đời

               Nếu còn muốn sánh đôi

               Thì đừng cọ quạ lắm

 

               Được tha còn nhúng nhẳng

               Nhớ mãi lời mắng yêu

               Nửa khen nửa chọc trêu

               Anh...ăng thì... quạ lắm

. Thầy tôi nhại giọng Huế viết bài thơ thật vui. Cái giọng của đất Thần Kinh mà ngày còn thơ mỗi lần làm điều gì sai tôi hay bị Ngoại mắng yêu 


- Cái mặt  mầy không biết sao mà giống chi cái thứ trọ trẹ đó quá hỏng biết. 

Cái thứ trọ trẹ ở đây mà Ngoại nói là Ba Tôi, là người sanh thành ra  tôi. Thế mà chưa có lần tôi biết mặt "cái thứ trọ trẹ" đó  nữa. Thế có bất công không ?. Nghe má kể lại Ngoai thương Ba tôi lắm và có điều tôi thắc mắc là làm sao Má tôi -một người con gái chất phát Nam Kỳ- lại có thể đến với Ba, với cái giọng nói thật khó nghe của Ba  như thế.  Ngày còn nhỏ đi theo Má gặp bạn bè xưa của Ba Tôi, ai cũng nói "Con nhỏ giống Ba nó như đúc"... Mỗi lần nghe ai nói như thế tôi buồn lắm. Chỉ biết buồn thế thôi nhưng chẳng dám hỏi Má "Ba con đâu". Có hỏi thì thấy Má long lanh ngấn lệ và trả lời:

- Ba đi xa chưa về.

Trên tấm khai sinh của tôi nơi chốn tôi chào đời là làng Vĩnh thanh Vân Rạch Gía. Như vây tôi là người Rạch Gía 100% mà sao Ngoại cứ mắng là "giống cái thứ trọ trẹ" Tiếng Rạch Gía thì có gì mà trọ với trẹ. Có họa chăng nó giống như "bắt con cá gô bỏ chong gổ nó nhảy gột gột" thì có. Đọc lại bài thơ lần nữa và  tôi muốn email nói với Thầy:

- Em là Huệ đây nè Thầy ơi. Thầy viết thơ chộ ai rứa!

Nhưng muốn dành một sự ngạc nhiên cho Thầy ở bài viết nầy. Như vậy tôi là "Huệ" phải không? Tôi nhớ có một lần một anh bạn đồng nghiệp cùng trường trong ban Văn mới về Rạch Gía, anh đến nhà chơi. Trong lúc trò chuyện chợt  nhìn tôi thật lâu và nói:

- Nét mặt Cô và cái họ của Cô không Huệ thì cũng là Bắc Cờ, cô không thể là dân Nam Kỳ Rạch Gía được. 

 Anh chàng bạn đồng nghiệp  người Huế kia làm thầy bói coi vậy mà trúng y boong. Tôi là Huệ. Má giận Ba, ghét Ba bao nhiêu  thì trái lại Ông Trời tạo ra tôi giống Ba như đúc, cái chất Huế vẫn còn rành rành đó trên khuôn mặt tôi, duy chỉ có giọng nói tôi là "con cá gô" gặt mà thôi, nhưng mà đi đâu khi  ai hỏi về cái gốc gác của mình thì tôi rất tự nhiên và nói rằng:

- Dạ  thưa tôi là người Rạch Gía.


 

 Thì đúng rồi còn gì nữa phải không bạn?. Tôi không là Rạch Gía thì gốc gác tôi ở đâu?Tôi chưa một lần đặt chân đến Huế của Ba tôi  khi Ba đã đi xa từ lúc tôi còn nằm trong bụng Mẹ, thì tôi không là người Rạch Gía thì là người ở nơi mô? Ngày còn nhỏ tôi mơ một lần đến Huế để đi tìm cái cội nguồn của mình mà đã bị Má chối bỏ không cho tôi nhìn nhận.. Cái đất Thần Kinh thơ mộng đó chỉ có trong tôi qua sách vở mà thôi từ Cầu Trường Tiền sáu nhịp nằm vắt ngang sông Hương êm ả. Nào là Lăng Tẩm. Nào chốn Đế Đô. Nào là Thiên Mụ vv  Nghe Má nói gia đình Ông Nôi tôi ở Thừa Thiên và như một định mệnh ngày ra đi Ba có dặn Má rằng: 

- Mai nầy nếu có chuyện gì đi nữa thì em hãy ra Huế đến Thừa Thiên tìm ngôi nhà thờ... và gia phả của dòng họ Ba tôi ở đó.

 

 Nghe nói Ba là con quan  chi chi đó. Về Ba tôi chỉ biết thế thôi. Tôi như một giọt máu của Huế bỏ lại bên trời Rạch Gía nầy. Ba đi ngày ấy và mãi mãi không có lần trở lại, trên tấm khai sanh của tôi ngày ấy vẫn có tên họ Ba nhưng còn thêm hai chữ vắng mặt cạnh bên.  Tôi lớn lên trong tình yêu của Má của Ngoại cho đến một chút Huế sau cùng còn lại của tôi cũng bị chặt lìa, cắt  đứt khi một đêm kia  Má đã đốt tất cả thư từ và hình ảnh của Ba. Sự oán giận người bội bạc đã khiến Má làm chuyện đó. Đôi lần tôi tự hỏi " Ba có bội bạc Má con tôi chăng? " và tôi đã nói với Má:

- Hay là Ba đã đi đâu đó và không có lần trở về bên vợ con.

