top of page
hmpg.jpg
Title_SinhHoatToronro.jpg

Trước sự mất mát và nỗi buồn quá lớn lao nầy, chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng đồng môn Thẩm La Mỹ Yến. Xin cầu nguyện cho Hương Linh Bác Phạm Thị Huệ sớm vãng sanh Phật Quốc.

Đại gia đình Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm & Đồng Hương Cần Thơ

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Phanuu_Toronto.JPG

Thưa anh Hai,

Chúng tôi xin gởi đến anh và gia đình lời chia buồn. Thành tâm cầu nguyện cho Hương Linh của chị sớm được siêu thoát.

 

GĐ Chs, PTG-ĐTĐ

Toronto & vùng phụ cận

& Các bạn Houston: Oanh-Uẩn, Nguyệt-Danh

Lúc đầu nhóm Chs. PTG-ĐTĐ Toronto tự nguyện đóng góp  CAD.$900 (200+200+200+50+50+ 140+60 =900) dự trù thực hiện quà Tết mang đến tận nhà thăm viếng và chúc Tết quý Thầy Cô. Số tiền CAD.$900 đủ để thực hiện 23 phần quà mừng Xuân cho các ân sư.

 

Qua những trao đổi tiếp theo, khi tìm thêm thông tin, địa chỉ, của quý vị giáo sư. Chúng tôi được biết thêm trong số 23 thầy cô này, một số vị có hoàn cảnh đặc biệt như sức khỏe rất kém, gia đình đơn chiếc, khó khăn... nên chúng tôi lại mong muốn ngoài phần quà Tết kể trên còn có một số hiện kim  kèm theo gởi tặng các vị  này . Do đó, chúng tôi gởi emails vận động với các bạn bên ngoài địa phương Toronto và được các bạn nhiệt tình ủng hộ thêm ( 500 US + 200 US + 100 US và 200 Can +100 Can) với hối suất 1.3051, chúng tôi có thêm được tổng cộng là $1,344.08 Can.

Chúng tôi sử dụng số tiền đóng góp đợt 2 của các đồng môn hảo tâm gởi tặng quý Thầy Cô sau đây: 

Lê Thị Hai (sức khỏe yếu kém, gia đình khó khăn)

Trần Hoàng Cơ (bệnh, hoàn cảnh khó khăn)

Nguyễn Thế Tác (sức khỏe yếu kém,bệnh)

Lương Vinh Xuân (sức khỏe yếu kém, bệnh)

Trần Đức Cần (bệnh )

Bùi Thế Thượng (bệnh)

Võ Thị Lan Phương (gia đình khó khăn)

 

Sau đó đến thăm hai đồng môn đang đau yếu, gặp nhiều khó khăn:

1.- Lê Phước Tiều( khó khăn).

2.- Võ Văn Sáu (suy thoái cội sống nặng)

Cao Pho_chi Tanh_big.jpg

Toàn thể giáo sư, nhân viên và cựu học sinh Trung học PTG & ĐTĐ thành kính chia buồn cùng Niên Trưởng Lê Quang Mẫn, các cháu và tang quyến.

Nguyện cầu Hương Linh đồng môn Nguyễn Thị Tánh sớm siêu sinh tịnh độ, vãng lai Phật Quốc.

 

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

TL_LuHuong_nhang.jpg
TL_Thanhkinhphanuu_may16.png

THÔNG BÁO TIN BUỒN & PHÂN ƯU

 

 

 

 

Chúng tôi vô cùng thương tiếc hay tin:

Cô NGUYỄN XUÂN ĐÀO

Trưởng phòng Y Tế Học Đường 

của trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ

Sinh ngày 11 tháng 11 năm 1932

Mất ngày 02 tháng 01 năm 2022 tại Toronto, Ontario. Canada

Hưởng thọ 90 tuổi.

 

Thành kính phân ưu cùng tang quyến. Cầu nguyện cho Hương Linh người quá vãng sớm được siêu sinh nơi cõi Vĩnh Hằng.

 

GĐ/Chs.PTG-ĐTĐ tại Toronto

& PTGĐTĐ Khắp nơi

Cao pho_GS Quan Hung.JPG

GIA ĐÌNH PTGĐTĐ thương tiếc tiễn đưa Hương Linh Giáo Sư-Tổng Giám Thị PTG

QUẢN HÙNG (1941-2022)

về Miền Lạc Cảnh

TL_LuHuong_nhang.jpg

THÔNG BÁO TIN BUỒN & PHÂN ƯU

Chúng tôi vừa nhận được tin buồn

GS QUẢN HÙNG

Tốt nghiệp Sử Địa, ĐHSP/SG 1962

GS Sử Địa, Tổng Giám Thị TrH Phan Thanh Giảng 1964 - 1965

Từ trần ngày 15 - 1 - 2022 tại Montreal, Québec, Canada

Hưởng thọ 81 tuổi

Xin khấp báo và cùng chia buồn với Tang Quyến. Nguyện cầu Hương Linh Giáo Sư sớm siêu sinh tịnh độ nơi cõi niết bàn.

Đại Gia đình Trung học Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Cập nhật quỹ tương trợ Bắc Mỹ

 

Kính thưa các anh chị,

Kèm theo là bảng cập nhật của Quỹ tương trợ tính đến ngày 17 tháng 12 năm 2021.

Để các anh chị có cái nhìn tổng quát, tôi xin tóm tắt như sau:

 

Năm 2021:

 Quỹ giúp đỡ 14 người (đồng môn và thầy cô) với số tiền:     $3524. 00 CAD.

 Tiền nhận được từ đồng môn và nhóm Toronto gây quỹ:         960.00 CAD 

 Tiền lời từ trương mục tiền Mỹ                                                    1.32 USD

 Chuyển tiền Mỹ thành tiền Canada :  $2,100.00 USD =     $2,554.82 CAD

 

Quỹ còn lại:  $1,779.49 USD va $204.12 CAD.

Sau cùng chúc tất cả anh chị đượcc 1 mùa Giáng sinh và 1 Năm Mới Dương lịch nhiều may mắn 

Mỹ

Chi tiết: Xem link dưới đây:

https://docs.google.com/spreadsheets/d/17SKzgUvjnrfcP8WS2N_Oh0fZAkVrtTAR/edit?usp=sharing&ouid=106243129212643488303&rtpof=true&sd=true

Toronto_Hop Jul 21_people.JPG

       PTGĐTĐ TORONTO HỌP MẶT      

Người Kéo Màn . Tường thuật tại chỗ                                        

 

Sau gần hai năm “em Cô Vi” sổng chuồng từ Vũ Hán mang tai họa gieo rắc khắp Năm Châu, chính khách các nước ngày đêm ra rả về chuyện cúm Tàu...các y bác sĩ và chuyên gia y tế mệt lả ở tuyến đầu lo phòng chống và chửa trị cho những người không may nhiễm dịch!

 

Sau nhiều tháng tuân thủ theo quy định giãn cách xã hội của Tỉnh bang, mọi liên lạc của gia đình Chs. PTG-ĐTĐ tại Toronto hầu như đa phần đều qua điên thoại! Trong năm qua, việc đi lại vô cùng giới hạn. Rất nhiều người suốt ngày quanh quẩn trong nhà, không có nhiều dịp bước ra khỏi cửa để đi đó đi đây. Dù nhàn cư...nhưng hầu hết mọi người đều “vi thiện”. Tuy nhiên ở nhà mãi, ăn uống hơi nhiều sáng bảy, chiều ba vào ra không kể nên nhiều người phát tướng hồng hào, bệ vệ trông “phúc hậu” thấy rõ, phải đục dây nịt vì vòng bụng to thêm!

Giữa tháng 7/2021, quy đinh giãn cách xã hội được giảm nhẹ, việc đi lại, tụ họp “ngoài trời” được nới rộng. Gia đình Chs. PTG-ĐTĐ thông báo thơ mời họp mặt. Ban đầu dự định tổ chức trong nhà hàng nhưng do những quy định không mấy thoải mái nên cuối cùng quyết định thay đổi địa điểm dời đến họp ở công viên

SAI GON PARK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tọa lạc tại góc Tây Bắc của đường Matheson street và Hurontario road, thành phố Misissauga, xây dựng từ năm 2019. Tên gọi “Sài Gòn” là để ghi nhận cộng đồng người Canada gốc Việt đã tị nạn tại Canada khi họ buộc phải chạy trốn khỏi Việt Nam trong sự kiện Sài Gòn thất thủ vào tháng 4 năm 1975.

Buổi họp mặt lần đầu tiên sau một năm rưởi “cấm cung” được tổ chức lúc 12:00 trưa ngày Thứ Bảy 30 tháng 7 năm 2021 với sự tham dự của 12 người gồm thầy cô, thân hữu và đồng môn. Lâu ngày mới đươc gặp nhau “tay thúc mặt mừng” nói cười vui vẻ. Nhóm Điều Hành quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ cũng tường trình những sinh hoạt ái hữu của nhóm với quý Thầy, Cô và đồng môn còn ở tại quê nhà. Năm 2020 đã gởi 10 phần quà cho 4 giáo sư và 6 đồng môn. Đến cuối tháng 7 năm 2021, đã gởi 4 phần quà cho 3 giáo sư và con của một đồng môn. Buổi họp mặt kết thúc lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Do chi phí ẩm thực đã có người lo liệu nên tất cả số tiền Can.$ 430.00 đóng góp trong buổi họp mặt đều được chuyển vào Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ.

 

Kính mời quý Thầy, Cô và các anh chị đồng môn nhín chút thời gian xem qua một vài hình ảnh về công viên Sài Gòn.


 

 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT NĂM TRONG THỜI TIẾT

Ferruccio Sardella - 2019

Bốn bức tường “Thép Cor-Ten”. Nằm ngay lối vào Công viên Sài Gòn. “A Year in Weather” sử dụng các chữ tượng hình để biểu thị bốn tháng thời tiết ở Mississauga, với một cánh tay quay và cột trung tâm mô tả các biểu tượng cho mặt trời và chín hành tinh. Với mục tiêu trở thành biểu tượng đại diện cho những nỗ lực của tập thể chúng tôi trong việc tìm hiểu các hình thái thời tiết, công trình này là sự tôn vinh dự án quản lý nước mưa tại Công viên Sài Gòn và thể hiện sự cân bằng giữa thời tiết, hệ thống tự nhiên và môi trường xây dựng.

Toronto_Hop July 30_SG Park.JPG
Toronto_Hop Jul 30_food.JPG
Toronto_Hop Jul 30_wall.JPG

TIN BUỒN & PHÂN ƯU

TL_Thanhkinhphanuu_may16.png

Chúng tôi rất lấy làm thương tiếc hay tin Hiền Thê Niên Trưởng NHAN NGỌC SƠN (Cựu Trưởng Nhóm PTGĐTĐ Toronto, Canada là:

                                   

 Bà NHAN MINH CHÂU
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sinh ngày 01/01/1940
Mất ngày 27 tháng 9 năm 2021 tại Brampton, Ontario, Canada.


Hưởng thọ 81 tuổi


Lưu quan: tại Henry Walser Funeral Home/ 507 Frederick Street Kitchener, 

Ontario/ Thur. 5:50pm - 7:30pm
Di quan: Fri, 1:30 to Williamburg Cemetry 1541 Fisher-Hallman Road, Kitchener.

Toàn thể thành viên Gia Đình PTGĐTĐ Toronto, Canada & PTGĐTĐ khắp nơi

xin thành kính chia buồn cùng Niên Trưởng Nhan Ngọc Sơn và Tang Quyến.

Nguyện cầu Hương Linh Bà NHAN MINH CHÂU đời đời an nghỉ nơi Cõi Vĩnh Hằng

TM. PTGĐTĐ Toronto, Canada:

CHS Nguyễn Văn Phép

TM. PTGĐTĐ Khắp nơi:

CHS Phan Lê Bạch Tuyết

Trưởng BTC ĐH Thế Giới PTGĐTĐ 2019

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

caoPho_chị Nhan Minh Châu.jpg
TL_lightingcandle.gif
Cao Pho_Mr La Su.JPG
TL_tranghoa_2.jpg

                 TIN BUỒN & PHÂN ƯU       

Chúng tôi vừa hay tin buồn từ CHS Nguyễn Ngọc Thạch (Calgary, Canana):

Thân Phụ của CHS Thẩm La Mỹ Yến (Trưởng Ban Du Lịch ĐH/PTGĐTĐ Thế Giới XII - Calgary  July 2008) là:

             

Cụ Ông LA SU

Sanh ngày 17/3/1935 tại Việt Nam

Từ trần 10/5/2021 tại Calgary, AB, Canada

Chúng tôi :

- Toàn thể Ban Tổ Chức ĐH/PTGĐTĐ Thế Giới 2008 tại Calgary, AB, Canada:

Trưởng BTC: CHS Lư Hinh

Nội Vụ: CHS Diệp Tấn Thông

CHS Nguyễn Ngọc Thạch

Ngoại Vụ: CHS Lê Ngọc Bạch

Báo Chí: CHS Nguyễn Kim Long

Văn Nghệ: CHS Nguyễn Thị Anh Phụng

Thủ Quỹ: CHS Phan Thị Thu Mai

Quảng Cáo: CHS Lê Minh Hoàng - Ngọc Bạch

Tiếp Tân & Đưa rước: CHS Lê Tuấn Khải

Ẩm Thực: CHS Thái Thị Danh

- Và Toàn thể Quý Thầy Cô cùng các Cựu Học Sinh, Các Hội, các Nhóm PTGĐTĐ khắp nơi trên thế giới và Trang Nhà www.ptgdtdusa.com xin thành kính chia buồn cùng đồng môn Thẩm La Mỹ Yến và Tang Quyến. Nguyện cầu Hương Linh Cụ Ông sớm siêu sinh tịnh độ nơi Cõi Niết Bàn.

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Tưởng niệm Tháng Tư Đen 2021, chúng ta cùng Tưởng niệm Người Con Yêu của Tổ Quốc:

 

ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN 

Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

ĐT Ho_ngoc_can.jpg
DT_HoNgocCan.jpg
PhamPhongDinh_bookChiensuQLVNCH.jpg

ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN, ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN

 

                                                                                      Phạm Phong Dinh

 

Tên tuổi của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã bắt đầu lừng lẫy từ khi ông còn là một sĩ quan cấp Úy phục vụ trong binh chủng Mũ Nâu Biệt Động Quân ở Miền Tây. Các cấp chỉ huy Biệt Động Quân trong thời điểm đầu những năm 1960 đã để ý nhiều đến tân Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đội Trưởng BĐQ, về những hành động quả cảm đến phi thường trong những cuộc giao tranh. Người Trung Đội Trưởng trẻ mới có 22 tuổi đời đã đứng xõng lưng dẫn quân Mũ Nâu xung phong lên đánh những trận long trời trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long. Những chiếc lon mới nở nhanh theo cùng với những chiến thắng. Chỉ trong vòng bốn năm, Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn đã được vinh thăng lên đến cấp bậc Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 33 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh "Tia Sét Miền Tây". Lúc đó trên lãnh thổ Vùng 4 Chiến Thuật đã nổi lên những khuôn mặt chiến binh dũng mãnh mà đã đƯợc ca tụng là những con mãnh hổ miền Tây, Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn có vinh dự nằm trong số năm vị này. Những vị còn lại gồm những tên tuổi như sau:

 

- Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân.

- Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân.

- Thiếu Tá Lê Văn Dần, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân.

- Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 31, SĐ21BB.

- Thiếu Tá Vương Văn Trổ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 33, SĐ21BB.

 

Thật ra bản danh sách này chỉ có tính cách ước lệ và tượng trưng, đâu phải một Miền Tây rộng bát ngát mà chỉ có vỏn vẹn có năm người hùng. Mỗi người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xứng đáng được vinh danh là những anh hùng, vì những đóng góp máu xương quá lớn cho tổ quốc.