Má bảo là Má không biết. Nhưng hình như Má dấu tôi một cái gì đó.  Có lần lựa lúc Má vui tôi thỏ thẻ hỏi Má về Ba, về mối tình đầu đời của Má. Lúc đó tôi không còn thấy một chút oán giận nào ở Má. Má say sưa kể mối tình của một cô gái quê miền Nam và chàng trai đất Thần Kinh một lần xuôi bước về phương Nam làm việc. Ba làm Công chức tỉnh vẽ họa đồ  đến ở trọ nhà kế bên Ngoại để rồi yêu người con gái chất phát mới lớn nơi đây. Đó là Má, người con gái Nam Kỳ. Má như trẻ lại. Má nói mà Má cười ngất "Ba con quan liêu lắm. Huế mà. Má nhớ ổng gọi Má "Em ơi"  Con biết Người Nam Kỳ của mình mà, má thật thà trả lời  lại "Ơi". Lúc đó Ba bắt lỗi liền  "Cái thói phép nhà ai, chồng gọi vợ mà vợ ơi"

Rồi Má tiếp theo:
- khoảng thời gian mới cưới má và ba hạnh phúc lắm.  Ba con rất ngọt ngào được cảm tình của mọi người nhất là của Ngoại.
Rồi Má mơ màng: 
- Ổng làm thơ hay lắm". Tôi ghẹo Má liền:
  Má yêu Ba hay là Má yêu thơ của Ba . Má cười thật dễ thương và nói:
- Lớn lên, nghe Má con đừng yêu thơ giống Má và đừng bao giờ làm thơ với ai.
Có lẽ từ chuyện Ba má tôi cho nên ít khi tôi viết thơ song làm sao mà không yêu thơ cho được. Khoảng thời gian sau nầy tôi viết thơ khá nhiều song lấy bút hiệu không cho Má biết, Tôi ghét Ba. Tôi giận Má. Sao Má không để lại một tấm hình nào của Ba cho tôi. Má cứ nói:

- Mặt con làm sao thì ổng như vậy, như cái khuôn đúc qua vậy đó.

Điều Má trách Ba có đúng không? Tôi không hiểu chỉ biết là Ba đi rồi mãi mãi không về thế thôi. Có một uẩn khúc nào chăng trong cuộc tình của Ba Má mà cho đến giờ tôi cũng chưa hiểu, chưa biết một cách rõ ràng. Có một điều là sau ngày sau tháng tư năm ấy trên một tờ báo lúc đó có một bài phóng sự  mà người viết đúng như cái tên của Ba tôi trên tờ giấy khai sinh của tôi. Tên trùng là một chuyện thường song Cái tên Ba trên tờ báo kia khiến tôi bàng hoàng cả buổi. Tôi mơ màng và tự nhiên có một linh cảm nào đó khiến tôi nghĩ rằng  có thể đó là người mà tôi đang tìm kiếm suốt cả một quãng đời đã qua. Tôi cầm tờ báo đọc lại mấy lần và lẩm bẩm một mình: 

- Nếu đúng là Ba thì bẽ bàng biết là bao nhiêu và  tôi có cần thiết phải gặp lại nữa không? 

Thôi thì để Ba còn sống mãi trong lòng tôi. Cho Ba còn đó như một bóng hình mà tôi mãi mài tôn thờ và trông có lần biết mặt để xem cái giọng trọ trẹ của Ba như thế nào, và để xem tôi và người ấy có là như hai giọt nước mà mọi người từng nói không? và cái ý định đi tìm, đi kiếm Ba từ bao năm nay đã lãng quên trong tôi mất rồi. 

 

 Từ đó đến nay, bao nhiêu năm trời lặng lẽ trôi qua. Bây giờ có chắc gì Ba còn trên cõi đời nầy nữa để mà kiếm, để mà tìm, để mà trong đời có lần âu yếm gọi Ba như bao nhiêu đứa trẻ khác. Bao nhiêu tháng đợi, năm chờ và giờ đây tóc đã ngã màu mà chừng như ước mơ xưa mãi mãi cũng chỉ là mơ ước. Thế thôi. Định mệnh đã an bài như thế rồi và tôi biết sẽ không bao giờ có buổi tao phùng như tôi hằng mong đợi. Thôi thì  bài viết hôm nay như món quà sinh nhựt  tôi viết cho riêng mình. Như một kỷ niệm.  Như một nén hương lòng xin dâng lên hương hồn của người đã cùng Má tạo ra cái hình hài của tôi trên cõi đời nầy- 

 Và hơn ai hết tôi biết rằng  người cha mà cái giọng trọ trẹ như Ngoại hằng nói  đó mà một lần nào tôi hằng mong được gặp lại mãi mãi chỉ là một huyền thoại  suốt cuộc đời nầy mà thôi.... 

Thêm một tháng ba đến và nỗi buồn vẫn còn mãi trong tôi 

 

Đất khách và tháng Ba 

HTTL_Hue.jpg
HTTL_name.png

Mùa đông - Những đoản khúc nhớ ...

HTTL_MuaDong_1.JPG

1 - Đêm như dài ra thêm với giấc ngủ không đến được. Định mở tủ lấy viên thuốc ngủ rồi lại thôi. Với chiếc áo len mặc vào tôi đẩy cửa phòng nhẹ đi ra ngoài. Trời đã sang đông rồi. Tháng mười hai, trời mới 5 giờ chiều mà tối đen như mực, như đêm đã về. Hàng cây hai bên đường đã trơ trụi lá từ lâu trên đường đi đến Gym. 

Dự đoán thời tiết nghe nói tuyết năm nay ghê lắm, nhiều hơn mọi năm. Chiếc đồng hồ trên tường từng nhịp gõ đều trong đêm vắng. Sao giờ nầy nhớ và thèm làm sao một tiếng rao  khuya trên đường năm xưa của thuở nào. Nhớ xe hủ tiếu khuya của chú Kènh người Tàu mà con tôm thật dòn ngon hết biết, cứ khoảng 11 giờ tối là y như đúng hẹn, xe hủ tiếu đi ngang nhà với tiếng rao hàng lơ lớ quen thuộc "Ai ăn hủ tiếu hông?", hoặc cô Sáu chè thưng mà giọng rao hàng thật thánh thót lồng lộng giữa đêm trường "Chè thưng bột khoai nước dừa, đường cát đây"... đây. Xa lắm rồi ngày ấy. Cuộc sống là đi tới mà sao tôi cứ quay quắt tìm kiếm những cái đã qua, những cái mà không bao giờ trở lại, nhưng sao ấm áp lạ lùng mỗi lần nghĩ đến. Bụng cồn cào muốn ăn một cái gì đó. Nhớ Má năm xưa. Nhớ những tháng ngày cùng cực của Mẹ con mình sau tháng tư năm ấy. Má như cái cò lăn lội bờ sông, gánh gồng một thân một mình nuôi đàn con bảy đứa. Ngày nào cũng như ngày nào tối mịch má mới từ ruộng về, hai Mẹ con hay lục đục ăn khuya. Một tô mì gói. Một dĩa cơm chiên với tỏi phi với dầu cho vàng, đập thêm cái trứng cho vào chút nước mắm, chút tiêu, chút hành lá cắt nhỏ mà sao ngon lạ ngon lùng. Đã xa rồi những tháng ngày cực khổ mà Mẹ Con bên nhau chia nhau từ củ khoai, trái chuối. Những nghiệt ngã của quê hương cho Mẹ con ta xa nhau cả ngàn trùng sóng nước. Các con của Má giờ như đàn chim bay đi mỗi người mỗi ngã và đêm nay trong khoảnh khắc nầy con nhớ Má vô chừng... con thèm gọi làm sao lúc nầy hai tiếng Má ơi...

HTTL_muadong_2.JPG

2 - Mùa đông thực sự đã về trên thành phố nầy. Đêm qua trời đã rơi xuống độ âm -20 độ C. Cộng thêm độ lạnh của gió nhiệt độ ngoài trời như là -30 độ C. Tháng mười hai rồi mà. Thiên hạ đang sửa soạn đón chào giáng sinh, một năm sắp hết, một năm mới bắt đầu, thời gian vùn vụt trôi qua trong cái tất bật của đời sống nơi xứ người... 

Mùa đông vẫn đẹp, vẫn lãng mạn trong tôi như tự bao giờ. Hồi ở trại tị nạn mới qua lần đầu tiên thấy tuyết tôi cứ ngỡ mình lạc vào cảnh thiên thai. Thơ mộng và lãng mạn vô cùng. Những năm tuyết đổ nhiều chung quanh thành phố những ngọn đồi tuyết thật đẹp. Hồi đó những ngon đồi tuyết đó là chỗ chơi tuyệt diệu nhứt của các con tôi trong mấy tháng mùa đông. Cuối tuần nào chúng cũng đòi bố mẹ chở ra mấy cái Park gần nhà để chơi skateting. Những con sông nhỏ bao bọc chung quanh Park đông cứng lại và là nơi đám con nít nhỏ kéo nhau xuống mà chơi. Tụi nhỏ chẳng biết lạnh là gì. Mẹ chúng đứng lạnh run nhìn con chơi cho đến hai má đứa nào cũng đỏ ửng cả lên mới chịu đi về. Do đó mỗi tuần chỉ có 2 ngày cuối tuần nghỉ ngơi mà tuần nào cũng lái xe đưa con đi. Đợi con chơi xong rồi về cũng mất toi đi một ngày cuối tuần, tôi mới có sáng kiến kêu người làm một cái cầu tuột ở phía sau nhà. Tấm ván thật dầy và bào láng hồi mùa hè cẩn thận được đem ra đặt dốc xuống trên đồi tuyết nhỏ sau sân nhà như một tảng băng nước đá thật dầy. Tụi nhỏ thích lắm. Sáng thứ bảy hay chủ nhật nào cũng vậy nào cũng vậy ăn sáng xong là mấy chị em chúng nó nai nịch gọn gàng để chuẩn bị ra sân chơi. Lần nào chúng cũng rủ rê "Mẹ có đi ra chơi cầu tuột với tụi con không? ". Sợ con buồn tôi ra một chút rồi lại trở vào, miêng. thì cứ xuýt xoa "Lạnh để mẹ vô". Mà lạnh thật. Song hình như con nít sinh ra và lớn lên nơi xứ nầy không biết lạnh là gì. Winnipeg lạnh có tiếng của Canada mà. Vậy mà tôi đã chôn đời mình ở cái xứ nầy cùng có hơn 30 năm. Một năm có 12 tháng mà mùa đông đã chiếm đi hơn phân nửa. Ôi Cái xứ Cà Na của tôi là thế đó mùa đông có hôm -40 độ C thì là chuyện bình thường do đó má tui qua đây chỉ một năm thôi Má đã tuyên bố:

- Cái xứ nầy cho ăn vàng cũng không ham ở lại.