 

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24.3.1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá. Thân phụ của ông là một hạ sĩ quan phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (danh xưng của quân đội trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Đại Tá Cẩn không may sinh ra và lớn lên trong thời buổi chiến tranh, nên khi lên bảy tuổi ông sắp sửa cắp sách đến trường, thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, việc học của ông bị gián đoạn. Mãi hai năm sau, tức vào năm 1947 ông mới được đi học lại, sau khi tình hình ở các thành phố trở lại yên tĩnh, quân Việt Minh rút về các chiến khu, quân Pháp chiếm đóng các thành phố. Cậu bé Cẩn học muộn đến những hai năm, khi ông học tiểu học được bốn năm thì thân sinh của cậu quyết định xin cho

cậu nhập học Trường Thiếu Sinh Quân Gia Định. Có lẽ vị thân sinh của người đã nhìn thấy được những dấu hiệu, những nảy nở của tinh thần và ý hướng, mà sau này sẽ hướng người vào con đường binh nghiệp, sẽ làm nên những công nghiệp lớn có ích lợi cho đất nước

 

Cuộc đời đèn sách trễ nải của chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn, lúc này đã 17 tuổi, đã ngáng bước đi lên về mặt văn hóa. Theo học quy của Trường Thiếu Sinh Quân, một học sinh ở độ tuổi 17 chưa học xong Đệ Ngũ, sẽ được gửi đi học chuyên môn. Vì vậy chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn được trường gửi lên Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức học khóa chuyên môn CC1 Vũ Khí. Trong lớp văn hóa hồi ở Trường TSQ, ông chỉ ở mức trung bình, nhưng sau ba tháng học ở Thủ Đức, chàng trai trẻ lại đậu hạng ưu. Ông được cho học thêm khóa chuyên môn vũ khí bậc nhì CC2. Sau khóa học này ông quyết định đăng vào phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, với cấp bậc Binh Nhì. Theo quy chế dành cho các Thiếu Sinh Quân, thì ba tháng sau, Binh Nhì Hồ Ngọc Cẩn sẽ được thăng lên Hạ Sĩ, ba tháng kế tiếp được lên Hạ Sĩ Nhất và ba tháng sau nữa được thăng Trung Sĩ. Trong vòng chín tháng kế tiếp, với khả năng ưu hạng về môn vũ khí, Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được chọn làm huấn luyện viên vũ khí cho trường.

 

Cuộc đời làm huấn luyện của ông những tưởng êm đềm trôi và tài năng quân sự của người sẽ bị mai một trong một ngôi trường khiêm tốn. Nhưng định mệnh đã dành cho người anh hùng một vị trí xứng đáng trong quân đội và những cơ hội thi thố tài năng, mà sau này được mọi người truyền tụng lại như là những huyền thoại, để phục vụ và bảo vệ tổ quốc. Tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng cho một quốc gia non trẻ và một quân đội còn tập tễnh kinh nghiệm chiến đấu, sĩ quan chỉ huy thiếu hụt. Bộ Quốc Phòng quyết định mở các khóa Sĩ Quan Đặc Biệt bắt đầu từ năm 1962 để cung cấp thêm sĩ quan có khả năng cho chiến trường và nâng đỡ những Hạ Sĩ Quan có ước vọng thăng tiến. Một may mắn lớn cho Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn, mà cũng là

may mắn cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, một cựu Thiếu Sinh Quân, đã nâng đỡ cho các đàn em TSQ. Những Thiếu Sinh Quân không hội đủ năm năm quân vụ và có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp vẫn được cho đi học Khóa Sĩ Quan Đặc Biệt. Hơn nữa, dường như Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Tướng Lê Văn Tỵ có mật lệnh, các tân Chuẩn Úy xuất thân từ Thiếu Sinh Quân đều được đưa về các binh chủng thiện chiến hay đặc biệt như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, Quân Báo, An Ninh Quân Đội, Lực Lượng Đặc Biệt. Tổng Thống Diệm và Đại Tướng Tỵ cũng không quên gửi những Thiếu Sinh Quân tốt nghiệp Tú Tài vào học các Trường Cao Đẳng Sư Phạm và Y Khoa để có nhân tài phục vụ xã hội và huấn luyện lại cho những thế hệ tuổi trẻ kế tiếp. Đặc biệt nhiều Thiếu Sinh Quân cũng được cho vào học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt để làm nền tảng cho cái xương sống chỉ huy chuyên nghiệp trong hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

 

Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được cho theo học Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH, Đồng Đế, Nha Trang. Các tân Chuẩn Úy Đặc Biệt, trong đó có Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn tung cánh đại bàng bay đi khắp bốn phương và sau này đã trở thành những sĩ quan tài giỏi nhất của quân lực, lưu danh quân sử. Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn được thuyên chuyển về Biệt Động Quân Vùng 4 Chiến Thuật Miền Tây, sau một khóa học Rừng Núi Sình Lầy của binh chủng Mũ Nâu. Lúc đó các đại đội BĐQ biệt lập theo lệnh của TT Diệm, đã được cải tổ và sát nhập thành các tiểu đoàn. Khu 42 Chiến Thuật gồm lãnh thổ các tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu và An Xuyên, có hai tiểu đoàn BĐQ, mà lại là hai tiểu đoàn lừng lẫy nhất của binh chủng. Đó là Tiểu

Đoàn 42 Biệt Động Quân "Cọp Ba Đầu Rằn", và Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân "Cọp Xám". Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn nhận sự vụ lệnh trình diện Tiểu Đoàn 42 BĐQ và làm Trung Đội Trưởng. Khả năng quân sự thiên bẩm, tài chỉ huy và sự chiến đấu hết sức gan dạ của Chuẩn Úy Cẩn, mà đã đem nhiều chiến thắng vang dội về cho TĐ42BĐQ, được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận, đã nhanh chóng xác nhận Trung Úy tân thăng

 

Hồ Ngọc Cẩn có khả năng chỉ huy tiểu đoàn. Trung Úy Cẩn được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42BĐQ, đặt dưới quyền chỉ huy của một chiến binh lừng lẫy và nhiều huyền thoại không kém gì Trung Úy Hồ Ngọc Cẩn. Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, xuất thân từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh, với tác phong chiến đấu dũng cảm làm quân giặc kiêng sợ và thuộc cấp kính phục. Cung cách đánh giặc như vũ bão của Trung Úy Cẩn còn được nhân lên thập bội, khi lời yêu cầu của ông lên cấp chỉ huy xin cho các chiến binh gốc Thiếu Sinh Quân được về chiến đấu chung với ông. Lời yêu cầu này được thỏa mãn một phần, nhưng cũng đủ để cho Trung Úy Cẩn có thêm được sức mạnh cần thiết. Có lần ông tâm sự với một người bạn lý do này: "Một là để dễ sai. Tất cả bọn cựu Thiếu Sinh Quân này đều ra trường sau tôi. Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng, mà chúng nó lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được. Nay tôi muốn chúng nó về với tôi, để tôi có thể dạy dỗ chúng nó những gì mà quân trường không dạy. Hai là truyền thống của tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi. Vì vậy cần phải có một số người giống mình, thì đánh nhau mới đã. Bọn cựu Thiếu Sinh Quân đều như tôi".

 

Một câu chuyện dũng cảm và cảm động khác kể về Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972. Trong khi quân của Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh bị pháo địch nã hàng ngàn quả ghìm đầu xuống trong những hố cá nhân bên đường Quốc Lộ 13 gần thị xã An Lộc, thì binh sĩ trung đoàn ngạc nhiên lẫn cảm kích khi thấy vị Trung Đoàn Trưởng của họ dẫn vài người lính cũng quả cảm như vị chỉ huy điềm tĩnh đi thẳng lưng dưới cơn hỏa pháo cường kích như bão lửa của Sư Đoàn 7 Bắc Việt từ công sự này sang hố chiến đấu kia thăm hỏi chiến sĩ, an ủi các chiến thương và khích lệ tinh thần binh sĩ. Chiến binh Hồ Ngọc Cẩn coi thường cái chết, mà dường như cái chết cũng sợ hãi và tránh xa con người kiệt xuất ấy. Định mệnh sẽ dành cho người một cái chết cao cả nhất, ít nhất cũng chưa phải là trong mùa hè đỏ lửa của năm 1972. Dường như giữa Trung Tá Cẩn và cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí có rất nhiều chất hào hùng quả cảm giống như nhau. Đại Tướng Đỗ Cao Trí thường nói với các phóng viên ngoại quốc đi trong cánh quân của người, khi họ tỏ lòng khâm phục người chiến binh Nhảy Dù ấy đã đứng giơ cao khẩu súng Browning thúc giục binh sĩ tiến lên, giữa những làn đạn đan chéo như vải trấu của địch quân: "Nếu đạn không trúng mình thì mình được tiếng anh hùng, mà nếu đạn có trúng thì mình cũng được tiếng anh hùng luôn"!