 

Và Má đã lên đường trở về quê cũ. Chị em tôi cũng biết người già nên sống ở quê cha đất tổ nên đứa nào cũng không cản Má ở lại. Má nói thế chớ Má quên rồi hồi cái năm đó Má đã thu hết vốn liếng, cho con vàng để cho con lên tàu, cho con chạy trốn, má tình nguyện cho con bỏ Má mà đi đến cái vùng trời xa lạ nầy để đi tìm chút Tự Do.

- Nhớ năm đầu hồi ở trại tị nạn mới đến đây, áo quần chính phủ cho làm sao cho đủ ấm. Mỗi lần ra đường là phải trùm ba bốn lớp áo.  Có lần đến lớp học, nhìn tôi cởi bao nhiêu lớp áo, hết lớp nầy đến lớp khác, vì trong phòng đều có sưởi nên trùm cả đống áo như vậy rất nóng không làm sao ngồi học được, tôi lam mọi người trong lớp đều cười. Cái cười không có ý chọc ghẹo, giễu cợt mà họ biết ngay tôi là dân mới tới. Nhớ anh bạn cùng lớp đã âm thầm quyên góp tiền trong lớp và qua ngày hôm sau đã khệ nệ mang vào lớp và trao cho tôi chiếc áo mùa đông dầy cơm... Mùa đông nơi đây ra đường bạn không đủ ấm chỉ cần 5 phút thôi da bạn sẽ bị cháy vì lạnh. Cái xứ lạnh tình nồng của tôi là thế thì làm sao Má ở lại cho được. Tôi không giữ Má ở lại vì cái hạnh phúc của Má hơn ai hết tôi hiểu không phải là chốn nầy. Ngày đưa Má ra phi trường trở lại quê nhà, tôi cố gắng không khóc để Má yên lòng trở về chốn cũ...

 

- Theo dự đoán năm nay Winnipeg Manitoba của tôi lạnh lắm, đọc bản tin trên google mà tui mắc cười, cần gì dự đoán, thành phố tôi ở là một trong 5 nơi lạnh nhứt thế giới mà, hỏng lẽ còn lạnh thêm nữa sao, nhớ hồi ở trại tị nạn Mã Lai, tôi có thể đi Mỹ được vì là người làm việc trước 1975 song cũng phải đợi trong Waiting list, đời sống ở trại hổn độn quá tôi muốn đi định cư sớm nên khi phái đoàn Canada đến phỏng vấn để nhận người, tôi đà nộp đơn xin đi, lúc đó trong tàu ai cũng le lưỡi lắc đầu ái ngại cho tôi, song tôi bảo cho mọi người yên lòng:

- Người ta sống được thì mình sống được và nơi nào trong lúc nầy cũng tốt hơn nơi chốn mà mình đã bỏ đi.

Nhớ hoài đêm tối trước khi tôi rời trại để lên Malaysia mà đi Canada Xuân Mai em học trò cũ ở Lâm Quang Ky đến thăm cô giáo để mai cô lên đường, em cứ nắm tay tôi, mắt đỏ hoe mà nghẹn ngào dặn dò "Bên đó lạnh lắm Cô ơi, cô rán gìn giữ sức khỏe nghe cô, cô đi biết bao giờ cô trò ta có lần gặp lại." Lúc đó tôi chỉ có 80 pounds. Nghe em nói mà tôi không cầm được nước mắt... Thế mà gần 40 năm trôi qua, bao nhiêu vật đổi sao dời và Xuân Mai cô bé học trò dễ thương ngày nào của tôi đã nằm xuống bên trời đất khách.

 

- Tháng mười hai rồi. Tự nhiên sao lúc nầy nhớ vô chừng là nhớ bài hát năm xưa "Mười hai tháng anh đi". Nhớ quê hương điêu linh những ngày binh lửa...

 

https://youtu.be/87XPCbTtoIQ

HTTL_thang12.JPG

Tháng Giêng xuôi quân ra Huế 

Cố Đô hoang vu điêu tàn

Bãi học chiều, em vắng bóng

Tóc thề đã quấn khăn tang

Tháng Hai về trấn ven đô

Chong mắt hỏa châu, giữ cầu

Gió thoảng vào hơi rượu mạnh

Qua làn sương ánh đèn mầu ...

 

Ba lô lên vai tới miền Tây Đô

Quê hương em xanh, xanh ngợp bóng dừa

Đêm ngủ bìa rừng, thèm làn môi ấm

Ngọt trái sầu riêng, này lúc sang mùa

Bây giờ trời mây vào Hạ

Mẹ em bận đi lễ chùa

Em cầu nguyện cho chiến sĩ

Trên đường sớm nắng chiều mưa.

 

Tháng Năm theo vì sao biếc

Hoa phượng nở quanh sân trường

Ngày xưa những tờ lưu bút

Bây giờ phong thư gói quà

Tháng Sáu anh vẫn miệt mài

Hành quân chưa về thăm em

Đừng khóc, ve sầu mùa Hạ

Xa thì xa, vẫn chưa quên.

.............................................

 

Cuối năm, mùa Đông đan áo

Cuối năm trời đã lạnh rồi

Thiên hạ thì may áo cưới

Ta thì hẹn tới năm sau.

Hoa mai nở đầy

Em đang chờ đợi

Mười hai tháng rồi

Dài ước mơ say

Nhớ má cho hồng

Nhớ môi em ngọt

Anh về cùng em,

 

Vui đón giao thừa.

 

Thơ Phạm văn Bình Nhạc Phạm Duy

 

Vâng mười hai tháng các anh đi qua bao miền đất nước và đứa em trai năm xưa của tôi đã đi, mãi mãi không về chiều tháng mười hai năm ấy và trong lúc nầy nghe tháng mười hai đang về tôi lại nhớ em, hơn lúc nào hết tôi nhớ tiếng hát của em trong bài nhạc năm xưa mỗi lần về phép...


 

- Ngoài trời tuyết vẫn lạnh lùng rơi, có bông hoa tuyết nào theo gió bay về phương trời ấy gởi dùm tôi nỗi nhớ đến cho ai... 

 

Lạc hồn mơ

chiều nay nghe mộng vỡ

Con đường xưa

góc phố vắng ai rồi

Hôn kỷ niệm,

bồi hồi yêu dấu cũ

Réo gọi tình về

miền ký ức xa khơi…( gx)

 

HOÀNG THỊ TỐ LANG


 

 

 

 

 

lyhuong-rachgia.blogspot.com

HTTL_name.png
HTTLang_Troiquenoidatkhach.jpg

Sáng nào cũng vậy ông ra vườn thật sớm. Mảnh vườn nhỏ sau nhà được mua hồi năm ngoái sau khi từ cái chung cư hai phòng vợ chồng tui dọn về đây chỉ là một khoảnh đất trống trơn. Cỏ mọc tràn lên cả lối đi. Thế mà chưa đầy một năm dưới bàn tay của hai vợ chồng già nầy mà mảnh sân sau ai đến chơi cũng trầm trồ khen ngợi và họ kháo với nhau "Đây là trời quê nơi đất khách".

 


Suốt ngày từ hừng đông sáng mặt trời chưa mọc nữa cho tới tối mịt là ông ở ngoài vườn. Từ húng lủi, húng quắn, rau dền, dấp cá, mồng tơi, bầu, bí, cà vvv cái gì cũng có. Gần cả chục năm lang bạt nơi xứ người vợ chồng con cái  cả 8 người chen chúc nhau trong cái hộp quẹt của căn chung cư chật hẹp. Cả nhà chỉ có một Washroom. Sáng dậy chờ nhau để làm vệ sinh buổi sáng cũng là cả một vấn đề. Năm ngoái thằng Trường con trai lớn nhờ trời thương ra trường là có việc làm ngay nên nó đề nghị mua nhà rộng rãi cho ba Mẹ ở. Căn nhà nầy mới đến coi lần đầu cả hai vợ chồng đều vừa bụng ngay. Chủ cũ là một người da trắng vậy mà sao họ biết hoa Ngọc Lan mà trồng trước cửa nhà.  Trên xe của người agent bán nhà bước xuống. Mùi Ngọc Lan tỏa hương thơm dìu dịu. Hai vợ chồng chạy đến ôm cái gốc Ngọc Lan như lâu ngày vừa gặp lại cố nhân, lòng mừng rỡ như thấy bóng dáng quê nhà như ở  đâu đây. Đi hết một vòng từ trước ra sau bỗng bà la lên:

HTTLang_chanh.jpg

- Trời ơi có cây chanh nữa kìa ông ơi.
 Bà lấp ba lấp bấp la hoảng lộ vẻ mừng rỡ đột ngột, tột cùng. Ông chạy đến bên bà  gần cuối khu vườn. Bà đưa tay nắm lấy tay ông, mắt sáng rực khẽ, trỏ ngón tay chỉ và run run nói:
- Coi nè ông.  Cây chanh kìa. Thấy hông ông?
 Cây chanh ốm yếu tiều tụy có lẽ không được chủ nhân chăm sóc . Ông ngắt một cái lá vò trong lòng bàn tay mùi hương chanh tỏa ra dìu dịu sao mà thơm quá chừng, như mùi hường quen thuộc của thuở xưa. Ông chặc lười, hít hà:
- Đúng là chanh rồi. Ai trồng mà chẳng biết chăm nom gì cả. Cây chanh nầy mà được chăm sóc bon' phân lớn mấy hồi hả Bà. Cây chanh nầy bao nhiêu món để mà nấu.
 Cũng như chồng, Bà nâng niu vuốt ve từng lá chanh èo uột vì thiếu bàn tay chăm sóc. Bà gục gặc đầu bảo chồng:
- Hỏng biết sao tui thấy ưng cái nhà nầy quá ông à.
 Nghe Mẹ bảo thế thằng con trai tủm tỉm cười và bảo Mẹ:
Mình còn đi coi nhiêù nhà khác chớ nào có phải chỉ có cái nhà nâỳ đâu Mẹ.
  Bà chừng như quyến luyến một chút gì quê nhà vừa tìm thấy. Bà âu yếm bảo con:
- Mẹ thích căn nhà nầy con ạ. Chắc không cần đi coi chỗ nào khác cho mất công.