 

Các loại pháo địch từ 122ly đến 130ly, chưa kể đến những loại cối 81ly và các loại súng đại bác không giật 75 ly và 90 ly dội hàng chục ngàn quả lên vị trí của quân ta. Quân Trung Đoàn 15 đánh lên An Lộc dọc theo QL13 từ Tân Khai tiến rất chậm vì đạn pháo giặc. Để tránh bị thiệt hại nặng, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn đã lệnh cho binh sĩ mỗi người đào một hố nhỏ như những cái "miệng ve" để ẩn trú. Nếu pháo dội trúng cái "miệng ve" nào, thì chỉ một chiến sĩ ở chỗ đó bị tử thương mà thôi. Trong một khoảng chiến tuyến mỗi chiều bề dài 300 thước, có hàng mấy trăm cái hố nhỏ, mấy ngàn quả pháo của cộng quân dội xuống, tính trung bình mỗi mét vuông lãnh vài trái. Nếu tính theo lý thuyết toán học thì mỗi chiến sĩ Trung Đoàn "ăn" từ hai trái lấy lên, và như vậy toàn bộ trung đoàn coi như chết hết. Nhưng thật kỳ diệu, chiến thuật "cò ỉa miệng ve" của quân ta lại cứu sống hàng ngàn sinh mạng chiến sĩ. Dứt cơn pháo địch, chiến sĩ ta nhú đầu lên điểm danh quân số, thì thấy rằng, nhờ ơn trời, rất ít chiến thương. Tuy nhiên khi quân Trung Đoàn 15 tiến quân trên QL13 và giao chiến với quân địch, thì con số thương vong lên rất cao. Có nhiều đại đội trên 100 người, khi tàn cuộc chiến trở về Quân Khu IV chỉ còn khoảng ba chục chiến sĩ.

 

Ở phía Nam Tân Khai, Sư Đoàn 21 Bộ Binh cũng bị thiệt hại nặng vì pháo, nhiều sĩ quan cao cấp bị tử thương. Trung Đoàn Trưởng của một trung đoàn là Trung Tá Nguyễn Viết Cần và một vị Trung Tá Trung Đoàn Phó của một trung đoàn khác hy sinh vì pháo địch quá ác liệt. Trung Tá Nguyễn Viết Cần chính là bào đệ của cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh. Ông xuất thân từ binh chủng Mũ Đỏ Nhảy Dù, con đường binh nghiệp đang có nhiều triển vọng đi lên thì ông bị liên can trong vụ thuộc cấp ngộ sát hai Quân Cảnh Mỹ tại Sài Gòn. Thiếu Tá Cần bị thuyên chuyển về SĐ 21 BB, ít lâu sau ông thăng Trung Tá và nắm trung đoàn. Cuối cùng thì dòng họ Nguyễn Viết đã cống hiến cho đất nước đến hai người con ưu tú. Theo lời kể lại của Đại Úy Tiến, một vị Tiểu Đoàn Phó của Trung Đoàn 15 Bộ Binh lên An Lộc tham chiến, thì Trung Tá Cẩn đã lệnh cho ông phải đứng lên điều động binh sĩ giữa lúc đạn pháo giặc dội như bão xuống các vị trí Trung Đoàn. Tất cả các vị chỉ huy cao cấp của Trung Đoàn đều phải nêu gương dũng cảm cho thuộc cấp và chiến sĩ, để cùng xông lên giải cứu An Lộc. Vì những chiến công ngoài chiến trường, tính đến năm 1970 thì Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc của gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ.

 

Sau khi trở về từ An Lộc, Trung Đoàn 15 Bộ Binh còn tăng viện cho các trung đoàn bạn và Sư Đoàn 7 Bộ Binh đánh những trận long trời ở miền biên giới Việt-Miên, các tỉnh bờ Bắc sông Tiền Giang. Những tổn thất và vết thương còn chưa hồi phục từ chiến trường Miền Đông, lại vỡ toác ra từng mảnh lớn khác. Nhưng có sá gì chuyện tử sinh, làm thân chiến sĩ thì người lính của chúng ta chỉ biết tận lực hiến dâng xương máu cho nền tự do của tổ quốc và cho niềm hạnh phúc của dân tộc. Một lần nữa, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được trao cho một chức vụ trọng yếu và hết sức khó khăn, khó có ai đảm đương nổi. Ông sẽ đi trấn nhậm tỉnh Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng trong lãnh thổ, từ đó quân Bắc Việt và Việt Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh. Chọn Đại Tá Cẩn về trấn giữ tỉnh Chương Thiện, vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV biết chắc Đại Tá Cẩn cùng với lực lượng Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thiện chiến của ông sẽ ít nhất hóa giải được áp lực giặc, không cho chúng tiến xuống Cần Thơ. Giữ vững được Chương Thiện tức là bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Quân Khu IV ở bờ Nam sông Hậu Giang.

 

Trong thời gian Đại Tá Cẩn làm tỉnh trưởng Chương Thiện, nhiều huyền thoại khác về ông đã được kể lại. Đại Tá Cẩn chẳng những là một nhà quân sự xuất chúng, mà còn là một nhà cai trị và bình định tài ba. ................................

Những đóng góp và hy sinh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn lao và nhiều không sao có thể kể được hết, suốt một đời người đã tận tụy với nước non, danh tiếng lừng lẫy và nắm giữ những chức vụ khó khăn, mà người vẫn khiêm nhường hết mực, giữ cuộc sống trong sáng và thanh liêm, tâm tư lúc nào cũng hướng về những thế hệ đàn em. .............. Ôi cao cả biết ngần nào tấm chân tình với nước non và với thế hệ chiến binh đàn em của người. Con người chân chính để lại cho hậu thế những lời khí khái.

 

Cuối cùng thì cái ngày tang thương 30.4.1975 của đất nước cũng đến. Dân tộc Việt Nam được chứng kiến những cái chết bi tráng hào hùng của những vị thần tướng nước Nam, của những sĩ quan các cấp còn chưa được biết và nhắc nhở tới. Và của những người chiến sĩ vô danh, một đời tận tụy vì nước non, những đôi vai nhỏ bé gánh vác cả một sức nặng kinh khiếp của chiến tranh. Sinh mệnh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cũng bị cuốn theo cơn lốc ai oán của vận mệnh đất nước. Chu vi phòng thủ của Tiểu Khu Chương Thiện co cụm dần, quân giặc hung hăng đưa quân tràn vào vây chặt lấy bốn phía. Những chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân của Chương Thiện nghiến răng ghì chặt tay súng, quyết một lòng liều sinh tử với vị chủ tướng anh hùng của mình. Đại Tá Cẩn nhớ lại lời đanh thép của ông: "Chết thì chết chứ không lùi". Ông tự biết những khoảnh khắc của cuộc đời mình cũng co ngắn lại dần theo với chu vi chiến tuyến. Ông nhớ lại những ngày sình lầy với Biệt Động Quân, những ngày lên An Lộc với chiến sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh đi trong cơn bão lửa ngửa nghiêng, những lúc cùng chiến sĩ Sư Đoàn 21 Bộ Binh đi lùng giặc trong những vùng rừng U Minh hoang dã, và những chuỗi ngày chung vai chiến đấu với chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thân thiết và dũng mãnh của ông trên những cánh đồng Chương Thiện hoang dã. Hơn ba trăm trận chiến đấu, nhưng chưa lần nào ông và chiến sĩ của ông phải đương đầu với một cuộc chiến cuối cùng khó khăn đến như thế này.