Qua những ngày tháng lao tù. Tưởng là đã bỏ thân nơi chốn rừng thiêng nước độc. Thế mà trời thương còn có được ngày về sau gần 10 bó đếm lịch trong tù. Nếm đủ mọi tủi  nhục  của đất nước  sau ngày thay ngai đổi chủ đến được xứ Tự Do ông như chết đi sống lại. Ngày mới vừa đến Mỹ ông  thơ thơ thẩn thẩn cứ tưởng là mình trong chiêm bao. Thấy đất nước quê người mà chạnh lòng nhớ  quay quắt về quê cha đất tổ.  Hồn ông cứ lơ lơ lửng lửng , ông ở đây mà tui biết hồn ông đã dạt về phía trời nào đó. Ở đó có con đê làng, có ngọn tre, giếng nước, cầu ao. Ở đó có mùi thơm từ những cánh đồng lúa chín theo gió bay đi mênh mông trải dài tới đầu thôn cuối xóm. Rồi Hiệp định Geneve định mệnh chia cắt đôi bờ đất nước cậu thanh niên với cái tuổi 14, 15 đã theo gia đình làm một chuyến xuôi Nam đi tìm tự do bỏ lại Hà Nội 36 phố phường, bỏ lại căn nhà thân yêu với sân gạch đỏ au và cây Ngọc Lan sừng sững trước cổng nhà mà cái hương thơm quyến rũ của những cánh Ngọc Lan đầu mùa vẫn còn đâu đây như quyện kín hồn ai ...

HTTLang_ngoclan.jpg

Một lần bỏ quê Bắc, theo dòng Bến Hải mà xuôi Nam tưởng là yên thận. Ngờ đâu đến 75 trải qua bao năm ở chốn rừng thiêng Yên Bái , ông lại thêm một lần biệt xứ. Lần nầy thì đã mấy trời mấy biển cách ngăn rồi. Những ngày tháng xa quê giờ đây mảnh vườn nhỏ sau vườn đối với ông Bà như chút dấu yêu của quê nhà còn sót lại. Ông nâng niu, chăm sóc mảnh vườn như tri kỷ lâu ngày mới gặp lại. Hễ rành là Bà chạy ra sân cầm cây chổi quét chỗ nầy chỗ kia  cho sach. Bà còn bảo thằng con đi mua cho bà thêm mấy cái khạp, mấy cái gáo múc giống như hồi đó ở bên nhà. Bà muốn đem cả một trời quê nhà trồng nơi mảnh vườn nhỏ bé quê người. Cây Chanh èo uột hôm mới dọn về đây bây giờ lá xanh um thấy mà thương. Cả tháng nay thằng con trai bà mua cây mua gỗ về làm cho Bố Mẹ giàn bầu. Mấy cái hột bầu của một người bạn già cho tuần trước đã lên được hai lóng tay. Ông cũng giúp con cưa, bào, đẽo gọt để làm cho mau. Ông bảo con làm mấy cây cột cho chắc để dưới giàn bầu ông có thể mắc võng. Lúc nầy sao ông nhớ vô chừng là nhớ cái giàn bầu nơi sân trước của Mẹ ông ngày xưa nơi đất Bắc . Khoảng sân trước nhà còn rộng lắm. Ông đề nghị thằng con dựng giàn bầu nơi đó song nó không chịu .
 

 Nó bảo
- Cả một dãy nhà  ai cũng trồng hoa ở sân trước. Con cũng thích trồng hoa trước nhà thôi Bố ạ. Mình dựng giàn bầu sân sau cũng đẹp mà Bố.
Ông không nói, nhưng trong bụng ông buồn lắm. Ông biết không thể nào mà thằng con hiểu hết được nỗi lòng của ông đâu. Chỉ hơn một tuần giàn bầu đã xong ông mừng vô cùng và những cây bầu con ông đã hạ thổ mới hôm nào mà giờ đây có lủng lẳng đầy quả trên giàn ...

HTTLang_bầu.jpg

Buổi sáng trời Cali cũng gây gây lạnh . Ông khoác thêm chiếc áo ấm và, cầm tách cà phê mới pha đi ra sau vườn. Ông già kế bên nhà  cũng thức sớm như ông. Ông  Hi một tiếng rồi cặm cụi đi một vòng khu vườn. Buổi sáng sớm những bông hoa bí nở vàng ngát khu vườn .  Chẳng biết sao ông mê làm sao những cánh hoa bí đơn sơ nầy. Màu hoa bình dị, dễ yêu và có lẽ ở loài hoa ấy gợi cho ông nhớ thật nhiều cái thuở một trời ngang dọc ngày xưa. Vườn Bí vàng ở buổi chiều hành quân nào ghé bước và cô gái năm xưa với cái má lúm đồng tiền đã một lần làm hồn ông chao đảo, và cô gái ấy đã là người vợ, người Mẹ của con ông và là người bạn già đang cùng ông đi nốt quãng đường còn lại.  Cái tuổi nầy đêm về cứ trằn trọc canh thâu , rồi bao nhiêu chuyện từ đời xửa đời xưa  ở đâu mà cứ đi về làm khổ thân ông.

 

 

Ông uống một hớp cà phê loại " instant coffee " cho tỉnh rồi đi lấy nước tưới cây. Hồi mới qua uống mấy thứ cà phê loại instant nầy nó làm sao đó . Ông nhớ vô cùng cái quán cà phê hai căn gần nhà lồng  chợ RG ngang Qúach Xái bên hông là gánh bún Cá Kiên Giang của bà Ba Lâm. Họ chỉ pha bằng vợt mà sao nó ngon lạ ngon lùng. Nhớ hồi đo' mỗi lần ở đơn vị về ông phải ghé đó làm một cài "xây chừng" cho đã rồi đi đâu thì đi.