 

Khoảng hơn 9 giờ tối ngày 30.4.1975, gần nửa ngày sau khi Tướng Dương Văn Minh đọc lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng, Đại Tá Cẩn cố liên lạc về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV xin lệnh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Người trả lời ông lại là phu nhân Thiếu Tướng Lê Văn Hưng. Đại Tá Cẩn ngơ ngác không biết chuyện hệ trọng nào mà đã đưa Bà Hưng lên văn phòng Bộ Tư Lệnh. Bà Hưng áp sát ống nghe vào tai, bà nghe có nhiều tiếng súng lớn nhỏ nổ ầm ầm từ phía Đại Tá Cẩn. Như vậy là Tiểu Khu Chương Thiện vẫn còn đang chiến đấu ác liệt và không tuân lệnh hàng cùa tướng Minh. Trước đó, khoảng 8 G 45 phút tối 30.4.1975 Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đã nổ súng tử tiết, Thiếu Tướng Nam đang đi thăm chiến sĩ và thương bệnh binh lần cuối cùng trong Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ, rồi người tự sát ngay trong đêm. Bà Thiếu Tướng Hưng biết Đại Tá Cẩn kiên quyết chiến đấu đến cùng, thà chết không hàng, vì đó là tính cách thiên bẩm của người chiến sĩ Hồ Ngọc Cẩn. Nếu có chết thì Đại Tá Cẩn phải chết hào hùng, trong danh dự của một người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa công chính. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ Tiểu Khu Chương Thiện đã đánh một trận tuyệt vọng nhưng lừng lẫy nhất trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đánh tới viên đạn và giọt máu cuối cùng và đành sa cơ giữa vòng vây của bầy lang sói. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 11 giờ trưa ngày 1.5.1975, quân ta không còn gì để bắn nữa, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng. Khi những người lính Cộng chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có mặt. Một viên chỉ huy Việt Cộng tên Năm Thanh hùng hổ chĩa khẩu K 54 vào đầu Đại Tá Cẩn dữ dằn gằn giọng:"Anh Cẩn, tội anh đáng chết vì những gì anh đã gây ra cho chúng tôi". Đại Tá Cẩn cười nhạt không trả lời.

 

Quân dân Miền Tây đã tiếc thương cái chết của hai vị thần tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng trong ngày u ám đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giờ đây, cũng trong bầu không khí ảm đạm đau buồn của ngày 14.8.1975, người dân thủ phủ Cần Thơ sẽ được chứng kiến giây phút lìa đời cao cả của người anh hùng Hồ Ngọc Cẩn. Bọn sói lang đã áp giải người từ Chương Thiện về Cần Thơ và cho bọn ngưu đầu đi phóng thanh loan báo địa điểm, giờ phút hành hình người anh hùng cuối cùng của Quân Lực Việt Cộng Hòa. Bọn tiểu nhân cuồng sát thay vì nghiêng mình kính phục khí phách của người đối địch, thì chúng lại lấy lòng dạ của loài khỉ và loài quỷ để đòi máu của người phải chảy. Chúng quyết tâm giết Đại Tá Cẩn để đánh đòn tâm lý phủ đầu lên những người yêu nước nào còn dám tổ chức kháng cự lại bọn chúng. Thật đau đớn, trong khoảnh khắc cuối cùng này, bà Đại Tá Cẩn và người con trai còn phải ẩn trốn một nơi kín đáo theo lời căn dặn của Đại Tá Cẩn trước khi ông bị bắt, vì sợ bọn chúng bắt bớ tra tấn, nên bà không thể có mặt để chứng kiến giây phút Đại Tá Cẩn đi vào lịch sử.

 

Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về... và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa... mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.

 

Đại Tá Cẩn bị giải lên chỗ hành hình, mấy tên khăn rằn hung hăng ghìm súng bao quanh người chiến sĩ. Trước khi bắn người, tên chỉ huy cho phép người được nói. Đại Tá Cẩn trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: "Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối". Dĩ nhiên lời yêu cầu không được thỏa mãn. Đại Tá Cẩn còn muốn nói thêm những lời trối trăn hào hùng nữa, nhưng người đã bị mấy tên khăn rằn nón cối xông lên đè người xuống và bịt miệng lại. Tên chỉ huy ra lệnh hành quyết người anh hùng. Điều duy nhất mà bọn chúng thỏa mãn cho người là không bịt mắt, để người nhìn thẳng vào những họng súng thù, nhìn lần cuối quốc dân đồng bào. Rồi người ngạo nghễ ra đi.

PHẠM PHONG DINH

Canada

_____________________

TL_tranghoa_2.jpg

                                     CHIA BUỒN    

 

Thầy TRẦN VĂN ÂN

Gs, nhân viên phòng Giám học

Trường Phan Thanh Giản

Sinh năm 1939

 

Vừa thất lộc tại Cần thơ ngày 15 tháng 4, năm 2021

 

Hưởng thọ 83 tuổi

Vô cùng thương tiếc người thầy luôn tận tâm với trường, người bạn, người anh đã tận tình giúp đở chúng tôi khi mới về trường PTG

 

Thành kính chia buồn cùng Chị Trịnh Thị Thu và hai cháu Trần Minh Triết, Trần Thị Thanh Trúc

 

Nguyện cầu hương linh Anh sớm được siêu thoát nơi miền an lạc


Phạm Thanh Thanh, Huỳnh Thị Ngọc Ánh

Toronto, Canada

&

Đại gia đình PTG-ĐTĐ khắp nơi

               ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU               

PhepNguyen_2021card.jpg

Quỹ Tương Trợ PTGĐTĐ Bắc Mỹ                                                                             Toronto, ngày 31 tháng 12 năm 2020

         (Canada & USA)

BÁO CÁO TỔNG KẾT CUỐI NĂM

 Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ

(Canada & USA)

 

 

Năm 2014, tham dự Đại Hội PTG-ĐTĐ XVIII ở Phoenix, Arizona, tôi có dịp quen biết một đồng môn trẻ, khi phụ giúp bán đấu giá bức tranh Hoa Hồng - tình quê hương của cô tặng cho Ban Tổ Chức để gây quỹ cho đại hội. Bức tranh rất đẹp được thể hiện qua từng nét vẽ, màu sắc, với bố cục thật hài hòa. Họa sĩ trẻ Nhã Phương là ái nữ của Giáo sư hội họa Nguyễn Thị Tâm của trường trung học Đoàn Thị Điểm trước năm 1975. Bức tranh được con của một đồng môn ở Florida cho giá cao nhứt, em muốn mua để làm quà tặng mẹ.

 

Năm sau, 2015 gia đình Chs. Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm Toronto tổ chức Đại Hội PTG-ĐTĐ Hải Ngoại lần thứ XIX tại thành phố Brampton, Ontario. Gần ba tháng trước ngày tổ chức, tôi được email của họa sĩ Nhã Phương cho biết vì không thuận tiện nên không thể về dự Đại Hội được nhưng yêu cầu BTC cho xin địa chỉ để gởi một món quà nho nhỏ hy vọng có thể bán lấy tiền phụ vào chi phí tổ chức. Hơn hai tuần sau, tôi nhân được bức tranh cũng có tên Hoa Hồng. Trong một buổi họp, tôi đưa bức tranh ra trình cho Ban Tổ Chức ĐH nhưng với một đề nghị khác, không như mong muốn của người hiến tặng:

 

“Xin được phép không sử dụng số tiền bán được của bức tranh cho chi phí tổ chức Đại Hội. Đề nghị dành riêng số tiền này cho Quỹ Tương Trợ để có thể giúp đỡ quý thầy cô và đồng môn già, đau yếu tại quê nhà.” 

 

Ý kiến “trái chiều” này đã được đại đa số các thành viên trong BTC/Đại Hội XIX tại Toronto hưởng ứng, chấp thuận ngay trong buổi họp. Đây là thời điểm khởi đầu của Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Toronto với vốn khởi nghiệp chỉ là một bức tranh được thể hiện với tất cả chân tình của một đồng môn.

 

Trong đêm Đại Hội, sau khi nghe BTC trình bày mục đích của việc bán bức tranh, một số quan khách và đồng môn lên tiếng muốn mua ủng hộ. Kết quả sau cùng, một đồng môn ở Phoenix, Arizona đã ủng hộ nhiệt tình để sở hữu bức tranh. Một vài đồng môn khác sau đó đã đóng góp thêm vào “cho tròn con số”. Thêm vào đó, BTC quyết định nhập vào quỹ tương trợ tất cả số tiền sai biệt chi phí tham dự ĐH theo hối suất giữa tiền Mỹ và tiền Canada mà quý thầy, cô và các anh chị đồng môn không muốn nhận lại khi BTC hoàn trả.