 Cái quán buổi sáng đông nghẹt người ta. Quán bình dân giá rẻ mà cà phê cũng không phải là dở, Với lại điểm chính là họ bán đồ điểm tâm như xíu mại, há cảo hủ tiếu, bánh tiêu, giò chéo quảy v v  hằm bà lằng đủ thứ mà giá lại rẻ nên đông khách là phải. Tiền lính là tính liền nên ông thích lôi bạn bè vô quán nầy cho đỡ tốn mỗi lần ông về phép . Riết rồi ông ghiền cái quán như ghiền gặp người tri kỷ. Có khi cuối tháng hết tiền ăn uống xong rồi chú Hai biên sổ. Chú Hai chủ quán người Tàu hệch hạc, hiền lành, tiếng Việt lơ lớ dễ thương làm sao. Chú bắt chước mấy anh lính của ông gọi ông là ông Thầy. Lần nào gặp ông chú hệch hạc,  mừng rỡ chào đón: 

 

  - Ông Thầy mới dìa,  hoặc ghẹo ông:

 

- Chừng nào ông Thầy lấy vợ nhớ mời ngộ đi ăn đám cưới nghe. 

 

 và quả thật sau đám cưới của ông, Chú Hai chủ tiệm cà phê mời ông và một số bạn bè nhậu ở tiệm chú một bữa quắc cần câu luôn nói là để mừng ông thầy cưới vợ. Ôi cái thời xa xưa ấy nay còn đâu , thân già với những tháng ngày tạm bợ nơi quê người. Cùng may mà có mảnh vườn nầy mà bầu bạn.

Tiếng của thằng Huy ngoài ngõ làm ông trở về thực tại:

- Bố Mẹ ơi ra giúp con cái nầy. 

Bỏ cái gáo nước xuống ông đi nhanh ra cửa trước vừa đi vừa lẩm bẩm . Bà cũng chạy theo ông

- Cái gì mà gấp dữ vậy cà không kịp đi vào nhà vậy kìa.

Thằng Huy mở trunk xe ra và bảo: 

- Bố Mẹ nhắm mắt lại nha. Con có cái nầy để mừng ngày Bố Mẹ đến Mỹ nè .

- Uả hôm nay ... hả con. Lòng ông nghe nghèn nghẹn. Ông lẩm bẩm một mình " Mười mấy năm rồi hả Bà" mà Tụi bây bày đặt cái gì nữa đây cho tốn kém hỏng biết nữa.

 

 

Tuy nói thế ông bà cũng nghe con nhắm mắt lại. Khi mở mắt ra trước mặt ông bà là mấy nhánh hoa Thiên Lý trồng trong một cái chậu thật đẹp.  Ông ôm chậu hoa vào lòng ông rưng rưng hỏi con:

- Làm sao ở đâu con tìm được giống hoa đặc biệt nầy chỉ có ở đất Bắc

 -Tình cờ thôi Bố a. Tuần rồi đến nhà một người bạn chơi giàn hoa sau nhà đẹp quá . Hỏi ra thì con mới biết là Hoa Thiên Lý . Loài hoa mà có lần con nghe Mẹ nhắc và kể cho con nghe ngày Mẹ về với Bố với những bữa cơm có canh Thiên Lý nấu với của đồng của Nội. Con hỏi xin và Bác Hưng đã gầy cho con một chậu để đem về tặng Bố Mẹ.

 Ông chớp nhẹ đôi mắt như che dấu niềm xúc động. Hai vợ chồng già noi' sao cho hết niềm cảm xúc vô cùng. Thì ra Các con đã chắt chiu cùng Bố Mẹ chúng đem quê hương xưa trồng lại nơi đất khách. Ông muốn nói điều gì đó với con, hình như chàng con trai hiểu được hạnh phúc của Bố Mẹ trong lúc nầy. Chàng khẽ nói

- Cuối tuần Bố phụ con, hai Bố con mình làm giàn thiên lý trước nhà nha Bố.

HTTlang_hoathienly.jpg

Ông mơ mơ màng màng nghe mùi thơm thoang thoảng từ bát canh năm xưa của Mẹ và nhớ vô cùng hình bóng bà với chiếc rỗ trên tay quanh quẩn dưới giàn hoa lý cắt từng chùm hoa vàng ngát để nấu buổi cơm chiều cho chồng con, và thuở ấy ông chỉ là cậu bé con lủng đủng quẩn quanh bên chân Mẹ để phụ Mẹ nhặt hoa vào rổ ... Tiếng nói của Mẹ vẫn còn văng vẳng đâu đây:

- Hoa Thiên lý ăn giải nhiệt con ạ.

Ôi nhớ quá ngày xa xưa ấy.  Những tháng ngày yêu dấu ấy như mới ngày nào đây. Trên khuôn mặt của ông  dòng lệ nào chực rơi. Những giọt lệ của một trời hạnh phúc ....