 

Tổng kết sau Đại Hội XIX, 2015, ngân quỹ khởi đầu của Quỹ Tương Trợ Toronto có được $2,231.00 (US) và $4,754.64 (Can.)

 

Cảm ơn họa sĩ Nhã Phương và tất cả các vị ân nhân đã nhiệt tình chung góp cho Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ của chúng ta từ buổi đầu.

 

Để duy trì nguồn tài chánh cho quỹ, nhóm Chs PTG-ĐTĐ Toronto quyết định nhập tất cả số tiền dự trù gởi Đặc San 20 đi các nơi còn dư, cũng như số tiền các đồng môn ủng hộ sau khi nhận được đặc san vào tài khoản của Quỹ Tương Trợ Toronto. Những năm tiếp theo, thỉnh thoảng Quỹ Tương Trợ/PTG-ĐTĐ Toronto còn nhận được sự ủng hộ chân tình từ các ân nhân trong đại gia đình PTG-ĐTĐ, phần lớn từ Houston,Texas và San Jose, Cali. Hoa Kỳ.

 

Từ ngày thành lập tháng 7 năm 2015 và bắt đầu hoạt động chính thức từ năm 2016 cho đến hôm nay 31 tháng 12 năm 2020, Quỹ Tương Trợ vẫn sinh hoạt đều đặn. Tiếp tục công việc tìm kiếm thông tin để thăm hỏi và gởi quà về cho quý Thầy, Cô và đồng môn cần sự hỗ trợ tại quê nhà.

 

Tổng kết ngắn gọn chi thu như sau:

 

Năm 2016: Xuất Can$ 2,800.00 (quà hỗ trợ 9 đồng môn).

Năm 2017: Xuất Can$ 600.00 (thăm hỏi và gởi quà 3 giáo sư).

Năm 2018: Xuất Can$ 1,219.00 (quà hỗ trợ 5 đồng môn).

Năm 2019: Xuất Can$ 2,152.50 (quà hỗ trợ 1 giáo sư và 6 đồng môn)

Năm 2020: Xuất Can$ 3,099.50 (quà hỗ trợ 4 giáo sư và 6 đồng môn)

 

Sau hơn 5 năm kể từ ngày thành lập, Quỹ Tương Trợ /PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ đã liên lạc, thăm hỏi và gởi quà hỗ trợ đến 8 giáo sư và 26 đồng môn.

 

Tồn quỹ tính đến ngày 31/12/2020: 

 

US$ 3,878.00 + Can$ 213.20.

 

Thay mặt cho BĐH/QTT/PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ, chúng tôi luôn trân trọng mọi sự tiếp tay, góp ý của quý thầy, cô và các anh, chị đồng môn hầu có thêm được nhiều thông tin và phương tiện để có thể tiếp tục liên lạc với những thầy xưa bạn cũ tại quê nhà.

 

Tôn trọng tính cách riêng tư và theo yêu cầu của một số vị hảo tâm, BĐH/QTT/PTG-ĐTĐ/BM không đăng danh tính những người đóng góp tịnh tài cũng như người nhận quà trên trang nhà. Báo cáo cập nhựt chi tiết định kỳ luôn được gởi cho Ban Cố Vấn và Ban Điều Hành. 

Quý vị hảo tâm đã có lòng tiếp tay với Ban Điều Hành, nếu cần thêm tin tức, xin liên lạc với những người trách nhiệm trong BĐH.

 

“Chúng tôi biết đôi tay mình quá nhỏ

 Không làm sao che kín nỗi mặt trời

 Nhưng khi nắng vẫn phải đưa lên che chắn

 Chỉ mong làm một chấm mát nhỏ nhoi thôi”!

 

 *****

QUY ĐỊNH ĐIỀU HÀNH 

QUỸ TƯƠNG TRỢ PTG-ĐTĐ BẮC MỸ

(CANADA & USA)

 

1.Thành Lập:

 

Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Toronto (tên lúc đầu) thành lập tháng 7 năm 2015 ngay sau Đại Hội PTG-ĐTĐ XIX tại Toronto là một Quỹ Ái Hữu do sự đóng góp tự nguyện của nhiều cá nhân trong gia đình Cựu Học Sinh Liên Khóa 1945 -1975. Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Toronto không phải là một Quỹ Từ Thiện. Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Toronto được tổ chức theo mô thức như BTC Đại Hội PTG-ĐTĐ năm 2015, gồm có:

 

- Ban Cố vấn 3 người: 2 ở Toronto và 1 ở Houston.

- Ban Điều Hành 4 người: Nhóm trưởng, Phụ tá nhóm trưởng, Kế toán và Thủ quỹ. 

 

2. Mục Đích:

 

- Phụ giúp cho quý thầy cô và đồng môn của liên khóa 1945-1975 đang gặp khó khăn tài chánh trong trường hợp đau yếu, thương tật tại quê nhà.

 

- Mỗi phần hỗ trợ quy định là $200.00 (hai trăm) đô la Canada cộng cước phí. Tùy theo điều kiện sức khỏe, bịnh tật từng người, Ban Điều Hành có thể đề nghị tăng thêm phần hỗ trợ. Mỗi khi nhận được đề nghị từ các nơi, nhóm trưởng có bổn phận phải thông báo, đề nghị đến các thành viên trong nhóm. Khi có ý kiến đa số chấp  thuận, ban kế toán và thủ quỹ tiến hành công việc gởi quà. 

 

3. Điều Hành:

 

Từ tháng 9 năm 2017, Quỹ Xã Hội Toronto có thêm sự đóng góp của Gia Đình Chs. PTG-ĐTĐ Houston, và gia đình của một vị cựu Hiệu Trưởng cũng tại Houston, Texas. Nhằm mục đích mở rộng thêm phạm vi hoạt động, Quỹ chính thức được đổi tên thành Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ (Canada & USA). Việc điều hành vẫn được giao phó cho Ban Điều Hành hiện tại ở Toronto. 

 

4. Duy trì sinh hoạt:

 

Đến một lúc nào đó Quỹ sẽ cạn, nên để duy trì sinh hoạt càng lâu càng tốt, Ban Cố Vấn và Ban Điều Hành cần có kế hoạch kêu gọi sự đóng góp nhân lực và tài lực của đại gia đình PTG-ĐTĐ hải ngoại. Mọi đóng góp ý kiến và tịnh tài xin vui lòng liên lạc:

 

Danh Nguyễn (trong nước Mỹ & các nơi khác) 

(713) 385-8482. Email: tranbt21@gmail.com

Nguyễn Văn Phép (Canada) 

(647) 274-9282. Email: phepnguyen@yahoo.com

 

5. Báo Cáo:

 

Ban tài chánh (thủ quỹ và kế toán) có nhiệm vụ kết toán chi thu từng lục cá nguyệt. Báo cáo tài chánh định kỳ đến các thành viên liên hệ trong Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ. Thông tin tổng quát sẽ được cập nhật trên trang nhà. www.ptgdtdusa.com

 

6. Sửa đổi Quy Định: 

Quy định sẽ được điều chỉnh bất cứ khi nào cần thiết để đáp ứng tình hình sinh hoạt của quỹ, theo đề nghị của đa số thành viên.  

 

Những tu chính đã được chấp thuân:

 

   - Tháng 9/2017: Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Toronto đổi tên thành Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ (Canada & USA).

   - Tháng 11/2018: Vì tìmh hình lạm phát ở quê nhà nên BĐH gia tăng mỗi phần quà lên Can.$ 300 + cước phí.

Trân trọng thông báo và kính chúc Năm Mới Tân Sửu Vạn Sự Kiết Tường

TM. Quỹ TT/PTGĐTĐ BẮC MỸ

CHS Nguyễn Văn Phép

_______________________

TL_Thanhkinhphanuu_may16.png

                                                PHÂN ƯU

PTGĐTĐ Thành phố Calgary & Toronto, Canada vô cùng thương tiếc hay tin trễ:

ĐỒNG MÔN PHAN THANH GIẢN:

ĐẠI ÚY ĐẶNG THÀNH SÁU

Cựu Phi Hành Đoàn Hỏa Long 817

Sinh ngày 12 tháng 9 năm 1946 tại Cần Thơ

Tạ thế lúc 4 giờ chiều ngày Chủ Nhật 10 tháng 5, 2020

(Nhằm 18 tháng Tư Canh Tý)

tại Vancouver, BC, Canada

Hưởng thọ 74 tuổi

 

Chúng tôi gia đình PTGĐTĐ thành phố Calgary & Toronto, Canada xin thành kính chia buồn cùng tang quyến. Cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát sớm đưa hương linh người quá cố về cõi Niết Bàn.

TM. PTGĐTĐ Calgary: CHS LƯ HINH           

TM. PTGĐTĐ Toronto: CHS NGUYỄN VĂN PHÉP

& PTGĐTĐ khắp nơi trên thế giới

                  ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

baTranDiec_camta.JPG
baTranDiec.JPG
TL_chanthanhcamta_2.JPG
CaoPho_baTranThiLang.jpg

CÁO PHÓ

 

Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần: Má, Bà Nội, Bà Ngoại, Bà Cố Kính Yêu của chúng tôi là:

BÀ QUẢ PHỤ TRẦN DIỆC

Phương Danh TRẦN THỊ LANG

Nhũ Danh TÔ NGỌC LAN

Pháp Danh TỪ BI AN

Sinh ngày 22 tháng 4 năm 1923 tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam

Vãng sanh lúc 10 giờ tối ngày 10 tháng 8 năm 2020 tức ngày 21 tháng 6 năm Canh Tý tại Windsor, Ontario, CANADA

HƯỞNG ĐẠI THỌ 98 TUỒI

Tang Lễ cử hành Thứ Ba ngày 18 tháng 8 năm 2020

Tại York Cemetery and Funeral Centre, Toronto, Canada

160 Beecroft Rd, North York, ON M2N 5Z5, Canada, Tel. 416-221-3404

9am - 11am: Tụng niệm cầu siêu và thăm viếng

Từ 11am: Di quan và an táng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Nhiên Trần: (h) 642-361-9904 (c) 416-272-1361

Trưởng nam: Trần Quốc Mậu (quá vãng) - Vợ Lâm Thiền Ngọc

Thứ nam: Trần Quốc Huê - Vợ Phạm Thị Y Lan

Trần Quốc Nhiên - Vợ Trần Thị Phụng Loan

Trần Quốc Cường - Vợ Du Phụng Kiều

Trần Quốc Lợi - Vợ Amy Fong Lan Lee

Trưởng nữ: Trần Mỹ Tâm - Chồng Lê Văn Trí

Thứ nữ: Trần Mỹ Ngọc - Chồng Trần Công Lý

Trần Mỹ Nga - Chồng Nguyễn Đình Bình (quá vãng)

Trần Mỹ Yến - Chồng Vũ Đình Quân (quá vãng)

Cháu nội, cháu ngoại: Trần Quang Minh (quá vãng), Trần Huệ Mẫn, Trần Ái Vân, Trần Ái Linh, Lê Anh Quân, Lê Anh Thư, Peter Trần, Rebecca Trần, Quang Trần, Huy Trần, Minh Trần, Emily Trần, Linh-Hân Nguyễn, Hưng Nguyễn, Linh-An Nguyễn, Huy Nguyễn, Cynthia Trần, Mark Trần, Vũ, Yenni Vũ

Cháu dâu, cháu rễ: Kristen, Chris, Brian, Jake, Alice, Aaron, Nicholas

Cháu cố: Mylan, Khai, Daison, Lien, Wesley, Lucia, Penny, Quinn

CÁO PHÓ NẦY THAY THẾ THIỆP TANG - XIN MIỄN PHÚNG ĐIẾU

TL_Thanhkinhphanuu_may16.png

                                                                PHÂN ƯU

PTGĐTĐ Thành phố Calgary & Toronto, Canada vô cùng thương tiếc hay tin:

 

GS NGUYỄN TRƯỜNG HẢI

tạ thế ngày 9 tháng 6 năm 2020 tại Mapitas, California

Hưởng thọ 81 tuổi

Chúng tôi gia đình PTGĐTĐ thành phố Calgary & Toronto, Canada xin thành kính chia buồn cùng tang quyến. Cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát sớm đưa hương linh người quá cố về cõi Niết Bàn.

TM. PTGĐTĐ Calgary: CHS LƯ HINH           TM. PTGĐTĐ Toronto: CHS NGUYỄN VĂN PHÉP

                                  ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

TL_lightingcandle.gif
TL_Thanhkinhphanuu_May20.png

                                           PHÂN ƯU

 

Được tin buồn từ Úc Châu

 

Thầy LÂM HỮU LỘC

Sinh năm 1934 đã quy tiên vào ngày 01 tháng 06 năm 2020

Tại thành phố Melbourne, Úc Châu

Hưởng thượng thọ 86 tuổi.

 

Thành kính chia buồn cùng bà Nguyễn Thị Dung, phu nhân của Thầy, và tang 

quyến.

Đồng tâm cầu nguyện cho Hương Linh người quá vãng sớm được yên vui nơi cõi Vĩnh Hằng.

 

Kính bái

Học sinh Lớp Nhứt E trường Nam Tiểu học Tỉnh Lỵ Cần Thơ

Niên khóa 1958 1959

 

Lê Văn Tuân (Florida, USA)

Nguyễn Văn Phép (Toronto, Canada)

TL_lightingcandle.gif

HOA HỒNG TÌNH NGHĨA 

bước đầu của QUỸ XÃ HỘI PTGĐTĐ 

_____________________________PTGĐTĐ Toronto, Canada

 

Năm 2014, tham dự Đại Hội PTG-ĐTĐ XVIII ở Pheonix, Arizona, tôi có dịp quen biết một đồng môn trẻ, khi phụ giúp bán đấu giá bức tranh Hoa Hồng - tình quê hương của cô tặng cho Ban Tổ Chức để gây quỹ cho đại hội. Bức tranh rất đẹp được thể hiện qua từng nét vẽ, màu sắc, với bố cục thật hài hòa. Họa sĩ trẻ Nhã Phương là ái nử của Giáo sư hội họa Nguyễn Thị Tâm của trường trung học Đoàn Thị Điểm trước năm 1975. Bức tranh được con của một đồng môn ở Florida cho giá cao nhứt, em muốn mua để làm quà tặng mẹ. 

Năm sau, 2015 gia đình Chs. Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm Toronto tổ chức Đại Hội PTG-ĐTĐ Hải Ngoại lần thứ XIX tại thành phố Brampton, Ontario. Gần ba tháng trước ngày tổ chức, tôi được email của họa sĩ Nhã Phương cho biết vì không thuận tiện nên không thể về họp mặt cùng thầy cô, niên trưởng và bạn bè nhưng yêu cầu BTC cho xin địa chỉ để gởi một món quà nho nhỏ hy vọng có thể bán lấy tiền phụ vào chi phí tổ chức. Hơn hai tuần sau, tôi nhân được bức tranh Hoa Hồng. Trong một buổi họp, tôi đưa bức tranh ra trình cho Ban Tổ Chức nhưng với một đề nghị khác, không như mong muốn của tác giả. 

“Số tiền bán được của bức tranh sẽ không dùng cho chi phí tổ chức Đại Hội. Xin để dành riêng cho Quỹ Tương Trơ để giúp đỡ quý thầy cô và đồng môn đau yếu tại quê nhà.” Ý kiến “trái chiều” này đã được đại đa số các thành viên trong BTC/Đại Hội XIX tại Toronto hưởng ứng chấp thuận ngay trong buổi họp. 

Ngoài số tiền bán đấu giá bức tranh thâu được trong đêm đại hội mà người mua ủng hộ là một đồng môn ở Pheonix. Một số đồng môn đóng góp thêm vào quỹ, cho lại BTC số tiền sai biệt đã đóng góp theo hối suất giữa tiền Mỹ và tiền Canada, giúp cho quỹ tương trợ gia tăng. Tổng kết sau Đại Hội XIX, 2015, ngân quỹ khởi đầu của Quỹ Tương Trợ Toronto có được $2,231.00 (US) và $4.069.64 (Can.) 