 

Winnipeg Tháng 2 2012

 

 

Hoàng thị Tố Lang

____________________________

Má tôi và vầng trăng ngày cũ

HTTL_Demtrangbuon.jpg

                            Những ngày ở VN đêm nào tôi cũng ngồi nói chuyện với Má suốt cho đến khi Má bắt đầu thời công phu lúc 10 giờ. Ở cái tuổi 90 Má tôi vẫn còn yêu thơ như thuở nào, Má vẫn còn làm thơ, bài nào làm xong Má hay đọc cho tôi nghe, tôi nhớ hoài bài Đêm trăng buồn của Má. Tôi biết vầng trăng ngày cũ đã xa Má lâu lắm rồi. Trăng đã buồn theo đời Má từ cái ngày tháng Tư năm ấy. Từ cái ngày Ba bỏ Má mà đi. Má ngược xuôi, xuôi ngược một thân một mình nuôi đàn con dại, sống với đồng lương cô giáo $50 mỗi tháng nhỏ nhoi của tôi. Áo góa phụ choàng lên đôi vai gầy guộc của Má buồn hơn theo năm tháng, theo vận nước nổi trôi. Ngày ấy trong đêm một mình tôi hay nghe Má khe khẽ ngân nga mấy câu thơ của ai nghe mà đứt ruột:


Chẳng biết thuở nào trăng hết xanh

Sương buồn như lệ hết long lanh

Bao giờ mây biếc thôi say gió

Tôi hết vương mang một ảnh hình

 

Mấy câu thơ Má ngâm tôi không cầm được nước mắt. Tôi biết Má nhớ Ba. Má nhớ ngày xưa của Má. Vầng trăng xưa của Má đâu rồi.? Ôi vầng trăng xưa ai xẻ làm đôi.  Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường. Rồi trăng buồn hơn. Trăng lẻ loi hơn từ lúc con của Má lần lượt bỏ Má mà đi.Trong hoàn cảnh hiện tại, quê nhà không còn là nơi chốn để dung thân, những đứa con của Má như những cánh lục bình trôi dật dờ tới những bến bờ xa lạ...

Má - một người con gái quê xưa, ở thập niên 20 - 30, mà tâm hồn Má rất khác thường, không giống như những người cùng tuổi tác thế hệ của Má. Nếu nói Má thuộc cả quyển Chinh Phụ Ngâm thì dễ có mấy ai tin. Nhưng sự thực là như thế. Sau tháng 4 năm ấy Má khóc, má ôm cả chồng sách cũ đem vào ruộng nhà Ngoại chôn dấu. Má nhờ người đào hố, rồi Má bỏ xuống cái khạp lớn và chất những cuốn sách mà một thời Má yêu quí. Xong rồi Má cứ phập phồng lo. Rồi Má sợ đủ thứ. Má sợ bị xét nhà bị ghép tội cất giữ văn hòa phản động, Má lại đem lên và ngồi một mình trong đêm đốt từng trang sách mà nước mắt rưng rưng. Má bảo tôi Má sợ không thể giữ được quyển Chinh Phụ ngâm nầy và bằng mọi cách Má phải học cho thuộc để mà còn dù ở trong hoàn cảnh xấu nhứt không thể giữ được Nó, và chỉ trong thời gian ngắn Quyển Chinh Phụ Ngâm đã được cất giữ bên Má suốt đời suốt kiếp. Để rồi trong những đêm trường tĩnh mịch một mình trong đêm Má ngân nga những câu trong Chinh Phụ Ngâm nghe thật não nùng ai oán:

 

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp lại về giường cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh...

 

Má tôi không giống như các bà Má cùng tuổi Má. Má ăn mặc rất là giản dị. Một cái áo bà ba trắng với chiếc quần đen là đủ rồi. Thế mà tâm hồn Má trẻ lắm. Chị em tôi hay đùa với nhau bằng một niềm hãnh diện khôn cùng - Má mình mà -. Vâng Má mình là thế đó. Má thích làm thơ. Má thích đọc thơ. Má thích nói chuyện thơ văn với những người trẻ tuổi. Ngày xưa lúc còn đi dạy, bạn bè tôi đến nhà hay được má làm cà phê phin cho uống và cùng Má nói chuyện thi văn. Ai nói thơ đến đâu, má nói tới đó. Má như trẻ lại trong cái thế giới thi ca của Má. Những Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính và nhất là TTKH. Đó là những dòng thơ mà Má tôi yêu thích. Bài nào Má cũng nhớ, cũng thuộc không sót một câu. Tôi thích ngồi nghe Má đọc thơ. Má nói thơ. Sau 75 Má làm thơ nhiều hơn. Bài thơ một lần mà Má đến Kinh làng Thứ Bảy tìm tôi sau chuyến đi năm ấy, mới đó mà đã 35 năm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sóng nước mênh mông thuyền bé nhỏ

Vượt đường gian khổ đến thăm con

Từng không lớp lớp mưa rơi xuống

Thấm ướt bờ mi lệ tủi hờn

 

Đã bốn mươi ba năm qua. Tiếng tụng kinh của Má vẫn đều đều trong đêm trường thanh vắng. Chẳng biết câu kinh, tiếng kệ có làm cho Má tôi phôi pha chuyên ngày tháng cũ? Quên đi rồi chuyện nước non?

Ôi! Vầng trăng ngày ấy của Má đâu rồi? Có ai khâu dùm tôi lại miền ký ức xưa chở về cho Má ánh trăng của một khoảng đời yêu dấu cũ...

 

Hoàng thị Tố Lang

HTTL_kinh lang thu bay.jpg
HTTL_andMother.jpg
bottom of page