Cảm ơn họa sĩ Nhã Phương và tất cả các vị ân nhân đã nhiệt tình đóng góp cho quỹ xã hội. 

Năm 2016, nhóm điều hành Quỹ Xã Hội Toronto đã tiếp xúc, gởi được 16 phần quà tương trợ đến 10 thầy, cô và các đồng môn. Số tiền xuất chi tổng cộng là 3,200.00 Gia kim. Để duy trì nguồn tài chánh cho quỹ, nhóm Chs PTG-ĐTĐ Toronto quyết định nhập tất cả số tiền dự trù gởi Đặc San 20 đi các nơi còn dư, cũng như số tiền các đồng môn ủng hộ sau khi nhận được đăc san vào tài khoản của Quỹ Xã Hội Toronto. 

Tháng 8, 2017, quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Toronto nhận được sự hỗ trợ tài chánh của gia đình Chs. PTG-ĐTĐ Houston. Nhóm PTGĐTĐ Houston đã gởi cho thủ quỹ quỹ Xã Hội Toronto 500 Mỹ kim. Đầu tháng 9 năm 2017, quỹ tương trợ Toronto chính thức đổi tên thành Quỹ Tương Trợ PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ, việc kết toán chi thu do chs.Tôn Thị Mỹ trách nhiệm báo cáo định kỳ đến các thành viên. Tồn khoản cuối tháng 9, 2017 được báo cáo gồm $2,731.00 (US) và $2,657.50 (Can.). 

Trong thời gian tri bệnh, Giáo Sư Trần Văn Kỳ (Houston, Texas) đã căn dặn người thân trong gia đình là khi Thầy quá vãng không nhận tiền phúng điếu của người ngoài, nhưng tất cả số tiền phúng điếu của các Giáo Sư và học sinh PTG-ĐTĐ trong tang lễ của Thầy sẽ được dùng cho việc tương trợ các Thầy, Cô và cựu học sinh Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm đang gặp khó khăn do bênh tật, già yếu ở bên nhà. 

Sau khi tang lễ hoàn tất, cô cựu Hiệu Trưởng Đoàn Thị Điểm Cần Thơ, Gs. Phạm Thị Kim Chị và hiếu nam Trần Chí Thuận đã chuyển tất cả số tiền phúng điếu $2,425.00 (US) vào quỹ Tương Trơ PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ theo đúng di chúc của Thầy Kỳ, trước khi Người rời xa trần thế trở về trong cõi Trăm Năm. Xin cùng nhau góp lời cầu nguyện cho hương linh Phật tử Chánh Đạo sớm được vãng sinh nơi nước Phật. 

QUY ĐỊNH ĐIỀU HÀNH QUỸ XÃ HỘI PTG-ĐTĐ BẮC MỸ 

1.Thành Lập: 

Quỹ Xã Hội PTG-ĐTĐ Toronto thành lập tháng 7 năm 2015 ngay sau Đại Hội PTG-ĐTĐ XIX tại Toronto là một Quỹ Ái Hữu do sự đóng góp tự nguyện của nhiều cá nhân trong gia đình Cựu Học Sinh Liên Khóa 1945 -1975. Quỹ Xã Hội PTG-ĐTĐ Toronto không phải là một Quỹ Từ Thiện. Quỹ Xã Hội PTG-ĐTĐ Toronto được tổ chức theo mô thức như BTC Đại Hội PTG-ĐTĐ năm 2015, gồm có: 

- Ban Cố vấn 3 người: 02 ở Toronto và 01 ở Houston 

- Ban Điều Hành 4 người: Nhóm trưởng, Phụ tá nhóm trưởng, Kế toán và Thủ quỹ. 

2. Mục Đích: 

- Phụ giúp cho quý thầy cô và đồng môn của liên khóa 45-75 đang gặp khó khăn tài chánh trong trường hợp đau yếu, thương tật tại quê nhà. 

- Mỗi phần hỗ trợ quy định là $200.00 (hai trăm) đô la Canada. Tùy theo điều kiện sức khỏe, bịnh tật từng người, ban xã hội có thể đề nghị tăng thêm phần hỗ trợ. Mỗi khi nhận được đề nghị từ các nơi, nhóm trưởng có bổn phận thông báo, đề nghị đến các thành viên trong nhóm. Khi có ý kiến đa số tương đối thuân, ban kế toán và thủ quỹ tiến hành công việc gởi quà. 

3. Điều Hành: 

Từ tháng 9 năm 2017, Quỹ Xã Hội Toronto có thêm sự đóng góp của Gia Đình Chs. PTG-ĐTĐ Houston, Texas nên Quỹ được đổi tên thành Quỹ Xã Hội PTG- ĐTĐ Bắc Mỹ nhằm mục đích mở rộng thêm phạm vi hoạt động. Việc điều hành vẫn được giao phó cho Ban Điều Hành hiện tại ở Toronto. 

4. Duy trì sinh hoạt: 

Đến có môt lúc nào đó Quỹ sẽ cạn nên để duy trì sinh hoạt càng lâu càng tốt, Ban Cố Vấn và Ban Điều Hành cần có kế hoạch kêu gọi sự đóng góp nhân lực và tài lực của đại gia đình PTGĐTĐ hải ngoại. Mọi đóng góp ý kiến và tịnh tài xin vui lòng liên lạc: Tại Canada, Nguyễn Văn Phép (647) 274-9282. Email: phepnguyen@yahoo.com .Trong nước Mỹ và các nơi khác, Trần Bang Thạch (281) 999 -1519. Email: tranbt21@gmail.com 

5. Báo Cáo: 

Ban tài chánh (thủ quỹ và kế toán) có nhiệm vụ kết toán chi thu từng lục cá nguyệt. Báo cáo tài chánh định kỳ đến các thành viên liên hệ trong Quỹ Xã Hội PTG-ĐTĐ Bắc Mỹ và đăng báo cáo lên trang nhà. 

6. Sửa đổi Quy Định:

Quy định sẽ được điều chỉnh bất cứ khi nào cần thiết để đáp ứng tình hình sinh hoạt của quỹ, theo đề nghị của đa số thành viên. 

Tổng kết tài chánh đến cuối tháng 11 năm 2017, Ban Điều Hành quỹ xã hội PTG- ĐTĐ Bắc Mỹ báo cáo kết toán tồn khoản như sau: $ 5,156 Mỹ kim và $ 2,207.50 Gia kim 

Nguyễn Văn Phép

--------------------------------------------

 

THƠ MỜI HỌP MẶT

Chuẩn bị tham dự ĐH XXIII - Maryland 2019

 

Thưa Quý Thầy Cô và các anh chị,

 

Chỉ còn hơn 4 tháng nữa là đến ngày Đại Hội Phan Thanh Giản -Đoàn Thị Điểm hải ngoại năm 2019,được tổ chức tại Mary Land, Hoa Kỳ. Trong không khí nắng ấm mùa Xuân, kính mời quý  Thầy Cô và các anh chị vui lòng đến tham dự buổi họp mặt, ăn trưa để thảo luận về việc tham dự Đại Hội & yễm trợ Đặc San XXIV - Khung Trời Kỷ Niệm của trường mình. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ được một đồng môn chia sẻ tin tức và hình ảnh cập nhật về ngôi trường PTG tại quê nhà.

 

Thời gian:  Lúc 12:00 trưa  (1) Thứ Bảy  01/ 6/ 2019 hoặc Chủ Nhut 02 /06/ 2019

Ngày nào đa số quý vị thuận tiên, chúng ta sẽ chọn để họp mặt. Xin vui lòng cho biết ý kiến từ nay cho đến hết ngày 27/5/2019  để tiện việc sắp xếp.

 

Cập Nhật THƠ MỜI:

Lúc 12 giờ trưa, Thứ Bảy 01/6/ 2019

 

Địa điểm: 

Phở Ngọc Yến

1090 Kamato Rd, units #18-19m

Mississauga, ON L4W-2P3 

(905) 629-9559.

 

Rất mong được đón tiếp đông đủ quý Thầy Cô và các anh chị trong buổi họp mặt sắp tới..

Kính mời,

 

Chs Nguyễn Văn Phép

bottom of page